-‘๑’- Diễn Đàn 33K13 - ĐNO -‘๑’- ( ^_>^ ) & ( ^_^ ) Www.33K13.Tk ( ^o^ ) & ( ^<_^ ) |
-‘๑’- :: (¯`'•.¸(¯`'•.¸† Không hiểu do vô tình hay hữu tình, vào ngày 20/10/2010, Diễn đàn Luật Học Www.33K13.Tk của lớp Luật 33K13 - Đại Học Kinh Tế - Đà Nẵng được khai sinh, lấy cảm hứng từ bài viết: " Ứng dụng phương pháp giảng dạy tình huống trong đào tạo Luật " của Thạc sỹ: Vũ Thị Thúy - Giảng viên khoa Luật Hình Sự - Trường Đại Học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cùng theo đó là của các chuyên mục trên Diễn đàn triễn khai, với một mục đích làm sao cho việc học Luật, tìm hiểu Pháp Luật, không phải là cái gì quá khó hiểu, cũng không còn những điều Luật khô khan cứng nhắc. " Nhìn pháp luật qua lăng kính cuộc sống ". †¸.•'´¯)¸.•'´¯) :: -‘๑’-
-‘๑’- :: (¯`'•.¸(¯`'•.¸† Cũng kể từ đó đến nay, Diễn đàn cũng trải qua nhiều khó khăn, thử thách, ban đầu rất ít truy cập, cuối cùng thì mọi chuyện cũng tốt đẹp, cũng tạo tiền đề cho Diễn đàn phát triễn nhanh hơn trước. †¸.•'´¯)¸.•'´¯) :: -‘๑’-
-‘๑’- :: (¯`'•.¸(¯`'•.¸† Nhìn tổng thể thì Diễn đàn có nhiều điều chưa làm được, có nhiều chính sách hạn chế việc đăng ký thành viên, chúng tôi sẽ cố gắng để tạo một sân chơi có ích cho các Bạn có cùng mục đích tìm hiểu và nghiên cứu ngành luật. †¸.•'´¯)¸.•'´¯) :: -‘๑’-
-‘๑’- :: (¯`'•.¸(¯`'•.¸† Vài dòng thông tin cho chương trình chào mừng 01 năm ngày sinh nhật Diễn đàn: 20/10/2010 -> 20/10/2011. †¸.•'´¯)¸.•'´¯) :: -‘๑’-
-‘๑’- :: (¯`'•.¸(¯`'•.¸† Các Bạn có thể đóng góp ý kiến thêm để góp phần phát triễn Diễn đàn cho cộng đồng Luật Học 33K13 của chúng ta ngày càng phát triển hơn. †¸.•'´¯)¸.•'´¯) :: -‘๑’- |
|
| LUẬT SO SÁNH | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
Admin Admin
Tổng số bài gửi : 1632 Points : 4711 Reputation : 2 Join date : 30/09/2010 Age : 14 Đến từ : Tuy Đức - Đăk Nông
| Tiêu đề: LUẬT SO SÁNH 31/8/2011, 11:39 | |
| LUẬT SO SÁNH
BÀI 1: KHÁI NIỆM VỀ LUẬT SO SÁNH
1.1. TÊN MÔN HỌC 1.1.1. Luật so sánh Luật so sánh là một môn khoa học nghiên cứu và so sánh hệ thống pháp luật ở các nước nhằm tìm ra nét tương đồng và khác biệt điển hình giữa chúng trên cơ sở đó góp phần tạo thuận lợi cho sự tương đồng hệ thống pháp luật quốc gia so với pháp luật của các nước và quốc tế từ đó góp phần hội nhập quốc tế trong lĩnh vực pháp luật 1.1.2. Một số điều lưu ý- Tên gọi của môn học là Luật so sánh hay luật đối chiếu - Luật so sánh không phải là một ngành luật thực định vì nò không chứa các quy định của pháp luật như pháp luật thực định (không quy định vấn đề gì, không có đối tượng điều chỉnh) mà Luật so sánh đi nghiên cứu những cái quy định để tìm ra những tri thức khoa học - Mục đích của Luật so sánh là tìm ra những nết tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật trên thế giới và giải tại sao có sự tương đồng và khác biệt đó hay nói cách khác là tìm ra nguyên nhân của chúng từ đó đưa ra các giải pháp pháp lý tối ưu hay chỉ ra hạt nhân pháp lý tối ưu (giải pháp lý quốc gia nào là hợp lý nhất) và cuối cùng là phân nhóm luật của nước nào giống nước nào thì ta phân thành một nhóm và khác nhau ta phân thành một nhóm(ví dụ: nhóm châu âu lục địa, nhóm anh mỹ, nhóm XHCN) 1.1.3. Một số vấn đề lưu ý về việc đánh gia sự tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật trên thế giới - Tương đồng và khác biệt là hai mặt của 1 vấn đề nghĩa là chúng ta tiếp cận một vấn đề sẻ có hai khả năng xảy hoặc tương đồng hoặc khác biệt hoặc là cả hai đều chịu tác động của một nhóm yếu tố Ví dụ: Sự tương đồng trong hệ thống kinh tế => sự giống nhau giữa các hệ thống pháp luật tương ứng và ngược lại. - Dừ là tương đồng hay khác biệt thì các hiện tượng pháp lý đều chịu sự tác động của một nhóm yếu tố giống nhau cho dù theo những hướng trái ngược nhau. Tương đồng
(1 nhóm yếu tố =>1 vấn đề)
khác biệt Ví dụ: Sự tương đồng trong hệ thống kinh tế sẽ => sự giống nhau giữa các hệ thống pháp luật tương ứng và sự khác biệt trong hệ thống kinh tế sẽ góp phần tạo nên sự khác nhau trong lĩnh vực pháp luật. - Trong các tường hợp cụ thể thì quá trình so sánh luật có thể tập trung một khía cạnh nhất định hoặc chúng ta tập trung chỉ ra những nét tương đồng hoặc chỉ tập trung chỉ ra những nét khác biệt. Ví dụ khi so sánh hệ thống pháp luật Anh và Mỹ thì chúng ta nên so sánh những điểm khác biệt và tìm ra nguyên nhân của sự khác biệt nó thú vị hơn là so sánh những đặc điểm tương đồng vì hai hệ thống này coa nhiều đặc điểm giống nhau (có thể giải thích về sự giống nhau là do lịch sử, địa lý, kinh tế, thể chế chính trị) - Những yếu tố nào được coi là cớ liên quan và có vai trò quyết định đối với sự hình thành của hệ thống pháp luật tất nhiên phụ thuộc chủ yếu vào các giá trị hệ tư tưởng và các quan điểm khác của người so sánh. Ví dụ: Các nhà so sánh luật dưới góc độ quan điểm triết học Mác – Lê nin thì so sánh luật dựa trên cơ cấu kinh tế, các nhà so sánh luật dưới góc đọ tôn giáo thì so sánh luật dựa trên giáo lý, quan điểm tôn giáo 1.1.4. một số vấn đề cần lưu ý về việc đánh giá các hạt nhân giải pháp chung - Các giải pháp pháp lý được so sánh phải có cùng chức năng, nghĩa là cùng điều chỉnh các tình huống và các vấn đề tương tự. (cần phải xem xét các giải pháp pháp lý đó có cùng mục đích hay không bởi vì có hai khả năng xảy ra: + Có cùng một mục đích nhưng có nhiều giải pháp khác nhau. Ví dụ mục đích giảm dân số + Có nhiều giải pháp pháp lý khác nhau được sử dụng trong cùng một mục đích ). Ví dụ khi so sánh pháp luật về nạo thai ở hai nước nếu đạo luật này có mục tiêu hoàn toàn trái ngược nhau nhìn từ góc độ pháp lý, ta không thể kết luận quy định nào tốt hơn: ở nước này thì mong muốn giảm sự bùng nổ dân số, ở nước khác lại muốn tăng tỷ lệ sinh. - Có những trường hợp giải pháp pháp lý đó có hiệu quả ở quốc gia này nhưng có khi không phát huy được ở các quốc gia khác. Ví dụ ở những nước có nền kinh tế khác hoặc khác về tôn giáo chính thống và các giá trị đạo đức. Luật về tăng tuổi kết hôn tối thiểu sẽ không đạt được mục tiêu làm giảm sự bùng nổ dân số nếu quan hệ trước hôn nhân và trẻ em ngoài giá thú về mặt xã hội vẫn đựpc dân chúng chấp nhận. - Tùy góc độ, giá trị và mục đích mà tiêu chí đánh giá tính hợp lý của giải pháp pháp lý là khác nhau dẫn đến => phụ thuộc vào ý chí chủ quan của nhà nghiên cứu. Ví dụ: ở Việt Nam, việc đăng kí kết hôn được công nhận ở Ủy ban nhân dân xã, phường…. nhưng một số nước khác thì hôn nhân được chứng thực tại nhà thờ. Do vậy việc đánh giá giải pháp pháp lý nào tốt hơn là tùy thuộc vào cách nhìn nhận của các nhà làm luật. 1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH LUẬT SO SÁNH 1.2.1. Trước năm 1869 (trước thế kỷ 19) - Luật so sánh xuất hiện từ rất sớm (từ những năm trước công nguyên). Cụ thể : + Người ta nghiên cứu hiến pháp các quốc gia khác nhau để lọc ra những thông tin phù hợp nhằm xây dựng hiến pháp cho quốc gia của mình. Nhà khoa học Aristore nghiên cứu 153 bản hiến pháp của Hi lạp và các quốc gia khác (384 – 322 TCN). + Nghiên cứu hiến pháp để soạn thảo luật của nhà nước Athen. + quá trình soạn thảo 12 bản của la mã. - Thời kì đế chế La Mã + Thời kì đế chế La Mã bành trướng lãnh thổ: thì luật La Mã chiếm ưu thế và chi phối dẫn đến quá trình xây dựng pháp luật của các quốc gia lấy luật La Mã làm tiền đề. Do đó, quá trình so sánh luật bị chững lại. + Thời kì đế chế La Mã sụp đổ: Vị trí độc tôn của luật La Mã không còn do nghi thức tôn giáo hay luật của giáo hội đã hình thành dẫn đến hoạt động so sánh luật được khôi phục giữa luật La Mã và luật giáo hội. - Đến thế kỷ 17 -18: Luật so sánh được quan tâm nhiều hơn. Trong thời kì này người ta tiến hành so sánh luật quốc gia, luật nước ngoài và luật quốc tế. + Ở Anh: Người ta tiến hành so sánh luật giáo hội và luật Commonlaw (thông luật, luật chung). + Ở Pháp: So sánh luật tập quán của pháp với luật của Dức. Đặc biệt, là cuốn sách " Tinh thần pháp luật" của Monteckiơ dẫn đến là kết quả của quá trình so sánh đưa ra mô hình