-‘๑’- Diễn Đàn 33K13 - ĐNO -‘๑’- ( ^_>^ ) & ( ^_^ ) Www.33K13.Tk ( ^o^ ) & ( ^<_^ ) |
-‘๑’- :: (¯`'•.¸(¯`'•.¸† Không hiểu do vô tình hay hữu tình, vào ngày 20/10/2010, Diễn đàn Luật Học Www.33K13.Tk của lớp Luật 33K13 - Đại Học Kinh Tế - Đà Nẵng được khai sinh, lấy cảm hứng từ bài viết: " Ứng dụng phương pháp giảng dạy tình huống trong đào tạo Luật " của Thạc sỹ: Vũ Thị Thúy - Giảng viên khoa Luật Hình Sự - Trường Đại Học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cùng theo đó là của các chuyên mục trên Diễn đàn triễn khai, với một mục đích làm sao cho việc học Luật, tìm hiểu Pháp Luật, không phải là cái gì quá khó hiểu, cũng không còn những điều Luật khô khan cứng nhắc. " Nhìn pháp luật qua lăng kính cuộc sống ". †¸.•'´¯)¸.•'´¯) :: -‘๑’-
-‘๑’- :: (¯`'•.¸(¯`'•.¸† Cũng kể từ đó đến nay, Diễn đàn cũng trải qua nhiều khó khăn, thử thách, ban đầu rất ít truy cập, cuối cùng thì mọi chuyện cũng tốt đẹp, cũng tạo tiền đề cho Diễn đàn phát triễn nhanh hơn trước. †¸.•'´¯)¸.•'´¯) :: -‘๑’-
-‘๑’- :: (¯`'•.¸(¯`'•.¸† Nhìn tổng thể thì Diễn đàn có nhiều điều chưa làm được, có nhiều chính sách hạn chế việc đăng ký thành viên, chúng tôi sẽ cố gắng để tạo một sân chơi có ích cho các Bạn có cùng mục đích tìm hiểu và nghiên cứu ngành luật. †¸.•'´¯)¸.•'´¯) :: -‘๑’-
-‘๑’- :: (¯`'•.¸(¯`'•.¸† Vài dòng thông tin cho chương trình chào mừng 01 năm ngày sinh nhật Diễn đàn: 20/10/2010 -> 20/10/2011. †¸.•'´¯)¸.•'´¯) :: -‘๑’-
-‘๑’- :: (¯`'•.¸(¯`'•.¸† Các Bạn có thể đóng góp ý kiến thêm để góp phần phát triễn Diễn đàn cho cộng đồng Luật Học 33K13 của chúng ta ngày càng phát triển hơn. †¸.•'´¯)¸.•'´¯) :: -‘๑’- |
|
| TẬP BÀI GIẢNG - LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ - BIÊN SOẠN: NGUYỄN HỒNG CỬ | |
| | Tác giả | Thông điệp |
---|
Admin Admin
Tổng số bài gửi : 1632 Points : 4711 Reputation : 2 Join date : 30/09/2010 Age : 14 Đến từ : Tuy Đức - Đăk Nông
| Tiêu đề: TẬP BÀI GIẢNG - LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ - BIÊN SOẠN: NGUYỄN HỒNG CỬ 28/11/2010, 11:13 | |
|
Được sửa bởi Admin ngày 28/11/2010, 11:21; sửa lần 1. | |
| | | Admin Admin
Tổng số bài gửi : 1632 Points : 4711 Reputation : 2 Join date : 30/09/2010 Age : 14 Đến từ : Tuy Đức - Đăk Nông
| Tiêu đề: CHƯƠNG I 28/11/2010, 11:15 | |
| CHƯƠNG I CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT THỜI KỲ CỔ ĐẠI
I. CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI 1. Khái quát chung về tư tưởng chính trị - pháp luật Phương Đông cổ đại Với một bề dày lịch sử phát triển xã hội, văn hoá và tín ngưỡng, phương Đông nổi lên như một trung tâm văn minh nhân loại với nhiều giá trị văn hoá truyền thống. Tư tưởng chính trị pháp luật phương Đông nảy sinh từ thời cổ đại. - Với điều kiện tự nhiên đa dạng và khắc nghiệt, xã hội phương Đông mang tính cộng đồng khá rõ nét. Đó là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình xuất hiện nhà nước. - Nhà nước phương Đông cổ đại là nhà nước chuyên chế. Đứng đầu nhà nước thường là độc tài, chủ sở hữu tối cao và có quyền lực vô hạn. - Quyền lực tối thượng và bất khả xâm phạm của người đứng đầu nhà nước được thần thánh hoá cùng với sự xuất hiện các tôn giáo và tín ngưỡng. Sự hoà đồng giữa vương quyền và thần quyền là nét đặc trưng cho sự lộng quyền của giai cấp thống trị. - Các giáo lý các tôn giáo như Phật giáo, Ấn giáo…bị triệt để lợi dụng để giai cấp thống trị đặt ra các lý thuyết “trật tự thiên định” khi lý giải bất bình đẳng xã hội. - Sự tồn tại khá bền vững của công xã nông thôn làm nảy sinh một số hệ tư tưởng mang nặng tính nông dân về luân lý và trật tự làng xóm, mang tính thụ động và không có ý đồ cải biến “trật tự tự nhiên”. - Tư tưởng chính trị pháp luật phương Đông đã có những đóng góp to lớn cho lịch sử nhân loại, nhất là tư tưởng Nhân trị và Pháp trị của Trung Hoa cổ đại. 2. Tư tưởng về nhà nước và pháp luật của Ai Cập cổ đại. a. Đặc điểm lịch sử Ai Cập cổ đại. Ai Cập là một trung tâm văn minh thế giới. Nhà nước CHNL Ai Cập có bề dày lịch sử từ thiên niên kỷ 4 đến đầu thế kỷ I sau CN và là nhà nước phương Đông đặc trưng trong thời kỳ cổ đại: - Trong suốt thời kỳ trị vì của hơn 30 các triều đại Pha-ra-on (vua), Ai Cập là một quốc gia chiếm nô, trong thiết chế quyền lực và nhà nước, quyền lực tối thượng thuộc về người đứng đầu nhà nước. - Là quốc gia có đời sống tâm linh gắn chặt với với tín ngưỡng đa thần. Các vị thần không chỉ được coi là biểu tượng sức mạnh thiên nhiên mà còn là sức mạnh trần thế thông qua các vị vua. - Từ triều đại Pha-ra-on đầu tiên đến khi Ai Cập bị thôn tính, lịch sử Ai Cập là lịch sử đấu tranh gay gắt giữa nô lệ và chủ nô. b. Tư tưởng nhà nước và pháp luật của Ai Cập cổ đại. Quan niệm chính trị pháp luật Ai Cập cổ đại nảy sinh trên ba yếu tố: quan niệm về quyền lực tối thượng của Pha-ra-on, quan niệm về sức mạnh của thần linh và cuộc đấu tranh chống bạo quyền và bảo vệ quyền lực. - Tư tưởng chính trị của giai cấp chủ nô: được xây dựng theo ba loại quan niệm: + Quan