xây dựng chính phủ tốt nhất 1.2.2. Sau 1869 (sau thế kỷ 19) - Đây là năm xuất hiện lý luận đầu tiên của luật so sánh mang tên "tạp chí luật so sánh" được xuất bản ở Pháp => đánh dấu bước phát triển về chất của luật so sánh vì hành động so sánh trước đây tiến hành theo nhu cầu của cuộc sống nhưng bây giờ hoạt động Luật so sánh tiến hành một cách bài bản hơn trên cơ sở lý luận hẳn hoi. - Đây là năm đầu tiên môn luật so sánh được chính thức đưa vào chương trình giảng dạy và đào tạo luật. Tuy nhiên, trong thời kì này hoạt động so sánh luật chỉ tập trung vào luật tư, luật cổ, và văn bản pháp luật (vì thực hiện trên văn bản) dẫn đến nên thiếu tính thực tiễn , góc nhìn thực tế. - Đến thế kỷ 20, Hô thống Luật so sánh đạt được mục đích + Hài hòa pháp luật hệ thống pháp luật xích lại (tương đồng). + Pháp điển hóa pháp luật: Thống nhất hóa pháp luật. •Lịch sử hình thành hoạt động so sánh luật ở các quốc gia XHCN - Trước năm1950: Hầu như không có hoạt động so sánh luật - Sau năm 1950: Hệ thống quốc gia XHCN hình thành thì hoạt động phát triển nhưng chủ yếu ở Liên Xô. Nhưng cũng gặp nhiều hạn chế, vì: + Hoạt động Luật so sánh chỉ tiến hành trong khuôn khổ các nước XHCN. + Các nhà luật học bây giờ không sẵn sàng tiếp nhận luật pháp bên ngoài (hay ngoại lai). + Do các thế bao vây của các thế lực thù địch => không dễ dành tiếp cận pháp luật nước ngoài. Lịch sử hình thành Luật so sánh ở Việt Nam - Trước năm 1975: Hoạt động so sánh luật cực kì phát triển nhưng ở miền nam Việt Nam. Đặc biệt là sự ra đời của cuốn sách "Một số ứng dụng của Luật so sánh", được xuất bản năm 1965, nói về chức năng, ứng dụng của Luật so sánh (tác giả: Ts Ngô Bá Thanh). - Sau năm 1975: Hoạt động so sánh luật chững lại, vì: + Khoa học Luật pháp lý không phát triển và thiếu vị trí tương xúng trong nền khoa học nước nhà. + Pháp luật thực định còn thiếu và yếu + Bị thế bao vây quan hệ đối ngoại khép kín. + Hệ thống thông tin rất khó khăn => nên việc tiếp cận luật nước ngoài hạn chế. - Từ năm 1986 trở đi: Hoạt động so sánh luật phát triển vì: + Khoa học pháp lý đã có vị trí tương xứng trong nền khoa học nước nhà + Pháp luật thực định đã tương đối hoàn chỉnh + Quan hệ đối ngoại cởi mở + Quá trình hội nhập trao đổi thông tin dẫn đến các quốc gia xích lại gần nhau => Nhu cầu tự thân nghiên cứu luật xuất hiện (nhu cầu tự thân của xã hội) => tiến tới một nguyên tắc chung là thống nhất pháp luật (pháp điển hóa pháp luật). 1.3. KHOA HỌC LUẬT SO SÁNH 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: luật so sánh nghiên cứu: - Pháp luật nước ngoài - Pháp luật quốc gia - Pháp luật quốc tế - Cơ chế áp dụng pháp luật - Cơ quan bảo vệ pháp luật (cơ quan tư pháp) - Nghề luật. 1.3.2. Phương pháp so sánh Tính so sánh của vấn đề• Không phải mọi sự vật, hiện tượng đếu có thể đem so sánh mà để việc so sánh có kết quả, hai đối tượng so sánh cần có một điểm chung. Điểm chung này là tiêu chí cần có không chỉ trong so sánh pháp luật mà trong bất cứ loại hình so sánh nào. - Đôi khi tính so sánh của một hiệ tượng pháp lý rât dễ nhận dạng thông qua ngôn ngữ, tên gọi, hình thức biểu hiện. - Đôi khi tính so sánh của các hiện tượng pháp lý rất khó được phát hiện vì nó không biểu hiện ra bên ngoài mà xét về nội dung quy định của pháp luật. - Đôi khi hình thức biểu hiện ra bên ngoài là giống nhau nhưng không chắc chắn rằng hiện tượng pháp lý để có tính so sánh. Ví dụ: Khi một vấn đề có tính so sánh thì mới so sánh được. Người ta muốn so sánh lời văn của quy định trong pháp luật Đức về hôn nhân với quy định dăng kí bất động sản của Thụy Điển. Hai quy định này có thể so sánh cấu trúc của chúng có những điểm chung, cách phân chia đoạn trong luật của Thủy Điển và của Đức. Mặt khác, so sánh chẳng có ý nghĩa gì nếu ta so sánh nội dung của hai quy phạm pháp luật này, bởi vì chỉ cần xem qua ta có thể nhận thấy nội dung của chúng là hoàn toàn khác nhau. •Phương pháp so sánh : Luật so sánh là một ngành khoa học. - Phương pháp mô tả và quan sát trực tiếp. Có những nhất định xuất phát từ đối tượng nghiên cứu và phương pháp so sánh. Đặc trưng, tính chân thật => phải tiến hành quan sát nhiều lần ở nhiều góc độ, mức độ khác nhau. - Phương pháp so sánh trên cơ sở phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến việc hình thành các quy phạm pháp luật. +Chúng ta dựa vào điều kiện kinh tế, điều kiện tự nhiên và các điều kiện xã hội để lý giải. Điều kiện kinh tế: Một trong những điều kiện ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành, phát triển của các quy phạm pháp luật. Các nước có hệ thống kinh tế khác nhau thì có các quy định khác nhau trong các lĩnh vực kinh tế nhưng nếu các quốc gia có hệ thống kinh tế giông nhau nhưng trình độ phát triển kinh tế khác nhau thì hệ thông pháp luật có sự khác biệt. Điều kiện tự nhiên: Ví dụ: pháp luật Việt Nam hiện tại và trước đây có sung quy định là miễn giảm thuế cho những vùng thiên tai, dịch họa => do tác động của điều kiện tự nhiên. _Điều kiện xã hội: Bối cảnh đặc trưng xã hội giống nhau thì hệ thông pháp luật cũng có nét tương đồng. Ví dụ: Hiến pháp 1946 có những nét riêng biệt do bối cảnh xã hội lúc đó (mới dành được đc lập). + Yếu tố lịch sử: Lịch sử phát triển của đất nước có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự hình thành của hệ thống pháp luật. Đây là yếu tố quan trọng để quá trình hình thành những nét tương đồng và khác biệt. + Mối quan hệ thuộc về lịch sử _Hệ thống pháp luật của các quốc gia có mối quan hệ lệ thuộc vào lịch sử =>tương đồng với pháp luật Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với pháp luật của Pháp (mối quan hệ là VN là thuộc địa của Pháp) _Hệ thống các quốc gia không có mối qun hệ về mặt lịch sử => khác biệt + Yếu tố địa lý: như đất đai, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên…đều có ảnh hưởng đáng kể đế hệ thống pháp luật nước đó. VD1: Tiêu chuẩn xây dựng công trình kiến trúc ở Nhật Bản là khác so với VN chúng ta. Do Nhật Bản là đất nước thường xuyên xẩy ra động đất nên các tiêu chuẩn phải cao hơn và chặt chẽ hơn VD2: Thời hạn thêu đất canh tác tối đa theo pháp luật quốc gia Vanniratu tại vùng Nam Thái Bình Dương là 75 năm không phải là con số tùy tiện mà là có nguyên nhân từ thực tiễn: 75 năm là số tuổi thọ trung bình của cây dừa (để cho người thuê trồng được hưởng những tthành quả) => đương nhiên yếu tố này không tính đến các nước không trồng dừa (đất đai) + Yếu tố lý trí ý thức chủ quan của con người) VD: Những quy định xác định con trong giá thú hay con ngoài giá thú (HNGĐ) => do các nhà làm luật áp đặt ý chí chủ qun của mình. + Yếu tố ngẫu nhiên: S� �� thích cá nhân của con người vĩ đại có quyền lực to lớn có thể ảnh hưởng ảnh hưởng quan trong tới hệ thông. Người ta nói rằng hoàn cảnh gia đình của Napoleong là nguyên nhân ra đời của một số quy định về gia đình của pháp khi bộ luật dân sự của Pháp được thông qua dưới thời của Napoleong. _Một số đạo luật mang dấu ấn của lạm phát hoặc thông qua vào thời điểm siêu lạm phát, suy thoái, mặc dù người ta có dự định ban hành chúng một cách tạm thời tình thế như vậy. + Yếu tố xét về mặt ý thức hệ _Xây dựng trên cùng một nền tảng tư tưởng => hệ thống pháp luật có nét tương đồng. Ví dụ: Hệ thông pháp luật các quốc gia XHCN. _NHững khác biệt nhỏ trong hệ tư tưởng cũng có thể ảnh hưởng tới hệ thống pháp luật. Ví dụ: Thụy sỹ và Thụy Điển có nhiều điểm tương đồng nhưng chẳng hạn không có cùng quan điểm về vấn đề sự cần thiết của công bằng xã hội và trách nhiệm của nhà nước đối với phúc lợi của từng thành viên trong xã hội và điều này được thể hiện trong chính sách phúc lợi xã hội và luật thuế chẳng hạn. + Yếu tố khác: Hệ thống chính trị, tôn giáo, dân số học - Phương pháp so sánh tương phản và đồng nhất Tương phản: Chỉ ra những nét khác biệt Đồng nhất: Chỉ ra những nét tương đồng => Đối nghịch nhau - Phương pháp so sánh song diện và đa diện Song diện: So sánh giữa hai hiện tượng pháp lý Đa diện: So sánh một hiện tương pháp lý với nhiều hiện tượng pháp lý khác - Phương pháp so sánh vi mô và vĩ mô Vi mô: Chi tiết, cụ thể, tỷ mỉ, giữa QPPL này với QPPL khác Vĩ mô: Tổng quát giữa QPPL này với QPPL khác => Muốn so sánh vĩ mô phải dựa trên so sánh vi mô và ngược lại - Phương pháp so sánh hình thức qua chức năng So sánh cấu trúc của các quy định pháp luật (hình thức) So sánh về chức năng (nội dung điều chỉnh vấn đề) 1.4. LUẬT SO SÁNH VỚI VIỆC NGHIÊN CỨU LUẬT NƯỚC NGOÀI 1.4.1. Nguồn thông tin về hệ thống pháp luật nước ngoài - Rõ ràng điều kiện tiên quyết cơ bản để nghiên cứu pháp luật nước ngoài là khả năng có được những thông tin chính thức, cập nhật các nguồn thông tin đáng tin cậy thông thường tốt nhất là nghiên cứu các bguồng thông tin chính thức như các đạo luật, quy định, báo cáo, án lệ … của đất nước có hệ thống pháp luật cần nghiên cứu. - Đôi khi việc sử dụng các nguồn thông tin thứ cấp như sách giáo khoa, các sách tham khảo, các bài báo trong các tạp chí… lại có những ưu thế nhất định khi nghiên cứu pháp luật nứpc ngoài. - Yêu cầu phải có nguồng thông tin cập nhậtcũng không quá khắt khe trong chừng mực nghiên cứu pháp luật nước ngoài chỉ vì mục đích học tập, ví dụ nghiên cứu để làm bài tập trong khuôn khổ khóa học tại trường đại học. 1.4.2. Giải thích và sử dụng các nguồn lực nước ngoài- Sử dụng + Các luật sư Anh, Mỹ khi nghiên cứu pháp luật châu Âu lục địa, tiếp cận VBPL nhưng vẫn hoài nghi nó chưa được khẳng định xử lý bởi các cơ quan Tòa án tối cao. + Đối với các luật sư châu âu lục địa khi nghiên cứu hệ thống pháp luật Anh – Mỹ thì chỉ tiếp cận đến các VBPL (đạo luật). Ví dụ: Luật sư Anh khi nghiên cứu luật Thụy Điển có thể có nguy cơ xem nhẹ tầm quan trọng của các dự thảo luật và luật sư Thụy Điển khi nghiên luật của Anh quốc cũng có nguy cơ phải sai lầm theo hướng ngược lại. + Quá đề cao đến án lệ hoặc văn bản của các nhà luật học châu âu lục địa, Anh – Mỹ khi tiếp cận đến hệ thống pháp luật => sự thật là trong cả hai hệ thống pháp luật (luật lục địa và pháp luật Anh – Mỹ). Các VBPL và các phán quyết của Tòa án đều là các nguồn luật cho dù vị trí của chúng có khác nhau. - Giải thích + Các nguồn luật nước ngoài nên được giải thích như chúng được giải thích tại các nước đã sản sinh ra các nguồn luật ấy. Nếu muốn hiểu một cách chính xác ý nghĩa của đạo luật hay phán quyết của Tòa án nước ngoài thì không thể giải thích các đạo luật hoặc phán quyết đó theo tinh thần của hệ thống pháp luật của nước mình. + Đối với hệ thống pháp luật Anh – Mỹ có xu hướng giải thích các hệ thống pháp luật căn cứ vào tinh thần của lời văn, còn đối với hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa tập trung vào tinh thần của các quy định pháp luật. 1.4.3. Cần thiết phải nghiên cứu luật nước ngoài đặt trong mối quan hệ tổng thể- Chú ý đến cấu trúc hệ thống pháp luật: Có thể phân chia hệ thống của hệ thống pháp luật nước ngoài hoàn toàn khác với cách phân chia hệ thống pháp luật nước của nhà nghiên cứu. Chẳng hạn, pháp luật của Liên xô và cách đây không lâu, cả pháp luật của Anh trong chừng mực nào đó cũng không có sự phân chia thành luật công và luật tư. Mặt khác, hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa lại không có cách phân chia mà luật của Anh có, như phân chia thành "luật" và "luật công bình". - Chú ý đến khái niệm - Một yếu tố khác không nên bỏ qua đó là các nhà làm luật nước ngoài thẩm chí ở một đất nước có các ngành luật tương tự như đất nước của người nghiên cứu có thể sẻ chọn phương pháp khác để đạt được mục đích tương tự và điều đó có nghĩa là các quy định pháp luật có liên quan sẽ nằm ở một bộ phận khác trong hệ thống pháp luật. Ví dụ: Nếu luật gia Thụy Điển quan tâm tới các quy địnhcủa pháp luật về trợ cấp xã hội cho gia đình đông con ở Pháp anh ta không nên tự giới hạn việc nghiên cứu trong các quy định của luật xã hội như ở Thụy Điển (trợ cấp cho trẻ em, trợ cấp nhà…), bởi vì ở Pháp chính phủ sẻ chia sẻ phần lờn sự trợ giúp tài chình với các gia đình đông con không thông qua hình thức trợ cấp xã hội mà thông qua luật thuế dưới hình thức giảm một mức thuế đáng kể cho các gia đình nêu trên (Thụy Điển không sử dụng biện pháp này). => Có thể khẳng định ta không nên "cắt rời" một chi tiết trong hệ thống pháp luật nước ngoài và chỉ nghiên cứu chi tiết đó mà không tính đến mối quan hệ của chi tiết đó tới các phần còn lại của hệ thống pháp luật 1.4.4. Bối cảnh xã hội và mục tiêu của các quy định pháp luật => hệ thống pháp luật là hiện tượng xã hội và chỉ thể hiện bình diện nhất định của xã hội. Vì vậy, không thể tách rời hệ thống pháp luật và các hệ thống xã hội khác. - Quan tâm đến mục tiêu của các quy định trong bối cảnh xã hội đó. Ví dụ: Giả sử nhà nưới ban hành đạo luật yêu cầu các cơ quan thuê mướn nhân công phải có nghĩa vụ chi trả học phí học tiếng cho công nhân nước ngoài mới được tuyển dụng. Xét trên bề mặt, dường như đạo luật này có lợi cho dân nhập cư nhưng thực ra ý đinh và tác dụng của nó lại hạn chế nhập cư bằng cách không khuyến khích các cơ quan sử dụng lao động thuê mướn người nhập cư và bằng cách đó giảm tỉ lệ thất nghiệp của người lao động trong nước. => Luật gia nước ngoài thiếu hiểu biết về bối cảnh của nước này (hiện trạng nền kinh tế, mức độ thất nghiệp, chính sánh nhập cư) dễ có cái nhìn sai lầm về mục đích thực sự của quy định pháp luật nêu trên cũng như tác động thực tế của nó. - Không phải hệ thống pháp luật dựa trên cơ sở giống nhau thì thường tương tự nhau. Các quy định và thiết chế pháp luật giống nhau hoặc tương đồng có thể có những vai trò khác nhau trong các xã hộii khác nhau. Ví dụ: Các nước XHCN trước đây ở Đông âu có đạo luật về bảo vệ nhãn mác thương mại rất phát triển, rất chi tiết cho dù nó không có mục đích thực tiễn vì ở các nước khi đó không có thị trường cạnh tranh. Tuy vậy, các nước XHCN này do phải tuân thủ các công ước quốc tế mà hộ tham gia nhằm bảo vệ nhãn mác thương mại của chính mình trên thị trường thế giới thì đã ban hành pháp luật về nhãn mác thương mại. - Khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài thì chúng ta phải nghiên cứu các hiện tượng phạm vi pháp lý (văn hoa, lịch sử, đạo đức…) => Tri thức về các lĩnh vực khác nhau của xã hộii có hệ thống pháp luật cần nghiên cứu có giá trị không chỉ khi chúng ta muốn xem xét chức năng của một số QPPL mà ngay cả khi ta muốn tìm hiểu cách thức xã hội đó giải quyết những vấn đề chưa được pháp luật điều chỉnh. Ví dụ: Tới ngày 1/1/1993, ở Thụy Điển QHPL giữa những người tổ chức du lịch và khách hàng không có quy định pháp luật nào điều chỉnh nhưng trên thực tế các tờ quảng cáo hoặc trong các băn bản hợp đồng thì các tổ chức đều viện dẫn đến "các quy định chung về du lịch" do tổ chức thương mại của các nhà tổ chức du lịch phối hợp với tổ chức thanh tra khách hàng ban hành. 1.4.5. Vấn đề dịch thuật ngữ - Khi dịch thuật ngữ thì phải dựa trên quan điểm pháp luật của nước sở tại. - Đôi khi sẽ cảm thấy khó khăn khi từ ngữ thì giống nhau nhưng cách hiểu thì khác nhau và đôi khi từ ngữ sử dụng trong nhiều hệ thống pháp luật là khác nhau nhưng cách hiểu là giống nhau. 1.4.6. Tính hiện thực và khả thi của hệ thống pháp luật 1.4.7. Xác định phạm vi pháp luật hiện hành - Đối với một số hệ thống pháp luật thế giới thì pháp luật không dừng lại văn bản mà còn thể hiện ở phong tục, tập quán, tôn giáo… - Một hiện tượng thường xẩy ra đối với hầu hết các hệ thống pháp luật là một số quy định pháp luật sẽ trở thành lỗi thời, nghĩa là cho dù các quy định ấy có thể về mặt chính thức vẫn còn hiệu lực nhưng trên thực tế người ta đã không còn áp dụng chúng nữa. - Một số quy định ở các hệ thống pháp luật dù có ý nghĩa trên giấy tờ còn khả năng thi hành của nó thì không có. 1.4.8. Hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới luôn luôn có điểm tương đồng Điều đó nói lên rằng trong lòng xã hội sự khác biệt của pháp luật không phải cách xa nhau mà có nhiều điểm tương đồng, tương tự nhau.