niệm về phân biệt đẳng cấp trong xã hội: sự giàu sang và hèn yếu là thiên định. Tầng lớp hạ đẳng sinh ra là để phục vụ bề trên. + Quan niệm về nguồn gốc của quyền lực: Đấng tối cao bề trên có nguồn gốc thần linh, giai cấp thống trị coi mình là hiện thân cho sức mạnh của thần linh. Trong Lời giáo huấn của Ghê-ra-clêo-pôn và Pla-hô-tép đều cho rằng luật thần đã định đoạt sẵn số phận con người, không thể khác được. + Quan niệm về trách nhiệm cao cả của hoàng đế và bổn phận của thần dân. Luật thần khẳng định quyền lực bất biến và tối thượng của các vị hoàng đế, xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của các thần dân là phục tùng bề trên, đó là việc họ “phải làm” hoặc “nên làm”, không được oán thán mà thần linh tức giận, trừng trị. - Tư tưởng chính trị của tầng lớp bị trị (thể hiện qua bài ca, lời thoại, lời giáo huấn: Lời thoại của kẻ phiền muộn với thần hồn của mình, Chuyện cổ tích về người nông dân hùng biện, Lời giáo huần cho Merica, Lời thoại của Ipuxe) với nội dung cơ bản: Phản ánh mâu thuẫn xã hội, sự cùng quẫn của dân chúng, đất nước nghèo đói, công lý bị vứt bỏ, sự gian dối…Thể hiện khát vọng tự do và căm thù quyền lực. - Từ hai hệ tư tưởng trên nảy sinh những quan niệm cơ bản về pháp luật: + Đối với giai cấp thống trị, sức mạnh của pháp luật được ví như sức mạnh của thần linh, các vị hoàng đế coi mình là con của thần linh, pháp luật là công cụ để khống chế sự chống đối của dân chúng. + Các qui phạm pháp luật đều mang tính chất như là những phương tiện để răn dạy dân chúng không được phép xâm phạm tài sản của người giàu có, công lý thuộc về kẻ tuân thủ di huấn của tổ tiên. Đối với tầng lớp bị trị, pháp luật được coi như công lý của cuộc sống, họ đã mơ ước tới một xã hội mà pháp luật phải công minh và thống nhất đối với tất cả. 3. Tư tưởng chính trị - pháp luật Ấn Độ cổ đại a. Đặc điểm xã hội Ấn Độ cổ đại. - Nhà nước Ấn Độ cổ đại ra đời trong thời kỳ Vêda khi sự phân hóa giàu nghèo đã dẫn tới sự phân hóa giai cấp trong xã hội. Nô lệ (daxa) ra đời ngày càng đông đảo. Các thủ lĩnh quân sự (Raja) có thế lực, tập trung quyền hành trong tay và trở thành vua. - Trải qua giai đoạn phát triển lâu dài, tới thế kỷ VI TCN, nhà nước cổ đại Ấn Độ được củng cố một bước và đến năm 321 TCN, vương triều Mauria ra đời thì Ấn Độ thống nhất thành quốc gia rộng lớn và hùng mạnh. b. Tư tưởng chính trị - pháp luật của Ấn Độ cổ đại. Tư tưởng phân chia đẳng cấp xã hội hình thành rất sớm, thể hiện trong kinh Vêda, giáo lý đạo Bàlamôn, giáo lý đạo Hindu, Phật giáo và thuyết Arthata. Các tư tưởng ấy đều biện hộ cho sự bất bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của con người theo vị trí xã hội của các nhóm dân cư. - Kinh Vêđa xác lập sự phân biệt vị thế xã hội của con người thành 4 đẳng cấp (Varna): + Brahman (Bàlamôn)(tăng lữ) + Ksatria (võ sĩ) + Vaisia (dân tự do) + Sudra (tiện dân) Trong 4 loại trên, Brahman là cao quí nhất - Thuyết giáo Brahmanisme hình thành vào nửa đầu thiên niên kỷ I TCN + Coi thế giới linh hồn (Brahman) sáng tạo ra thần linh, vũ trụ, con người, muôn loài động thực vật. Brahman ban cho mỗi loài một số kiếp (dharma) theo một trật tự vĩnh hằng. Sự tồn tại của 4 Varna trong xã hội phát sinh từ số kiếp mà ra vì vậy việc Varna bậc thấp tuân thủ ý chí của Varna bậc cao là hiển nhiên. + Kêu gọi đẳng cấp Vaisia và Sudra hãy bằng lòng với vị trí của mình, tôn vinh quyền lực của nhà vua, một quyền lực có xuất xứ thần thánh. + Khẳng định tính bất biến của trật tự các đẳng cấp xã hội, cho rằng thế giới trần tục và con người chỉ là hư ảo, cuộc sống khổ đau , đói nghèo chỉ là hư vô, linh hồn con người mới là cái quan trọng nhất nên cần phải chấp nhận trật tự hiện hành trên thế giới trần tục. + Thuyết Brahmanisme nêu ra khái niệm “nghiệp” (karma). Quan niệm này cho rằng sự thành đạt hoặc thất bại của con người ở thế giới linh hồn phụ thuộc vào hành vi con người trong cuộc sống hiện tại, của kiếp trước. Nếu con người muốn linh hồn mình của siêu thoát mà không nhập vào loài thú thì phải tuân thủ quyền lực của các giáo sĩ Brahman và nhà nước nói chung. - Luật Manu (Manasadharmasatra) tiếp tục khẳng định quyền lực nhà nước, vua chúa và Brahman: + Luật Manu coi vua chúa là sự hóa thân của thần linh, mang dáng vẻ của thần linh, có sức mạnh vô song để tạo dựng cuộc sống nơi trần thế. Đề cao quyền lợi không thể bị xâm phạm của các giáo sĩ Brahman. + Việc chấp hành nghĩa vụ của các đẳng cấp thấp hèn là bắt buộc, là trách nhiệm thiêng liêng của họ. Kêu gọi xử phạt nặng những người chống đối để dân chúng không làm loạn, yên bề thờ phụng đấng tối cao Brahman. Bộ máy nhà nước là công cụ để xét xử những kẻ khiếm nhã. - Học thuyết của Kautilya trong cuốn chuyên luận “Arthasastra” (khoa học về chính trị). Trong học thuyyết của mình ông nhấn mạnh các vấn đề: + Coi tôn giáo là điều cần thiết, chế độ đẳng cấp (Varna) là điều không thể thiếu được. + Thiết chế chính trị của một nhà nước phải thể hiện được sức mạnh của quyền lực một cách tập trung. Quyền lực này phải được xây dựng bằng luật pháp với những biện pháp cưỡng chế nghiêm ngặt nhằm ngăn ngừa mọi nguy cơ của sự chống đối, bạo loạn, buộc các thần dân phải hiểu được trách nhiệm bảo vệ trật tự chung và “nền hòa bình cho toàn thể”. Kêu gọi các thần dân vì lợi ích quốc gia và trách nhiệm tôn giáo mà chăm chỉ lao động, thực hiện bổn phận là những người ngoan đạo trong quốc gia hưng thịnh. + Hành vi đúng đắn của kẻ cầm quyền là không vì những thói quen thương cảm hoặc đạo đức đơn thuần mà phải vì một nhà nước hùng cường, vì một trật tự xã hội không thể thay đổi. Do đó nhà nước phải sử dụng bạo lực. Kautilya chủ trương xây dựng một bộ máy nhà nước và một nền hành chính hoàn hảo mà quyền hạn và trách nhiệm phải được quy định rõ rệt. - Đạo Phật là một trong hai tôn giáo ra đời vào thế kỷ IV TCN. Theo truyền thuyết người sáng lập ra đạo Phật là Siddharta Gautama, thần danh là Shakya Muni (Thích ca mâu ni). Đạo Phật là thuyết giáo ra đời để thay thế cho vị trí đã suy yếu của thuyết giáo Brahman. + Đạo Phật ra đời trong bối cảnh mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng, chế độ chiếm hữu nô lệ ngày càng củng cố. Các bậc vua chúa luôn trong tình trạng tranh cướp đất đai, của cải, tù binh, gây nên những cuộc chiến tranh tàn khốc, gây ra bao tai họa, điêu tàn. Phật giáo sơ khai đã ghi nhận quyền lực xuất hiện luôn gắn liền với lòng tham và phản ánh những thói hư tật xấu trong xã hội. Nhà nước từ chỗ là công cụ điều hòa các mâu thuẫn xã hội đã bị biến chất và bị thao túng. Đạo Phật ra đời được coi như là một sự giải thoát cho con người, cho xã hội đương thời. + Giáo lý của đạo Phật có sự tiếp thu các tín ngưỡng nguyên thủy Ấn Độ, tiếp thu giáo lý Brahmanisme, một số quan niệm tập quán pháp thời ấy. Nội dung của nó kế thừa quan niệm tâm linh về nghiệp báo, về quan hệ nhân quả, coi cuộc đời là điều ác, sống là đau khổ. Nguyên nhân là do con người bị ràng buộc bởi nhiều ham muốn. Bởi vậy, muốn khỏi khổ, khỏi ác, đạt tới sự thanh thoát con người phải diệt trừ tận gốc những ham muốn thái quá, từ bỏ tham vọng, giận dữ, si mê. Muốn vậy phải theo 8 ngả đường ngay thẳng của sự tu luyện (bát chính đạo) để vươn tới sự giác ngộ và giải thoát. Đích cuối cùng của sự giải thoát là cõi Niết bàn. Giải thoát là tư tưởng bao trùm của đạo Phật. + Giáo lý đạo Phật thể hiện tư tưởng chính trị thụ động, đề cao lòng từ bi hỷ xả, không công nhận chế độ đẳng cấp, kêu gọi chống lại điều ác nhưng chủ yếu vẫn là kêu gọi sự hướng thiện, xa lánh trần thế và không can thiệp vào sự vận động của các quan hệ xã hội, nghĩa là không đấu tranh chống lại bất công và thù ác. Tư tưởng này đã được các bậc vua chúa, tăng lữ ra sức tuyên truyền nhằm hướng con người vào chỗ phục tùng, cam chịu mà không vùng dậy chống lại bất công xã hội. Quan niệm vô ngã, vô thường cũng được khai thác để đưa con người vào thế an phận, xa lánh những xung đột xã hội. Đạo Phật được đông đảo quần chúng lĩnh hội, được giai cấp thống trị sử dụng nên đã nhanh chóng phát triển thành quốc tế giáo. 4. Tư tưởng chính trị - pháp luật Trung Quốc cổ đại. a. Đặc điểm xã hội Trung Quốc thời cổ đại. Nhà nước Trung quốc bắt đầu xuất hiện từ Nhà Hạ (TK XXI –XVIII TCN), sau đó là Nhà Thương (còn gọi là nhà Ân), nhà Chu là những cuộc giao tranh tương tàn từ TK IX TCN giữa các nước chư hầu khi nhà Chu bị suy yếu vào thời Xuân Thu (năm 770-475 TCN) và thời chiến quốc (475-221 TCN), các cuộc giao tranh giữa các nước chư hầu (chủ yếu là 7 nước lớn như: Tề, Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên, Tấn) diễn ra rất khốc liệt. Chỉ đến năm 221 TCN, khi Doanh Chính lên ngôi vua Tần đã tiêu diệt cả 6 nước, thống nhất Trung Quốc, lập ra đế chế Phong kiến đầu tiên. Trung Quốc trở thành quốc gia tập quyền nhưng mâu thuẫn xã hội vẫn rất gay gắt, làm nảy sinh nhiều tư tưởng chính trị pháp luật. b. Tư tưởng chính trị - pháp luật của Lão Tử. Lão Tử là người nước Sở, từng làm quan giữ kho sách của nhà Chu, là một triết gia có những đóng góp có giá trị vào kho tàng tư tưởng triết học - chính trị cổ đại Trung Quốc. Tác phẩm chủ yếu của Lão Tử là “Đạo đức kinh” (Sách về Đạo và Đức). - Từ suy luận triết học về nguồn gốc của vũ trụ là “Đạo” (Đường), vật gọi là “Đạo” tồn tại tự mình, sinh ra tất cả mọi vật và mỗi vật tồn tại trong sự đối lập vĩnh hằng của hai mặt, sự đối lập đó mang tính tuần hoàn như sự tuần hoàn của sự vật luôn vận động…Lão tử bắt đầu luận về xã hội với hai nội dung cơ bản: Thứ nhất, Lão Tử ca ngợi một xã hội bình yên trong phạm vi một quốc gia nhỏ bé, một quốc gia dân ít và thuần phác, hiền lành, nơi không cần học vấn, phương tiện đi lại và binh khí. Thứ hai, muốn đạt đến một xã hội bình yên như trên thì người cầm quyền nên tỏ ra khiêm nhường, không cần dùng đến bạo lực mà cần dùng “Đạo” (Đắc đạo hữu thường) để cảm hóa dân chúng. Dân có dốt nát thì mới dễ trị, mới trở về Đạo được (Đi đúng đường). - Tư tưởng xuyên suốt trong học thuyết Lão Tử là