BÀI 2: GIÁ TRỊ CỦA LUẬT SO SÁNH
2.1. TRANG BỊ NHỮNG KIẾN THỨC VỀ NỀN TẢNGVĂN HÓA CHUNG, ĐẶC BIỆT LÀ NỀN TẢNG KHOA HỌC PHÁP LÝ Luật so sánh giúp cho các luật sư có kiến thức toàn diện, đó là những khả nưng tố chất của một con người trong môi trường hiện đại. - Năng lực dự kiến (độ nhạy cảm, khả năng phán đoán) - Sẳn sàng làm việc ở những môi trường làm việc mới mẻ, xa lạ do ngành luật so sánh nâng cao kiến thức và hiểu biết về văn hóa khác nhau vì so sánh luật là hoạt động trí tuệ hữu ích và lý thú, nó khuyến khích việc học và sử dụng ngoại ngữ. 2.2. Hiểu rỏ hơn hệ thống pháp luật của quốc gia mình - Có những thiết chế pháp luật tưởng rằng đương nhiên có trong hệ thống pháp luậtquốc gia mình nhưng có những thiết chế pháp luật tồn tại trong hệ thống pháp luật quốc gia này mà không tồn tại trong hệ thống pháp luật quốc gia khác. -Ví dụ: Một công dân Mỹ nghĩ rằng quốc gia nào cũng có chế định về luật công ty nhưng nhưng họ đi sang các nước khác thì không có - Khi nghiên cứu các hệ thống pháp luật nước ngoài thì chúng ta có thể biết những chế định tồn tại của quốc gia mình có nguồn gốc từ nước ngoàivà ngược lại. Ví dụ: Nhiều quy định trong BLDS 2005 của chúng ta có nguồn từ BLDS Napoleon ở Pháp. 2.3. Giá trị của Luật so sánh đối với quá trình hoàn thành hệ thống pháp luật - Trong nhiều trường hợp xây dựng và áp dụng pháp luật một cách bế tắc thì ta nghiên cứu so sánh luật để học hỏi kinh nghiệm nhằm tìm ra các giải pháp pháp lý tối ưu để đem về ứng dụng. - Nhà hoạt động so sánh luật mà thay vì phải dự đoán và có nguy cơ phải chịu những giải pháp kém thích hợp, họ có thể khai thác, tham khảo các kinh nghiệm quý báo, phong phú trong hệ thống pháp luật nước ngoài do vấn đề mà nước khác đã giải quyết. Nbhững kinh nghiệm nào đó có thể học được ở đó có thể tìm thấy những giải pháp đơn giản hơn, ít tốn kém hơn và đã được áp dụng có hiệu quả ở nước ngoài. Ví dụ: Các quyết định "đùng một cái" chịu nhiều rủi ro chẳng hạn quyết định của Thủ đô Hà Nội cấm một số phương tiện ngoại thành không được đi vào Thủ đô => phản ứng gay gắt của nhân dân (và nó được xóa bỏ ngay). 2.4. Giá trị của Luật so sánh đối với quá trình nhất điển hóa pháp luật - Hài hòa hóa là quá trình làm cho các nguyên tắc của hai hay nhiều hệ thống pháp luật trở nên có nhiều điểm tương đồng khi giải quyết cùng nột vấn đề. - Nhất điển hóa pháp luật là quá trình thống nhất ban hành các nguyên tắc pháp lý tương tự nhau giữa hai hay nhiều hệ thống pháp luật. Ví dụ: Công ước Warsaw 1929 về thống nhất các quy định về vận chuyển hàng không quốc tế hầu như được tất cả các quốc gia thông qua đã tập hợp được số lượng rất lớn các quyết định tư pháp của nhiều nước có liên quan tới việc giải thích công ước. 2.5. Vai trò của Luật so sánh đối với công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế 2.5.1.Giá trị của Luật so sánh đối với công pháp quốc tế - Luật so sánh cóa giá trị đối với quá tình xây dựng điều ước quốc tế ( điều ước song phương hoặc đa phương) - Luật so sánh có giá trị đối với nguồn của pháp luật quốc tế. Đó là nguồn của điều của điều ước quốc tế, tập quán quốc tếm, luật của các quốc gia trên thế giới. - Luật so sánh giúp xác định nguyên tắc nào là nguyên tắc pháp lý chung của luật quốc tế. Ví dụ: Các quốc gia theo nguyên tắc chung của công pháp quốc tế, có nghĩa vụ đối xử đối với công dân nước ngoàitheo chuẩn mực quốc tế tối thiểu phù hợp với các tiêu chuẩn về đạo đức của các gia văn minh => chỉ có sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh các hệ thống pháp luật hiện hành mới có thể xá định các chuẩn mực quốc tế tối thiểu mang tính phổ biến. 2.5.2. Giái trị của Luật so sánh đối với tư pháp quốc tế - Là lãnh vực pháp luật đặc biệt điều chỉnh các mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Chủ thể của pháp luật dân sự: Cá nhân, pháp nhân. Nếu như có yếu tố nước ngoài thì quan hệ dân sự không được điều chỉnh bởi pháp luật quốc gia mà bởi tư pháp quốc tế. - Giải quyết các mâu thuẫn Ví dụ: Pháp là nơi nhiều nước ngoài gửi tiền nhưng không may xảy ra tranh chấp mà việc giải quyết những tranh chấp đó ở mỗi hệ thống pháp luật khác nhau (xung đột pháp lý). Thì người ta có sử dụng hai biện pháp: sử dụng xung đột pháp lý hoặc pháp luật thực chất để giải quyết. + Xung đột pháp lý: sử dụng các quy phạm xung đột. quy phạm xung đột là quy phạm không quy định quyền và và nghĩa vụ của các bên mà chỉ ra hệ thống pháp luật nào được viện dẫn để giải quyết (quy phạm này cung cấp kiến thức pháp luật của nhiều nước trên thế giới). + Pháp luật thực chất: Sử dụng quy phạm thực chất là quy phạm có quy định quyền và nghĩa vụ của các bên cụ thể hoặc các điều ước quốc gia đã thống nhất. 2.6. Giá trị của Luật so sánh với một số ứng dụng khác - Rèn luyện trình độ, khả năng về ngoại ngữ - Nghiên cứu mối liên hệ lịch sử giữa các hệ thống pháp luật.