nguyên tắc “vô vi” (Bất hành). Theo Ông, “trong nước cấm kỵ thì dân nghèo đói. Dân chúng càng có nhiều phương tiện kiếm lợi thì quốc gia rối loạn. Người ta càng kỹ xảo thì các vật lạ càng phát sinh. Luật pháp càng nhiều thì trộm cướp càng tăng”. Ông chủ trương “Vô vi” để dân tự sửa mình, “tĩnh lặng” để dân tự dưỡng hóa, chẳng nên làm gì cả “để dân tự giàu có”, “đừng ham muốn” để dân tự hóa ra chất phác…vì dân biết nhiều quá thì cứng cổ. Cổ nhân dạy rằng: kẻ nào trị nước bằng trí thì gây tai họa cho nước, trị nước bằng “Đạo” thì mang phúc cho muôn dân. Những quan niệm trên đây cho thấy tính thụ động trong học thuyết của Lão Tử. Việc ông kêu gọi từ bỏ đấu tranh để quay lại với trật tự nguyên thủy và sống theo quy luật của tự nhiên đã thể hiện sự bế tắc chung về định hướng chính trị của tầng lớp quí tộc lỗi thời. c. Tư tưởng chính trị - pháp luật Nho giáo – học thuyết của Khổng Tử. - Khổng Tử là nhà tư tưởng có vị trí lớn trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại. Khổng Tử sinh năm 551 và mất năm 479 TCN. Ông có tên là Khâu (Khổng Khâu) hiệu là Trọng Ni, là người nước Lỗ, xuất thân trong một gia đình quí tộc nhỏ. Chức quan cao nhất là Tư Khấu (Tổng trưởng Bộ Hình) kiêm chức tể tướng nhưng ông làm quan không được bao lâu vì quan điểm chính trị của ông vào lúc bấy giờ không được triều đình chấp thuận, ông về quê mở trường dạy học và xây dựng một hệ luận khá công phu. Hệ tư tưởng của Khổng Tử được trình bày chủ yếu trong bộ “Tứ Thư” gồm Luận ngữ, Đại học, Trung dung, Mạnh tử. - Về xã hội, kế thừa những quan điểm truyền thống về số phận, Khổng Tử cho rằng “sang”, “hèn” là thiên định. Xã hội có hai loại người chủ yếu là bậc Quân tử và Kẻ tiểu nhân, khác biệt về nhân cách và vị trí xã hội. Trong đó, “Đức vị của người quân tử tức nhà cầm quyền tỷ như gió, địa vị của Kẻ tiểu nhân ví như cỏ, gió thổi qua thì cỏ rạp xuống”, người quân tử cầu việc nghĩa, kẻ tiểu nhân cầu lợi. Từ quan niệm này, Khổng Tử đề ra thuyết “Chính danh định phận”, khuyên con người phải ứng xử đúng với cương vị của mình. Thuyết “Chính danh định phận” được thể hiện bằng khái niệm “Tam cương” (ba cặp quan hệ chủ yếu: quan hệ vua - tôi, cha - con, vợ - chồng, như là ba cặp quan hệ chi phối hành vi con người: vua phải xứng là vua, thân dân phải trung quân. Cha phải xứng là cha, con phải hiếu nghĩa. Chồng phải có vị trí gia chủ, vợ phải “tòng phu”). Luận điểm này thể hiện Khổng Tử muốn hướng tới một thiết chế xã hội có trật tự, đó là một trật tự đã định sẵn chứ không phải là trật tự trên cơ sở thỏa thuận xã hội. - Để có một xã hội trật tự, Khổng Tử nhấn mạnh “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín” coi đó là năm thứ cần thiết cho một con người, nhất là bậc quân tử là người có sứ mệnh “trị quốc, bình thiên hạ”. - Tư tưởng xuyên suốt trong học thuyết Khổng Tử là “Đức trị”, tức là dùng đạo đức và luân lý để điều chỉnh xã hội và nhà nước. “Đức Trị” phủ nhận ý nghĩa của pháp chế, phủ nhận động lực phát triển xã hội và nhà nước là lợi ích kinh tế của mọi tầng lớp con người. Ông quan niệm về chính trị như sau: Chính (cai trị) là ngay thẳng, cai trị (chính) tức là săn sóc cho dân trở nên ngay thẳng chính đính. Nếu bậc Đại phụ là bậc dẫn đầu trong dân chúng mà tự mình chính đính thì còn ai dám ăn ở bất chính. Nếu nhà cầm quyền chuyên dùng pháp chế, cấm lệnh mà dẫn dắt dân chúng thì dân sợ mà không dám phạm pháp chứ họ chẳng biết hổ ngươi. Vậy muốn dẫn dắt dân chúng, nhà cầm quyền phải dùng lễ tiết đức hạnh thì chẳng những dân biết hổ ngươi mà còn cảm hóa họ trở nên tốt lành. - Tư tưởng phủ nhận pháp chế còn được thể hiện ở quan niệm của Khổng Tử cho rằng việc xử kiện cũng chẳng mang lại ý nghĩa gì mà quan trọng là ở chỗ phải dạy cho dân chúng biết nghĩa vụ, biết nhường nhịn để không kiện tụng lẫn nhau. Quan điểm chính trị pháp luật của Khổng Tử kể từ năm 136 TCN khi được Hán Vũ Đế thừa nhận là tư tưởng chủ yếu thì Khổng giáo (Nho giáo) trở thành hệ tư tưởng có ảnh hưởng lớn, là công cụ tinh thần để bảo vệ cho chế độ phong kiến trong suốt 2000 năm ở Trung Quốc. d. Tư tưởng “Pháp trị” - học thuyết của Hàn Phi Tử. Tư tưởng Pháp trị là một trong hai hệ tư tưởng chính trị pháp luật cơ bản của phương Đông nói chung và Trung Quốc nói riêng. Người đặt nền móng cho tư tưởng này là Hàn Phi Tử (280-232 TCN). Hàn Phi là công tử nước Hàn nhưng không được chọn làm người kế ngôi, ông đại diện cho tầng lớp quí tộc mới, chịu ảnh hưởng sâu sắc của những biến động lớn lao của thời Chiến quốc. Ông đã kế thừa những tư tưởng dùng luật để cai trị nước của một số người trước ông như Thượng Ưởng, Tử Sản, Lý Khôi, Thân Bất Hại, Thận Đáo, Lý Tư…để đưa ra quan điểm chống lại Nho giáo, phê phán quan điểm “Đức Trị”. Quan điểm “Pháp trị” của Hàn Phi Tử được trình bày trong thuyết Pháp gia theo 55 thiên (chương) trong 20 quyển. - Hàn Phi Tử cho rằng nhà nước rất cần tới pháp luật bởi pháp luật là công cụ quan trọng để điều chỉnh xã hội, đặc biệt pháp luật sẽ không phân biệt các qui phạm khác nhau đối với các tầng lớp khác nhau, mọi người phải sống bình đẳng trước pháp luật. Ông nói: “pháp luật không a dua quí tộc, pháp luật đã đặt ra thì người có tiền cũng không từ được, người dũng cảm cũng không tránh được, hình phạt không tránh quan đại thần, khen thưởng không bỏ rơi kẻ thường dân”. - Hàn Phi Tử phê phán nghiêm khắc tệ lũng đoạn quyền lực. Ông quan niệm phải thực hiện pháp luật vì lợi ích tối cao của toàn xã hội. Ông răn rằng: nếu bỏ pháp luật mà cứ làm theo ý riêng khi trị nước thì ngay như các bậc thánh hiền Nghiêu, Thuấn cũng không giữ cho ngay ngắn được một nước. - Ông nhấn mạnh khái niệm: “cao thuật, thuận thế”, chủ trương kêu gọi sự củng cố quyền lực từ phía những cai trị nhà nước. Cai trị bằng sức mạnh thì được làm vua, không cai trị bằng sức mạnh thì bị lật đổ. Ông cho rằng lịch sử xã hội loài người luôn biến đổi, không có chế độ xã hội nào là vĩnh viễn, kẻ cầm quyền phải căn cứ vào nhu cầu khách quan đương thời và xu thế của thời cuộc mà lập ra chế độ mới; không có thứ pháp luật nào luôn luôn đúng và ông cũng đồng thời phê phán những quan niệm chính trị thủ cựu. - Trong học thuyết “Pháp trị” của Hàn Phi Tử còn nổi bật quan niệm về nguồn gốc sự bất bình đẳng xã hội theo đó giàu nghèo nảy sinh vì sự lười biếng hay chịu khó, tiết kiệm. Sự bất bình đẳng xã hội dẫn đến tình trạng bóc lột người và điều này không có gì khó hiểu bởi nó như quy luật đời thường. - Ý nghĩa bao trùm tư tưởng của Hàn Phi Tử thể hiện ở những quan điểm chính trị pháp luật thực tế. Những quan niệm đề cao giá trị các quy phạm pháp luật mà Hàn Phi Tử đưa ra đã phản ánh một cách nhìn nhận hoàn toàn khác hẳn với Nho giáo. Tư tưởng “Pháp trị” trở thành phương hướng cai trị chủ yếu của các triều đại phong kiến khi Trung Quốc trở thành quốc gia tập quyền. II. HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI 1. Khái quát chung về tư tưởng chính trị - pháp luật Phương Tây cổ đại. Các học thuyết chính trị pháp luật phương Tây thời cổ đại có nội dung và hình thức thể hiện khác hơn so với phương Đông. - Từ thế kỷ VIII TCN, công xã thị tộc ở phương Tây bước vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Sự phân hóa giàu nghèo làm cho quan hệ gia đình, công xã và các quan hệ truyền thống khác bị suy thoái. Do hoàn cảnh địa lý và xã hội mà nhà nước chỉ xuất hiện ban đầu như là những thị quốc nhỏ bé, quá trình hình thành nhà nước kéo dài. - Tổ chức chính trị ở các thị quốc (Hy Lạp) thời kỳ cổ đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của những tư duy mang nội dung phản ánh khát vọng về công lý hay công bằng xã hội. Tổ chức Hội đồng nhân dân, Tòa án dân cử, Viện Nguyên lão bao gồm những người có học vấn cao, đã có tác động không nhỏ tới quá trình hình thành diện mạo chính trị mang màu sắc dân chủ sơ khai. Tập quán chính trị dân chủ của Phương Tây cổ đại là một giá trị có tính truyền thống. - Yếu tố tín ngưỡng chỉ là yếu tố ảnh hưởng thấp nhất là trước khi đạo Cơ đốc ra đời, làm xuất hiện khá sớm tư tưởng chhính trị vô thần. - Nội dung các học thuyết chính trị pháp luật được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như triết học, xã hội học, sử học… - Cuộc đấu tranh giữa các tầng lớp xã hội giai đoạn nhà nước mới xuất hiện chi phối mạnh mẽ nội dung các học thuyết chính trị pháp luật. Mỗi giai cấp đều đưa ra luận điểm của mình thông qua các nhà tư tưởng đại diện, phản ánh khá trung thành mâu thuẫn về quyền lợi giữa các giai cấp. 2. Tư tưởng chính trị - pháp luật Hy Lạp cổ đại. a. Đặc điểm xã hội Hy Lạp cổ đại. - Để trở thành một trong những trung tâm văn minh phương Tây, Hy Lạp đã trải qua những biến động lớn lao của lịch sử. Cuộc đấu tranh chống bị chinh phục đã dẫn đến sự xuất hiện của nhà nước ở trạng thái tiền văn minh. Cho dù mới chỉ tồn tại theo thiết chế thị quốc nhưng nhà nước Hy Lạp đã đủ sức chứng tỏ khả năng bảo toàn những giá trị văn minh cơ bản nhất là các tư tưởng về nhà nước pháp luật. - Tư tưởng nhà nước pháp luật của người Hy Lạp nảy sinh trong cuộc chiến tàn khốc giữa các thị quốc, là sản phẩm tư tưởng của cuộc đấu tranh giữa các xu hướng chính trị khác nhau mà chủ yếu là giữa xu hướng chính trị quý tộc bảo thủ và dân chủ. Các thiết chế chính trị kiểu Athens và Sparta là hai thiết chế đối lập làm nảy sinh những tư tưởng chính trị nói trên. Sự phát triển và hoàn thiện của chúng còn liên quan chặt chẽ tới quá trình phát triển và suy vong của nền dân chủ chiếm hữu nô lệ Athens. b. Tư tưởng chính trị - pháp luật thời kỳ ra đời và phát triển của nhà nước Hy Lạp (TK VIII đến TK VI TCN) Cùng với sự tan rã các quan hệ thị tộc - bộ lạc, đã chín muồi mầm mống quyền lực chính trị pháp lý trong điều kiện sự phân hóa mạnh mẽ của các công xã, sự giàu nghèo của các tầng lớp dân cư, các tổ chức quyền lực xã hội dần trở thành công cụ công quyền thống trị người dân không có tài sản. - Trường ca của Hôme và Ghexiôt: Tư tưởng chính trị pháp luật Hy Lạp thời kỳ này trước hết được thể