BÀI 3: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT THẾ GIỚI
3.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 3.1.1. Hệ thống pháp luật quốc gia là gì? Hệ thống pháp luật quốc gia là tập hợp các quy phạm pháp luật và các nguyên tắc pháp lý do cơ quan nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, có mối liên hệ thống nhất nội tại với nhau được phân chia thành các bộ phận pháp luật và biểu hiện ra bên ngoài với những hình thức nhất định (dưới góc nhìn của Luật so sánh). 3.1.2. Hệ thống pháp luật thế giới Hệ thống pháp luật thế giới là khái niệm dùng để chỉ tập hợp một hệ thống pháp luật quốc gia có những điểm tương đồng lại thành một nhóm được xác định bởi những tiêu chí nhất định (hệ thống pháp luật thế giới không chứa đựng quy phạm pháp luật). 3.2. CÁC TIÊU CHÍ PHÂN NHÓM HỆ THỐNG PHÁP LUẬT THẾ GIỚI 3.2.1. Hình thức pháp luật 3.2.1.1. Tập quán pháp Được được sử dụng bằng cách là được nhà nước phê chuẩn hoặc thừa nhận các tập quán để lưu truyền trong xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị và nâng chúnh lên thành pháp luật. - Ưu điểm: Là thói quen được mọi người thừa nhận nên việc thực hiện dễ dàng, công tác tuyên truyền thuận lợi. - Nhược điểm: vì là những thói quen nên khi nhà nước muồn điều chỉnh thay đổi thì hết sức khó khăn. 3.2.1.2. Án lệ pháp (tiền lệ pháp) Là quyết định xét xử trước đây của Tòa án hay cơ quan nhà nước khác được sử dụng lam khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc tương tự sau này. - Ưu điểm: Tính cụ thể, chi tiết - nhược điểm: Thiếu tính khái quát nghĩa là không hình dung được những mối quan hệ phát sinh trong tương lai. 3.2.2 Căn cứ vào nguồn gốc lịch sử Châu âu lục địa: Ảnh hưởng bởi luật La Mã. Anh – Mỹ Hồi Giáo ảnh hưởng giáo lý của đạo Hồi 3.2.3 Dựa vào sự phân chia pháp luật giữa bộ phận pháp luật Bao gồm luật công và luật tư - Luật công: Điều chỉnh các mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước, giữa cơ quan nhà nước với công dân… - Luật tư: Điều chỉnh các mối quan hệ của các chủ thể không mang lại quyền lực nhà nước 3.2.4 Căn cứ vào vai trò làm luật của các cơ quan tư pháp 3.2.5 Căn cứ sự phân định pháp luật thành luật thực chất và luật tố tụng (Luật nội dung và hình thức)- Luật thực chất: Dùng QPPL quy định quyền và nghiã vụ của các bên - Luật tố tụng: Quy định trình tự thủ tục và cách thức thực hiện quyền và nghĩa vụ (nước ta nhấn mạnh luật thực chất nhưng trong giai đoạn hiện nay đang chú ý nhiều hơn đến luật tố tụng). 3.2.6 Dựa vào ý thức hệ 3.3 CÁC HỆ THỐNG PHÁP LUẬT TRÊN THẾ GIỚI 3.3.1 Hệ thống pháp luật châu âu lục địa: đặc điểm đặc trưng - Hình thức pháp luật cơ bản: VBPL Giá trị của văn bản căn cứ vào vị trí của cơ quan ban hành - Nguồn gốc: Luật La Mã - Vai trò của cơ quan tư pháp: Không nhìn nhận vai trò của cơ quan tư pháp - Không có sự phân định rõ nét giữa luật công và luật tư - Không có sự phân địng rõ nét giữa luật thực chất và luật tố tụng - Thành viên chủ yếu: các nước châu âu lục địa, các nước từng là thuộc địa, lệ thuộc vào các nước này. 3.3.2 Hệ thống pháp luật Anh – Mỹ (common law) - Hình thức pháp luật: Án lệ (tiền lệ pháp) là hình thức pháp luật chủ yếu - Nguồn gốc: luật Anh cổ - Vai trò của cơ quan tư pháp: có nhìn nhận vai trò của cơ quan tư pháp - Không có sự phân định giữa luật thực chất và luật tố tụng - Không có sự phân định giữa luật công và luật tư - Các thành viên: Anh, Mỹ và hệ thống các nước thuộc địa của Anh – Mỹ 3.3.3 Hệ thống pháp luật XHCN a. Lịch sử hình thành và phát triển- Sự thống nhất pháp luật của các nước Châu âu lục địa thiết lập và duy trì hàng thế kỷ trên cơ sở nhấn mạnh luật tư. - Năm 1917, cánh mạng Nga thành công nước Nga ra đời thì có sự chi phối lớn đối với các nước châu âu lục địa (kinh tế, chính trị, tư tưởng). Sự thống nhất trong pháp luật Châu Âu lục địa bị rạn nứt và và pháp luật công ngày càng phát triển => từ đó pháp luật XHCN được hình thành và tồn tại độc lập với hệ thống pháp luật truyền thống. - Từ năm 1989 – 1990: hệ thống pháp luật pháp luật XHCN tan rã xuất phát từ khi hệ thống các nước XHCN tan rã và phát triển theo ba hướng khác nhau: + Đối với các nước Châu âu hòa nhập trở lại với hệ thống pháp luật Châu âu lạu địa + Đối với các nướic theo Đạo hồi xu hướng áp dụng luật hồi giáo + Đối với các quốc gia kiên định quan điểm CN Mác – Lênin thì tiếp tục xây dựng pháp luật theo con đường XHCN nhưng phục vụ cho đường lối kinh tế thị trường. b. Nguồn luật Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn luật duy nhất nhưng trong thực tiễn và thời gian gần đây thì coi tập quán pháp và án lệ là nguồn luật bổ sung (Hệ thông văn bản quy phạm pháp luậtlà tổng thể mối tương quan giữa văn bản luật và dưới văn bản luật). c. Cấu trúc của hệ thống pháp luật: Được chia thành các ngành luật độc lập (dựa vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh) 3.3.4 Hệ thống pháp luật tôn giáo (hồi giáo) a. Khái quát về pháp luật của các quốc gia hồi giáo •Được chia làm hai bộ phận Luật Hồi giáo pháp luật thực định của quốc gia - Hiện nay có khoảng 30 quốc gia Hồi Giáo nhưng không phải quốc gia nào cũng lấy đạo hồi làm quốc giáo. - Luật thực định của các quốc gia hồi giáo cũng chịu ảnh hưởng của luật Hồi giáo. Tuy nhiên pháp luật của các quốc gia này cũng ảnh hưởng của pháp luật Châu âu lục địa. => Ở các quốc gia Hồi giáo thứ pháp luật cho phép công dân nhất là công dân Hồi giáo khi đứng trước tranh chấp được quyền chon lựa luật Hồi giáo hoặc pháp luật thực định của quốc gia (có thể có hai cơ quan tư pháp). •Căncứ vào tiêu chí và sự ảnh hưởng của luật Hồi giáo đối với pháp luật quốc gia thì người ta có thể chia pháp luật Hồi giáo thành ba nhóm sau: - Các quốc gia đã từng là các nước XHCN thì đạo Hồi không được khuyến khích phát triển nhưng vẫn tồn tại hạn chế và song song vời pháp luật quốc gia. - Đối với các nước thừa nhận tính tối cao của luật Hồi giáo thì bị chi phối mạnh. -Đối với một số quốc gia thì chỉ điều chỉnh một số lĩnh vực nhất định tronh đời sống xã hội còn những quan hệ mới thì được điều chỉnh bởi luật thực định =>chịu ảnh hưởng bởi hai nhánh: + Pháp luật thực định chịu ảnh hưởng bởi pháp luật Châu âu lục địa + Pháp luật thực định chịu ảnh hưởng bởi pháp luật Anh - Mỹ b. Tiếp cận luật Hồi Giáo: Việc tiếp cận chỉ 1 phần chứ không phải tất cả giáo lý Đạo Hồi - Luật Hồi giáo được chia làm hai bộ phận: + Học thuyết tôn giáo: Chứa đựng các giáo điều mà tín đồ phải tin. + Luật thần thánh: Quy định những điều mà tín đồ phải làm và không được làm. - Luật Hồi giáo chỉ ràng buộc với những người theo đạo Hồi (điều chỉnh mối quan hệ giữa các công dân theo Đạo Hồi). - Luật Hồi giaod được hình thành khoảng thế kỷ VII (năm 622). - Quan điểm pháp luật của những người theo Đạo Hồi: Là ý chí của thần thánh (không bao giờ bị bác bỏ, không bao giờ bị thay đổi) => phải phục tùng một cách tuyệt đối. c. Nguồn luật •Nguồn luật cơ bản: gồm 2 nội dung - Kinh koran: Bao gồm 114 chương với 6237 đoạn thơ, trong đó chứa đựng những thánh lệnh của thượng đế. + Nội dung pháp lý: Chứa đựng trong những đoạn thơ nhằm điều chỉnh một số quan hệ truyền thống sau đây: Dân sự, hình sự, kinh tế,tài chính… + Có những quy định đến bây giờ vẫn được đánh giá cao như "khi vay nợ trong thời gian xác định phải viết thành văn bản" hay "đừng ngần ngại viết ra dù nợ lờn hay nợ nhỏ". - Kinh Souna: Bao gồm cách xử sự của nhà tiên tri Mohamet, gồm cả hoạt động và lời nói của ông ta đưa ra những quy định mà kinh Koran không có. Ví dụ: Kinh Koran cấm uống rưộu nhưng không có quy định về hình phạt còn những lời giảng dạy của Mohamet dự định những quy định về hình phạt này. •Nguồn thứ sinh: - Ijma: Dùng để giải thích cho nguồn cơ bản bao gồm những giải pháp pháp lý cho những tình huống mới. Ví dụ: Ijma quy định phụ nữ không được làm thẩm phán nhưng quy định này không có trong Kinh Koran. -Qiyâs:Đâqy là phương pháp suy luận tương tự để giải thích pháp luật là kết quả của sự kết hợp giữa ý chí thần thánh và ý chí con người. Ví dụ: Qiyâm xây dựng: cấm uống rưộu và sử dụng các chất kích thích khác (cồn, ma tuý…). 3.3.5 Hệ thống pháp luật hỗn hợp Hiện nay trên thế giới có sự giao lưu mạnh mẽ nên nhiều nước có thể học hỏi kinh nghiệm của nhau => hệ thống pháp luật của một nước mang trong mình nhiều hệ thống pháp luật (ưu điểm của nhiều nước). Ví dụ: Nhật Bản có hệ thống pháp luật là sự giao thoa của các hệ thống pháp luật (Anh - Mỹ, Châu âu lục địa, Đức …).
BÀI 4: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH
4.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH (chia làm 5 giai đoạn) 4.1.1 Thời kỳ Anglo – Sacxon (trước khi người Narmande xâm lược) - Anh đã từng là thuộc địa của La Mã kéo dài khoảng 4 thế kỷ nhưng dường như không có dấu vết ảnh hưởng quan trọng của Luaatj La Mã trong pháp luật Anh. - Sau khi khi đế quốc La Mã suy tàn, nước Anh chia ra nhiều vương quốc nhỏvà mỗi vùng như thế có luật riêng của mình gọi là luật địa phương, chủ yếu có nguồn gốc từ Đức. - Vào thế kỷ đó, nước Anh có thể tạm chia thành ba vùng chính với ba hệ thống pháp luật tương đối khác nhau. + Luật Wessex ở vùng Tây Nam + Luật Mecnan (tại vùng Miđhdns) + Luật Nordie chịu ảnh hưởng của luật Đan Mạch (tại phái bắc và phía Đông) 4.1.2 Thời kì thứ 2 (từ 1066 - 1485) Bắt đằu hình thành thông luật thay cho luật địa phương (common Law) - Năm 1066 người Nor mande xâm lược nước Anh và đặt ách thống trị với chính sách xây dựng nhà nước phong kiến có tính tập quyền cao (quyền lập pháp, hành pháp và quyền tư pháp đều tập trung vào trong tay nhà vua cố vấn của nhà vua). Các cố vấn này tạo thành hội đồng hoàng gia và tới thế kỷ 12 hội đồng này đặt chi nhành tại một số cơ quan như Toà án Hoàng gia tại Westminster, thay mặt nhà vua giải quyết một số vấn đề quan trọng. -Các Toà án hoàng gia được ưu chuộng hơn do tình hiện đại, hiệu quả hơn và thẩm phán hoàng gia trở thành thẩm phán lưu động họ đi khắp đất nước để xét xử các vụ việc nhưng vẫn giử chổ ở thường xuyên về mùa đông tại London. - Khi xét xử lưu động khắp đất nước các thẩm phán hoàng gia làm quen với tập quán khác nhau và mỗi khi gặp nhau tại London họ thường thảo luận với nhau so sánh các điểm mạnh, điểm yếu của chúng. Dần dà, điều này đưa đến kết quả là các thẩm phán hoàng gia ngày càng áp dụng thường xuyên hơn các quy định pháp luật giồng nhau trên khắp đất nước và thế "luật common" ra đời. Sau khi xét xử thì các Toà àn hoàng gia ra một bản án nhân danh nhà vua => trở thành nguyên tắc tiền lệ càng ngày ảnh hưởng của Toà án hoàng gia càng lớn, số nguyên tắc pháp lý ngày càng nhiều. 4.1.3 Thời kỳ thứ 3 (từ 1485 - 1832) - Luật công bằng (Equifty law) để giải quyết những vụ việc phát sinh mà pháp luật không điều chỉnh được. - Sau khi các án lệ của thông luật có thể có các tranh chấp phát sinh do nhà vua giải quyết nhưng nhà vua không giải quyết nổi nên Toà đại pháp hình thành thay mặt vua giải quyết các vụ việc phát sinh => dựa vào lẽ công bằng để giải quyết (ý chí chủ quan về lẽ công bằng) => luật công bằng ra đời. Số lượng vụ việc toà đại pháp ngày nhiều => án lệ ngày càng nhiều và trở thành và nó trở thành những nguyên tắc pháp lý chung. 4.1.4 Thời kỳ thứ 4 (từ 1832 - cuối thế kỷ 19) => Là thời kì tiến hành cải cách tư pháp ở Anh. Năm 1832, sau khi ra đời luật tổ chức Toà án thì người ta cho phép dù là toà án đại pháp hay toà án hoàng gia khi giải quyết vụ việc có thể áp dụng án lệ của Toà án hoàng gia hoặc án lệ của toà đại pháp => thống nhất hệ thống pháp luật của Anh. 4.1.5 Thời kỳ thứ 5 (từ thế kỷ XX - nay) Ra đời hình thức pháp luật mới là việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hình thức này chính thức từ 1972 do những biến đổi của xã hội phát sinh về nhiều mối quan hệ mới. 4.2 NGUỒN LUẬT 4.2.1 Án lệ (tiền lệ pháp): là nguồn luật cơ bản, chủ yếu - Một bản án phải đảm bảo các điều kiện sau: + Án lệ phải là cái tồn tại từ trước phù hợp với noọi dung vụ việc phán xét và thẩm phán không phải là người tạo luật mà trên cơ sử án lệ phù hợp trước đó. + Tiêu chuẩn về mặt thực tiễn: Một án lệ phát phải đảm bảo tính ổn định và chắc chắn của hệ thống nghĩa là bản án trước đó áp dụng thế nào thì sau đó áp dụng thế đó => những tiêu chuẩn về mặt nguyên tắc - Các thành phần của án lệ: 2 phần + Phán quyết: Nội dung phần này rất là dài vì kết quả của quá trình tranh tụng nên phải ghi lại (viện dẫn các bản án trước đó). + lập luận: phần chủ yếu của bản án chứa đựng chứng cứ pháp lý và là phần bắt buộc khi bản án trở thành án lệ. Tuy nhiên, còn một phần nữa là phần bình luận của thẩm phán nó không phải là phần bắt buộc. - Các nguyên tắc ghi án lệ: + Mỗi Toà án bị buộc phải theo những phán quyết của Toàn án cấp cao hơn trong cùng một hệ thống. + Các bản án của Toà án khác hệ thống không có giá trị bắt buộc. + Chỉ có những quyết định của thẩm phán dựa trên những chứng cứ pháp lý của một bản án trước đó thì mới có gia trị bắt buộc cho việc giải quyết vụ án có giá trị sau này. + Nếu bản án trước đó không dựa vào án lệ trước thì không có giá trị hiệu lực. +Yếu tố thời gian không ảnh hưởng đến hiệu lực của án lệ, án lệ chỉ không có giá trị khi những tuyên bố huỷ hoặc bãi bỏ. - Thẩm quyền ghi chép án lệ ở Anh: + Trước đây được tiêbs hành bởi nhiều cá nhân nhất định + Năm 1875, ở Anh thành lập hội đồng ghi chép án lệ => ghi chép tóm tắt các bản án và được thông qua thì mới có giá trị là một án lệ sau này. 4.2.2 Luật thành văn => Bao gồm những đạo luật do nghị viện Anh ban hành và các cơ quan nhà nước khác được ban hành trên cơ sở uỷ quyền của nghị viện. - Ở Anh không có hiến pháp thành văn nhưng có hiến pháp bất thành văn. Hiến pháp bất thành văn ghi nhận các nguyên tắc tổ chức và sử dụng quyền lực ở Anh như chủ quyền quốc gia, quá trình tổ chức sử dụng quyền lực và kiểm soát quyền lự nhà nước được tập hợp trong các quy định nắm vai trò ở văn bản quy phạm pháp luật, án lệ. - Sau 1972 số lượng văn bản pháp luật ngày càng nhiều. - Ở Anh không có cơ quan bảo hiến. 4.3 CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH 4.3.1 Thông luật: có những đặc trưng - Được hình thành bắt đầu từ pháp luật tố tụng + Cuối thé kỷ XII Hội đồng hoàng gia thành lập Toà án hoàng gia để nhân danh nhà vua giải quyết các vụ việc phát sinh và tồn tại song song với Toà án địa phương nhưng quyền của Toà án hoàng gia ngày càng mở rộng nên dần thay thế sự tồn tại của Toà án đại phương. + Trong thời gian đầu Toà án hoàng gia xét xử lưu động và hàng năm thì gặp gỡ 1 lần ở London để phân tích, đánh giá, lựa chọn tập quán áp dụng chung cho cả nước Anh. => Các nguyên tắc này không được hình thành bằng con đường lập pháp mà bằng các phán quyết của Toà án và nguyên tắc tiền lệ pháp được tuân thủ và phất triển rất nhanh. + Năm 1966, khi thượng viện tuyên bố mình cũng chịu ràng buộc của những nguyên tắc này thì vị trí của nó được nâng lên rất nhiều. + Ban đầu bộ phận thông luật của nước Anh được coi rất là linh hoạt nhưng về sau nó trở nên cứng nhắc, vì hai lý do: +Tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc bất di, bất dịch +Sự hình thành và tồn tại của hệ thống "trác lệnh" Trác lệnh là lệnh hầu toà (writ) +Toà án xét xử là một đặc quyền (lúc đầu xét xử vụ việc phát sinh của quý tộc) và để được Toà án hoàng gia xét xử thì nguyên đơn thì nguyên đơn phải nộp đơn kiện và lệ phí ở hội đồng thư ký của Toà án hoàng gia và hội đồng yêu cầu nguyên đơn đáp ứng đầy đủ yêu cầu về mặt thủ tục. +Khi có trác lệnh nguyên đơn mới được lên tiếng yêu cầu Toà án hoàng gia giải quyết và sau đó Toà án hoàng gia buộc bị đơn phải thực hiện yêu cầu của nguyên đơn theo nội dụng của trác lệnhn => nếu bị đơn không thực hiện mà chống lại thì bị đơn phải ra hầu toà. +Số lượng trác lệnh ngày càng nhiều trên cơ sở phân nhóm các loại vụ việc và mỗi loại vụ việc thì có trác lệnh mẫu. => pháp luật Anh trở nên cứng nhắc, nặng về hình thức - Vai trò của luật tố tụng giải thích tại sao Luật La mã ảnh hưởng ít đến luật Anh - Việc phân biệt giữa luật công và luật tư đã bị loại bỏ luật công phát triển với nguyên nhân là do Toà án hoàng gia nhân danh nhà vua giải quyết và bảo vệ quyền lực của mình nhà vua. - Hệ thống thông luật không còn phù hợp với những yêu cầu của luật thương mại quốc tế. Ở Anh người ta thành lập