hiện ở các huyền thoại, thể hiện bằng thơ ca, sau đó được đưa vào trường ca của Hôme và Ghexiôt. + Theo trường ca Hôme thì việc thiết lập quyền lực của các thiên thần trên dãy núi Ôlempơ có quan hệ trực tiếp với việc thiết lập công bằng, trật tự của một nhà nước, do đó nhà nước cũng phải có thứ bậc như thứ bậc của các thần linh. Các vị thần được coi là người bảo vệ tối cao cho công bằng, bình đẳng, trừng phạt nghiêm khắc kẻ gây ra bạo lực, đau thương. Công bằng theo Hôme là cơ sở và nguyên tắc của tập quán pháp. Tập quán pháp là sự cụ thể hóa công bằng vĩnh cửu. + Trường ca Ghêriôt là văn bản đầu tiên ghi chép về sự thiết lập nhà nước cổ Hy Lạp, mang màu sắc bi ai của người nông dân bị phá sản. * Ghêriôt tỏ ra nuối tiếc chế độ phụ hệ đang biến mất, căm giận trước sự phụ thuộc của những người tốt và hảo tâm vào bọn khốn nạn và tàn ác, tức giận khi phải chứng kiến sự lộng hành của bọn vua chúa ăn hại dốt nát, chúng được tôn kính như thần thánh, chúng xét xử và trừng phạt tất cả dù bản thân chúng ngập ngụa trong dối trá và hối lộ. * Tỏ ra bất bình vì pháp luật hoàn toàn thuộc về sức mạnh, đau khổ được dành cho những ai có ý định tranh cãi với kẻ mạnh để tìm ra chân lý và thể hiện sự bất bình bằng những lời đe dọa bọn áp bức, “Thần Dớt sẽ vung kiếm chém đầu bọn áp bức, sớm muộn người sẽ trừng trị bọn lộng quyền, cướp bóc và lừa đảo”, là lời cảnh tỉnh với chế độ đương thời. * Trường ca Ghêriôt cho rằng thượng đế là thần sáng tạo ra các nguyên tắc và sức mạnh của pháp luật, của đạo đức, luân lý, khẳng định các đạo luật thống trị sự công bằng trong đời sống nhà nước, xã hội. - Tư tưởng chính trị pháp luật của Pitago (580 – 500 TCN) Pitago đưa ra học thuyết bảo vệ quyền lợi của tầng lớp quý tộc. Tư tưởng về cải biến chính trị của ông dựa trên cơ sở triết học. Học thuyết về các con số của Pitago đóng vai trò quan trọng trong việc biểu hiện các hiện tượng chính trị pháp lý. Ông cho rằng con số là cái đầu tiên và là bản chất của thế giới tự nhiên cũng như xã hội. + Pitago là một trong những người đầu tiên xây dựng lý thuyết về sự bình đẳng. Pháp luật theo ông là phương tiện bằng nhau để bình thường hóa các quan hệ bất bình đẳng và của các cá nhân bất bình đẳng. Công bằng chính là sự đền bù bằng nhau. Ông cho rằng sự công bằng là tiêu chuẩn, cơ sở để con người xử sự với nhau. + Pitago chống lại thiết chế nhà nước dân chủ. Ông kêu gọi vâng lời người trên và cha mẹ, hoàn toàn tuân thủ người cầm quyền và điều tệ hại nhất trong xã hội chính là tình trạng không có lãnh đạo, không có chính quyền. + Pitago đòi hỏi phải thực hiện các mệnh lệnh của nhà nước, tuân thủ pháp luật được ban hành, luật pháp phải được đặt cao hơn phong tục cổ truyền không thành văn. Với quan điểm này về pháp luật đã đặt ông vào những nhà “pháp trị”. - Quan điểm chính trị pháp luật của Hêraclit (530 – 470 TCN) Ông là nhà triết học duy vật, quan niệm chính trị pháp luật của ông gắn với các quan niệm triết học. + Trước hết, Hêraclit nhận xét rằng, tất cả sinh ra từ mâu thuẫn đối kháng mang tính chất quy luật trong vòng xoay của tạo hóa tự nhiên. Xã hội, nhà nước, pháp luật được tạo ra bởi ý chí của con người, trên cơ sở chấp nhận sự chi phối của tự nhiên. Do vậy, nhà nước phải do một người nào đó đứng đầu, người này hơn tất cả mọi người khác ở trí tuệ và phẩm hạnh cao vời. + Ông bảo vệ những nguyên tắc chính trị của giới quý tộc, coi pháp luật là “nơi nương tựa” đảm bảo nhất cho con người. Pháp luật là nền tảng của mọi điều phổ biến. Việc tuân thủ pháp luật không chỉ là trách nhiệm đạo lý mà nó như là nghĩa vụ tự nhiên của con người. c. Tư tưởng chính trị - pháp luật thời kỳ phát triển cao của nền dân chủ chiếm hữu nô lệ (TK V đến TK IV TCN). - Tư tưởng chính trị pháp luật của Đêmôcrit (460 -370 TCN) Đêmôcrit là người đầu tiên đã lý giải một cách khoa học về sự xuất hiện và hình thành con người, xã hội loài người, ông coi đó là quá trình phát triển tự nhiên của thế giới. Sự ra đời, tồn tại của nhà nước, pháp luật là một quá trình phát triển tự nhiên và tất yếu. + Nhà nước và pháp luật xuất hiện không phụ thuộc vào thế lực thần bí nào mà là kết quả nỗ lực liên kết và cuộc đấu tranh lâu dài của con người luôn trong tình trạng vô quyền nhằm hướng tới một chính thể có đảm bảo. Sự đảm bảo của nhà nước đối với quyền lợi của các công dân được xây dựng theo những nguyên tắc: * Tuân thủ pháp luật và thực hiện nghĩa vụ công dân * Phải có sự bình đẳng và nhất trí của mọi công dân * Không có nội chiến Theo ông, các đạo luật là phương tiện bảo đảm cho đời sống thuận lợi của con người trong mối quan hệ với nhà nước và xã hội. + Đêmôcrit ca ngợi sự bình đẳng bác ái trong xã hội công dân, coi hoạt động chính trị có đặc thù riêng mà không phải bất cứ ai cũng có khả năng đó. Theo ý ông, chính trị là nghệ thuật điều hành nhà nước và xã hội. Những người trong cơ quan điều hành phải hơn hẳn những người bị điều hành về trí tuệ và sự hiểu biết. Sự ngu dốt sẽ nảy sinh cường quyền và lòng vị kỷ chính trị. Người nào muốn điều hành xã hội và nhà nước thì phải tự tu dưỡng phẩm hạnh, đạo đức và được đào tạo, giáo dục. - Tư tưởng chính trị pháp luật của Platon (429 – 347 TCN) Platon là học trò của Sôcrat, là người sáng lập ra chủ nghĩa duy tâm triết học do đó tư tưởng chính trị của ông mang nặng màu sắc triết lý, phức tạp và đa diện. Tư tưởng nhà nước và pháp luật của ông được trình bày chủ yếu trong hai tác phẩm: “Nhà nước” và “Các luật” + Quan niệm về nhà nước của Platon được thể hiện ở tư tưởng về “Nhà nước lý tưởng”: * Nhà nước lý tưởng là sự biểu hiện cực đại của tư tưởng. Nguyên tắc cơ bản của xã hội là “một cơ thể thống nhất không phân chia” là sự phân công lao động giữa các tầng lớp người khác nhau: những nhà triết học, nhà quân sự, những người thợ thủ công và nông dân. Từ đó ông cho rằng phân công lao động trong bộ máy nhà nước là cần thiết. Lập pháp, hành pháp và tư pháp đều là những hoạt động nhà nước cùng nhằm vào một đối tượng nhưng đồng thời chúng cũng khác nhau. * Theo Platon, hình thức chính trị của một nhà nước lý tưởng là nhà nước cộng hòa Spacta, trong đó giai cấp chủ nô cầm quyền có khả năng hiểu được những tư tưởng siêu đẳng và nắm được những phương pháp cai trị đối với toàn bộ đám đông dân chúng còn lại. * Nhà nước lý tưởng có thể được thiết lập hoặc theo hình thức quân chủ hoặc theo hình thức quý tộc và cho dù nhà nước nào đi nữa thì trong đó bao giờ cũng có hai nhà nước thù địch lẫn nhau đó là nhà nước của người giàu có và nhà nước của những người nghèo khổ. * Để tạo ra sự bền vững của nhà nước lý tưởng, cần có sự thống nhất về sở hữu, phụ nữ, trẻ em và lối sống đối với các nhà triết học và hiến binh, là sự giáo dục của nhà nước đối với các tầng lớp ấy. Trên thực tế, “nhà nước lý tưởng” của Platon không trở thành hiện thực. - Tư tưởng chính trị pháp luật của Arixtôt (384 – 322 TCN) Ông là người kế tục phát triển các tư tưởng chính trị pháp lý cổ đại sau Platon. Mác coi Arixtôt là một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất thời cổ đại. Tư tưởng của ông được thể hiện trong các tác phẩm “Chính trị” và “Chính thể Aten”. + Arixtôt lý giải rằng bản thân sự tồn tại của xã hội đã làm phát sinh sự bất công mà chế độ chiếm hữu nô lệ là biểu hiện của sự bất công đó. Ông cho rằng: bản thân tự nhiên sinh ra một số người cầm quyền và thống trị, một số khác là kẻ bị trị; chế độ nô lệ là nền tảng, là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của nhà nước, bởi lẽ sự lao động cực nhọc làm cho người tự do mất khả năng tham gia vào các công việc nhà nước. + Nhà nước không phải là kết quả của sự thỏa thuận giữa mọi người với nhau dựa trên ý chí của họ mà được hình thành do lịch sử, tồn tại trong ý thức hệ siêu hình, được phát triển từ gia đình và làng xã với tư cách là một hình thức tổng thể và hoàn thiện nhất trong giao tiếp giữa mọi người. + Ông phân biệt các loại nhà nước theo 2 tiêu chí: * Số lượng người cầm quyền trong nhà nước. Theo tiêu chí này, ông phân biệt sự cầm quyền của một người, của một số người, của đa số. * Mục đích thực hiện của nhà nước. Theo tiêu chí này, ông phân biệt thành: nhà nước đúng (trong đó thực hiện được lợi ích chung) gồm chế độ quân chủ, chế độ quý tộc, thể chế chính thể và nhà nước sai (trong đó chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân) như nền bạo chính tập đoàn thống trị và chế độ dân chủ. Sai lầm của ông là đồng nhất chế độ dân chủ với quân chủ hạn chế và chế độ chuyên chế. + Arixtôt ủng hộ thể chế được gọi là chính thể. Đó là sự tổng hợp các đặc tính của chế độ chuyên chế tập đoàn và dân chủ. Ông cho rằng sự kết hợp giữa hai hình thức nhà nước sai lại đem lại phương án tối ưu của thể chế chính trị. Trong chế độ dân chủ, ông quan tâm tới hệ thống các biện pháp nhằm loại trừ việc tiếm quyền, còn đối với tập đoàn thống trị, ông ưa thích việc lãnh đạo xã hội từ phía những người giàu có, khá giả, luôn hướng tới sự ổn định trật tự. + Ông chia quyền lực nhà nước thành ba bộ phận: lập pháp, hành pháp và tư pháp trong đó lập pháp có chức năng ban hành các đạo luật; hành pháp chỉ thực hiện, không ban hành pháp luật; tư pháp chỉ xét xử trên cơ sở pháp luật. Ba bộ phận này tạo nên cơ sở của mọi nhà nước và sự khác biệt của thể chế nhà nước quyết định phương thức tổ chức của mỗi bộ phận đó. + Ông cho rằng pháp quyền biểu hiện bản chất của nhà nước vì bằng pháp luật, các quyền của công dân được củng cố. Nhiệm vụ của pháp luật là trợ giúp các cá nhân tự thỏa mãn trong các mối quan hệ về quyền. Ông cho rằng quyền của con người là khác nhau, có mức độ khác nhau giữa quyền của người giàu và quyền của người nghèo. Ông cũng phân biệt hai loại pháp luật: pháp luật chung, tự nhiên và pháp luật riêng được xác lập trong mỗi dân tộc. Các pháp luật chung cao hơn pháp luật riêng. + Về công lý, ông cho rằng: tổng thể các pháp luật tạo thành công lý chính trị, các quy phạm pháp luật là “công lý”. Hành động công bằng là hành động theo pháp luật. + Ông