các Toà án Thương mại, thành phần của Toà án Thương mại bao gồm: 1 thị trưởng, 1 thương nhân và 1 người nước ngoài. Tuy nhiên, từ thế kỷ XVIII trở đi luật tập quán được sáp nhập với thông luật, Toà án hoàng gia thay cho Toà án Thương mại. 4.3.2 Luật công bằng - Khi vụ kiện dân sự bị Toà án hoàng gia từ chối xem xét thì đương sự được quyền yêu cầu nhà vua giải quyết việc đệ đơn phải được thông qua một vị thư ký của nhà vua (Đại trượng ấn) người Đại trượng ấn là một linh mục. Về sau vụ việc nhiều quá nên nhà vua không giải quyết nổi nên đã giao cho Đại trượng ấn nhưng số lượng ngày càng nhiều => Cuối thế kỷ thứ XV, 1 Toà án đặc biệt được lập ra để giải quyết các vụ việc loại này là Toà Đại pháp (chauesry lourt) hay Toà án luật công bằng (Đại trượng làm quan toà, giải quyết vụ việc dựa vào cảm tính của Đại trượng ấn hoặc của nhà vua). Từ thế kỷ XVI trở đi những người điều hành và tổ chức Toà Đại pháp là các luật sư, giải quyết các vụ việc thì dựa theo án lậ của Toà Đại pháp => các nguyên tắc pháp lý của luật công bằng chịu ảnh hưởng của luật tôn giáo, luật Anh cổ. - Những đặc trưng của luật công bằng + Luật công bằng được hình thành từ tiền lệ riêng của Toà àn công bằng. + Các giải pháp lý của luật công bằng mang tính mềm dẻo và tuỳ ý. +Thẩm phán của Toà án luật công bằng chỉ can thiệp nếu hoạt động của bị đơn được coi là trái nguyên tắc đồng thời nguyên đơn phải có tư cách đạo đức tốt. Thẩm phán sẻ không đứng ra bảo vệ những người có tư cách đạo đức không tốt. + Luật thực chất được coi trọng hơn là các quy địng mang tính thủ tục. 4.4 MỘT SỐ CHẾ ĐỊNG PHÁP LÝ ĐẶC THÙ 4.4.1 Uỷ thác: được áp dụng - Để bảo vệ lợi ích của người không có năng lực pháp luật - Để giải quyết mối quan hệ của pháp nhân (phát sinh trong nội bộ pháp nhân) - Để áp dụng trong trường hợp chia thừa kế theo di chúc 4.4.2 Chế định Estoppl Chế định đặc của luật công bằng để những người chịu trách nhiệm với lời nói và lời hứa của mình. 4.5 HỆ THỐNG CƠ QUAN TOÀ ÁN ANH 4.5.1 Cấp dưới Toà án dân sự sơ thẩm cấp 1, Toà án hành chính và hình sự cấp 1 4.5.2 Toà cấp trên (cấp tối cao) a. Cấp sơ thẩm - Toà dân sự cấp 2 bao gồm: Toà án hoàng gia (Toà hàng hải, Toà thương mại): Toà án luật công bằng (Toà công ty, Toà phá sản và Toà án gia đình). => khoảng 1/4 bản án của Toà án dân cấp 2 sự trở thành án lệ - Toà hình sự sơ thẩm cấp 2: Các bản án không trở thành án lệ b. Cấp phúc thẩm Xét xử phúc thẩm cho Toà án dân sự sơ thẩm cấp 1 và Toà hình sự sơ thẩm cấp 2 (gồm 16, (6 thẩm phán) => 2/4 bản án trở thành án lệ trong cùng hệ thống. 4.5.3 Cấp xét xử tối cao a. Uỷ ban phúc thẩm thượng nghị viện: Đây là cấp xét xử cao nhất Hội đồng xét sử gồm 5 thẩm phán theo quan điểm của họ sẻ tạo ra các nguyên tắc pháp lý mới => chức năng: phá án (phá huỷ bản án), (75% bản án của uỷ ban thượng nghị viện trở thành án lệ) b. Hội đồng cơ mật Hoàng gia Anh Đây là cơ quan tư vấn chính cho Hoàng gia bao gồm các luật sư uy tín của nước Anh, sử dụng hệ thống pháp luật Anh - Mỹ và khi xem xét, giải quyết vấn đề thì người ta căn cứ vào luật của Anh và hệ thống pháp luật Anh - Mỹ.
BÀI 5: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CỦA PHÁP
5.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGUỒN GỐC LỊCH SỬ
- Hệ thống pháp luật của Pháp trải qua nhiều biến cố lịch sử và hình thành sau những biến cố lịch sử mang tính đột biến. - Sự kiện quan trọng nhất là ảnh hưởng của cuộc CMTS Pháp năm 1789. + Trước năm 1789: Ở Pháp không có hệ thống pháp luật thống nhất mà tồn tại 2 loại luật lệ khác nhau bao gồm: _Các quy định thành văn có nguồn gốc từ luật La mã cổ được sử dụng chủ yếu ở vùng phía Nam nước Pháp. _Luật tập quán: Thường của hệ thống pháp luật Đức, được sử dụng chủ yếu ở vùng phía Bắc nước Pháp. + Năm 1789: Giai cấp tư sản tiến hành cuộc CMTS và trong những cải cách quan trọng trong cuộc CM này là cải cách tư pháp - cải cách hiến pháp và tiến hành quá trình pháp điển hoá pháp luật của Pháp. Xây dựng hàng loạt các bộ luật: Bộ luật Dân sự, Bộ luật tố tụng Dân sự (1806), Bô luật Thương Mại (1807), Bộ luật tố tụng hình sự (1809), Bộ luật Hình sự (1810), và sau đó là Bộ luật tố tụng Dân sự và Hình sự đã được thay thế. 5.2 BỘ LUẬT DÂN SỰ PHÁP (BỘ LUẬT NAPOLEON) => Là biểu tượng cho hệ thống pháp luật của Pháp và cho các nền văn hoa Pháp. - Ưu trộn: + Về mặt hình thức: Ngôn ngữ được sử dụng là tiếng Pháp, rất hoàn hảo và chỉnh chu. + Về mặt kỷ thuật lạp pháp: Hiệu quả Ngôn ngữ chính xác Ngôn ngữ đơn giản (phổ thông) làm cho mọi người đều hiểu + Về nội dung: Gồm lời nói đầu và ba quyển với 2283 điều _Quyển 1: Thể nhân (cá nhân) _Quyển 2: tài sản và quyền sở hữu _Quyển 3: Các phương thức sở hữu - Những giá trị của Bộ luật Napoleon (3 giá trị cơ bản) + Đây là lần đầu tiên trong lịch sử loài người đã có một Bộ luụât chính thức khẳng định sự bình đẳng giữa các nhân trước pháp luật. + Đây là lần đầu tiên trong lịch sử có một Bộ luật quy định chính thức nghĩa vụ của cá nhân đối với hợp đồng. + Đây là lần đầu tiên trong lịch sử có Bộ luật đảm bảo quyền sở hữu tài sản với cá nhân. 5.3 NGUỒN LUẬT 5.3.1 Luật thành văn: bao gồm - Hiến pháp là văn bản pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật quốc gia. - Văn bản điều ước quốc tế tham gia và chịu sự ràng buộc. - Các văn bản luật và đạo luật - Các văn bản dưới luật 5.3.2 Tập quán pháp - Được ghi nhận thứ 2 sau luật thành văn vì tập quán pháp có 2 yếu tố sau: + Khách quan: Tập quán pháp trở thành một thói quen tự nhiên. + Chủ quan: là do sự chấp nhận tình bắt buộc của các tập quán đối các chủ thể. - Các loại tập quán: + Các tập quán được dẫn chiếu bởi các nhà làm luật. + Các tập quán được áp dụng một cách dương nhiên. Ví dụ: Khi phụ nữ lấy chồng thị họ của cô ta được đổi đương nhiên sang họ của chồng. + Các tập quán trái với luật nhưng không trái với trật tự công cộng và các quy phạm mang tính mệnh lệnh. 5.3.3 Án lệ - Có nhiều điều khoản ghi nhận các bản án trở thành nguồn luật - Các học thuyết và nguyêt tắc pháp lý 5.4 CẤU TRÚC PHÁP LUẬT 5.4.1 Pháp luật của Pháp phân loại thành luật công bằng và luât tư 5.4.2 Các chế định pháp lý đặc trưng- Chế định về nghĩa vụ - Chế định pháp lý về hôn nhân – gia đình - Chế định pháp lý về pháp nhân 5.5 HỆ THỐNG CƠ QUAN TOÀ ÁN Ở PHÁP [B]5.5.1 Tài phán tư pháp: Được chia làm 3 cấp: Sơ thẩm, phúc thẩm, tối cao a. Toá sơ thẩm và phúc thẩm[ +Toà án dân sự: gồm - Toà án dặn thông thường + Sơ thẩm: Toà dân sự sơ thẩm câp 1, Toà dân sự sơ thẩm câp 2. + Phúc thẩm: Toà phúc thẩm (toà thượng thẩm) - Toà án dân sự đặc biệt: Toà thương mại và toà lao động. +Toà Hình sự: Gồm - Toà hình sự thông thường: + Sơ thẩm: Toà vi cảnh Toà tiểu hình + Phúc thẩm: Toà tiểu hình phúc thẩm Toà đại hình phúc thẩm - Toà án hình sự đặc biệt + Toà án vị thành niên + Toà án quân sự + Toà án an ninh quốc gia b. Toà tối cao: xét xử lại - Toà án dân sự: + 3 Toà dân sự + 1 Toà thương mại + 1 Tòa về các vấn đề xã hội => Toà phán án - Toà hình sự: 1 Toà hình sự 5.5.2 Tài phán luật công a. Hội đồng hiến pháp: kiểm soát tính hợp hiến của hệ thống pháp luật, kiển soát tính hợp hiến của những cam kết quốc tế. b. Kiểm toán: Toà kiểm toán c. Hành chính: 3 toà - Toà sơ thẩm - Toà phúc thẩm - Tham chính viện +Kiểm tra tính hợp pháp của Nhà nước và cơ quan + kiểm tra tính hợp pháp của cơ quan lập pháp | |
| | | | LUẬT SO SÁNH | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| November 2024 | Mon | Tue | Wed | Thu | Fri | Sat | Sun |
---|
| | | | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | | Calendar |
|
Nội Quy Diễn Đàn 33K13 | 13/5/2011, 18:10 by Admin | Nội quy của 33K13
I. Giới thiệu:
1. 33K13 là một website phi chính trị, tập hợp các thành viên vui vẻ, hòa đồng, không phân biệt nam, nữ, lớn, bé, dân tộc. 33K13 là một sân chơi lành mạnh và tự nguyện.
2. 33K13 là một website bình đẳng và dân chủ. Tất cả những thành viên tuân thủ đúng nội quy đều có quyền và được đối xử công bằng và tôn trọng.
3. 33K13 hoạt động dựa trên tiêu chí là nơi trao đổi, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn, những nỗi buồn, niềm vui, …
| Comments: 0 |
Tìm người tham gia quản trị diễn đàn ! | 17/2/2011, 17:59 by Admin | -‘๑’- Diễn Đàn 33K13 - ĐNO -‘๑’- Cần tìm một số bạn là sinh viên đang học trong trường tham gia quản trị diễn đàn.
Bạn nào nhiệt tình có thể đăng ký ở đây, PM cho mình hoặc liên hệ qua email: nguyenngochailam@gmail.com
Thông tin các bạn ghi rõ:họ tên, lớp học, khoa, khóa học, quê quán, nickname đăng ký trên diễn đàn và những box có thể tham gia quản lý.
Mỗi Box cần khoảng 3-4 người làm Mod từ các khóa khác nhau, riêng box của các khoa có thể sẽ phải nhiều hơn. Sau …
| Comments: 0 |
Liên hệ với Ban quản trị diễn đàn ! | 17/2/2011, 17:55 by Admin | Khi cần trợ giúp hoặc thắc mắc bất cứ vấn đề gì, bạn đừng ngần ngại liên hệ với các thành viên Ban quản trị diễn đàn. Cụ thể như sau:
1. Về bài viết, topic trên diễn đàn, thành viên có thể liên hệ với các Mod của từng chuyên mục, hoặc với Admin qua tin nhắn, qua email: nguyenngochailam@gmail.com. Admin / Mod sẽ có trách nhiệm phản hồi trong thời gian sớm nhất.
2. Về các vấn đề khác như: đăng nhập, lập / thay đổi ID, xử lý ID vi phạm (khóa, xóa…), hoặc các vấn …
| Comments: 0 |
Báo lỗi của diễn đàn 33K13.TK | 17/2/2011, 17:49 by Admin | Topic này lập ra để mọi người có thể báo lỗi khi vào diễn đàn... Nếu bạn có bị bất kỳ một lỗi gì khi vào diễn đàn, bạn có thể post tại đây và mọi người cũng như BQT sẽ giải đáp cho (bằng reply, tin nhắn riêng và bằng cả email).
Thông báo tình hình hiện tại của forum:
+ Hỗ trợ tốt và chạy tốt nhất trên Mozilla Firefox, Google Chrome,
+ Thỉnh thoảng bị lỗi không truy cập được từ Internet Explorer (do cơ chế của trình duyệt này không tương thích với diễn đàn) …
| Comments: 0 |
Đánh giá khả năng là việc các mod và tuyển BQT ! | 2/11/2010, 11:47 by Admin | Trước hết thay mặt BQT mình xin cảm ơn tất cả các thành viên trong BQT của forum trong thời gian qua ! Nhờ một phần công sức của các bạn mà forum của chúng ta mới có thể phát triển và hoàn thiện hơn như ngày hôm nay !
Tuy nhiên, tính từ lần tuyển BQT, đã set các mod vào vị trí quản lí nhằm đưa diễn đàn vào khuôn khổ nhưng sau một thời gian, một số mod đã không làm đúng trách nhiệm của mình. Được sự thông qua của BQT, nay mình lập topic này để tiến hành làm những …
| Comments: 0 |
Người điều hành chính của Diễn Đàn là ai ? | 14/10/2010, 14:08 by Admin | Người Điều Hành:
Admin: Nguyễn Ngọc Hải Lâm
Phụ trách các Member:
Member: DieuLinh
| Comments: 0 |
Nội quy diễn đàn lớp 33K13 ! | 6/10/2010, 11:24 by Admin | Diễn đàn sinh viên 33K13 được thành lập với mục đích trở thành nơi hội tụ của sinh viên cùng nhau giao lưu, trao đổi, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau, trong cuộc sống, trong học tập, trong công việc, đồng thời hỗ trợ cho các hoạt động của lớp.
Là một thành viên của diễn đàn bạn phải tuân thủ các điều khoản sau đây:
Thông tin cá nhân:
- Nếu bạn là sinh viên của lớp bạn hãy khai báo tên họ để có được đầy đủ quyền lợi, …
| Comments: 0 |
Latest topics | » Sữa ong chúa số 63.1- Làm đẹp da,giảm thâm nám,trị mụn, trẻ hóa làn da24/5/2013, 14:13 by billdeptrai » SERUM SÁNG DA, AN TOÀN TRẮNG DA HIỆU QUẢ NHANH White Lightening -0976.567.75023/5/2013, 10:44 by billdeptrai » Dinh dưỡng siêu giảm cân-Cambridge Diet của Anh – 0976.567.75022/5/2013, 11:53 by billdeptrai » Bộ 5 siêu dưỡng da ốc sên Snail Care – 0976.567.75021/5/2013, 14:29 by billdeptrai » 0976.567.750 - Thuốc uống giảm cân hiệu quả Supereme Beauty Slimming20/5/2013, 14:43 by billdeptrai » Thuốc giảm béo Fruit Plant Slimming Capsule nhanh và hiệu quả - 0976.567.75017/5/2013, 12:49 by billdeptrai » BỘ MỸ PHẨM TRANSINO TRỊ NÁM, ĐỐM NÂU VÀ LÀM TRẮNG DA – 0976.567.75016/5/2013, 14:48 by billdeptrai » SAKURA SUPER WHITENING COMPLEX Hỗn hợp dưỡng trắng da chống lão hoá - 0976.567.75015/5/2013, 15:11 by billdeptrai » Thuốc giảm cân hiệu quả Thineze Weight – 0976.567.75014/5/2013, 14:48 by billdeptrai » Bộ kem trị nám, tái tạo da cực kỳ hiệu quả - 0976.567.75013/5/2013, 16:46 by billdeptrai » Thuốc giảm cân cực kì hiệu quả Beautiful Slim Body – 0976.567.75010/5/2013, 14:46 by billdeptrai » LỊCH HỌC KỲ V - LỚP 33K13-ĐNO 24/7/2012, 09:26 by Admin» Giáo trình bài giảng24/7/2012, 09:21 by Admin» THAY ĐỔI LỊCH HỌC KỲ IV - LỚP 33K13-ĐNO 25/4/2012, 16:08 by Admin» Thi Hoc Ky 325/4/2012, 16:05 by Admin» Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh của Bộ GD-ĐT4/4/2012, 08:48 by Admin» Lịch thi cụ thể học kỳ 04 - Lớp 33K13 - ĐNO 4/4/2012, 08:31 by Admin» KẾT QUẢ THI MÔN LUẬT DÂN SỰ - HỌC KỲ III - LẦN II - NĂM HỌC 2011 4/4/2012, 08:27 by Admin» Đặt cược với chuyên gia tại 188BET20/3/2012, 17:06 by kimchi » Giải trí tết nguyên đán với 188BET14/3/2012, 09:16 by kimchi » Vấn đề con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh5/3/2012, 14:32 by Admin» 56 câu hỏi tụ luận và đáp án môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh5/3/2012, 14:15 by Admin» THAY ĐỔI LỊCH HỌC KỲ IV - LỚP 33K13-ĐNO 29/2/2012, 15:13 by Admin» Luật thương mại - SV khối Luật & ....................29/2/2012, 12:41 by Admin» Danh mục tài liệu môn học Luật Hành chính và Tài phán hành chính 9/2/2012, 08:59 by Admin» Đề thi môn Luật hành chính ( tham khảo thêm )9/2/2012, 08:57 by Admin» Tập hợp các văn bản cần thiết cho môn Luật Hành Chính9/2/2012, 08:48 by Admin» Ngành luật hành chính (file: ppt)9/2/2012, 08:42 by Admin» Tài liệu (Giáo trình) môn Luật hành chính !9/2/2012, 08:30 by Admin» KẾT QUẢ THI HỌC KỲ III - NĂM HỌC 20118/2/2012, 09:19 by Admin |
Top posting users this month | |
Most active topic starters | |
|
|