cũng khẳng định tính “quy phạm phổ biến” của pháp luật. Theo ông, pháp luật không thể thâu tóm, điều chỉnh được mọi quan hệ xã hội. Nếu trường hợp cụ thể nào đó không điều chỉnh được thì cần bổ sung vào pháp luật nhưng phải đúng với dự định của nhà lập pháp sẽ làm. Tóm lại, mặc dù tư tưởng chính trị pháp luật của Arixtôt không ủng hộ tư tưởng của Platon và ông cũng không phải là nhà tư tưởng của giai cấp quý tộc nhưng cũng không thể gọi ông là nhà lý luận chính trị có tư tưởng dân chủ song lý luận của ông đã có những cống hiến lớn trong việc phát triển lý luận về nhà nước pháp luật. d. Tư tưởng chính trị - pháp luật thời kỳ văn minh cổ Hy Lạp (TK III đến TK I TCN). Từ nửa sau thế kỷ IV TCN, sự gia tăng các mâu thuẫn đã dần phá vỡ các quốc gia thành bang Hy Lạp. Hệ thống thành bang trở nên không còn phù hợp với sự phát triển của PTSX chiếm hữu nô lệ. Các quốc gia thành bang nhỏ bé suy yếu và không còn khả năng thực hiện các chức năng của bộ máy thống trị của chủ nô dần nhường chỗ cho những thiết chế chính trị mới. Vào những năm 330 TCN, Hy Lạp rơi vào sự thống trị của Maxêđoan, mở ra thời đại văn minh cổ Hy Lạp. Các vấn đề chính trị, nhà nước và pháp luật không còn là mối quan tâm chính, nhường chỗ cho chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa phi chính trị. Các khuynh hướng cộng hòa chèn ép khuynh hướng quân chủ. Thay cho các quan niệm về công dân, nhà nước là các khái niệm con người với tư cách là công dân của thế giới. Những tư tưởng chính trị pháp luật của Êpiquya, Pôlibi và những người theo chủ nghĩa Khắc kỷ có ảnh hưởng lớn thời bấy giờ. - Quan điểm chính trị pháp lý của Êpiquya (341 – 270 TCN) + Êpiquya giải thích nguồn gốc của nhà nước và pháp luật bắt nguồn từ “khế ước xã hội” giữa con người với nhau về lợi ích chung của họ, được thống nhất bởi mục đích ngăn chặn tác hại có thể nảy sinh trong các mối quan hệ giữa con người. + Đối với mỗi lúc, mỗi nơi công bằng sẽ có sự thay đổi vì sự thỏa thuận giữa những người tham gia hợp đồng có sự thay đổi. Hành vi của con người, hoạt động quyền lực nhà nước và các đạo luật phải phù hợp với các quan niệm tự nhiên về công bằng. + Ông cho rằng các đạo luật sẽ không còn tính công lý nếu như nó sinh ra không vì lợi ích giao tiếp chung giữa mọi người. - Chủ nghĩa Khắc kỷ do Dênong (336 – 264 TCN) và Khơrixip sáng lập + Cơ sở triết học của học thuyết về đạo đức xã hội của những người khắc kỷ là học thuyết về sự thống nhất thế giới do trí tuệ toàn cầu điều khiển. Cá nhân chỉ là hạt bụi của chính thể thần linh. Bất cứ ai cũng có thể hạnh phúc nếu người đó tuân theo định mệnh, bằng lòng với vị trí của mình trong cuộc sống, thờ ơ với những gì diễn ra xung quanh. Như vậy, chủ nghĩa khắc kỷ đã gắn quản lý với số phận. Số phận xuất hiện với tư cách là “luật tự nhiên” và mang đặc trưng thượng đế. + Dênông đưa ra tư tưởng về nhà nước hỗn hợp giữa các chính thể. Nhà nước xuất hiện như là sự thống nhất tự nhiên, là sản phẩm của tự nhiên. Theo ông, chế độ nhà nước tốt nhất là sự liên kết của dân chủ, quyền lực hoàng đế và quý tộc. Với quan niệm nhân loại là thống nhất, những người thuộc phái khắc kỷ cho rằng cần phải có một nhà nước mang tính toàn cầu do một hoàng đế thông thái trị vì, đó là người cha của các dân tộc và chỉ tồn tại một quốc tịch chung. Họ cho rằng những người thông thái và hoàng đế mới là những người tự do, còn nô lệ không trở thành người tự do. III. TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT LA MÃ CỔ ĐẠI 1. Đặc điểm xã hội La Mã cổ đại. - Nhà nước La Mã xuất hiện tương đối sớm và trải qua thời kỳ phát triển lâu dài với ba giai đoạn chủ yếu: giai đoạn công xã nông nghiệp lạc hậu, giai đoạn cộng hòa chiếm nô và giai đoạn đế chế. - Lịch sử La Mã cổ đại gắn liền với cuộc đấu tranh gay gắt giữa các tầng lớp xã hội từ khi các quan hệ thị tộc – bộ lạc bước vào giai đoạn tan rã hoàn toàn. Từ cuộc đấu tranh này, các giai cấp trong xã hội đã đưa ra những tư tưởng chính trị pháp luật để biện minh cho chính thể đương thời hay để phủ nhận chính thể đó, hướng tới thay đổi những trật tự cố hữu trong đời sống xã hội đầy mâu thuẫn. 2. Tư tưởng chính trị - pháp luật La Mã cổ đại. a. Tư tưởng chính trị của tầng lớp bị áp bức (nô lệ và nông dân bị phá sản) Đây là những tư tưởng được hình thành trong những cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn như cuộc khởi nghĩa ở Sisile. Các nhà lãnh đạo khởi nghĩa đã hướng tầng lớp nghèo khổ vào các mục đích thành lập nhà nước công bằng. Tiêu biểu là tư tưởng chính trị của Tibêri Grakhơ và Tibêri Gai - Tibêri Grakhơ là nhà tư tưởng thực tiễn, là người tiếp tục phát triển quan điểm công bằng sở hữu ruộng đất, chống sở hữu lớn. Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc. Năm 133 TCN, khi đuợc nhân dân lựa chọn là người đứng đầu tòa án, ông đã nhanh chóng đưa ra một dự thảo luật điều chỉnh quan hệ sở hữu ruộng đất nhằm ngăn chặn tình trạng chiếm hữu đất công từ phía tầng lớp giàu có. Dự luật trên thể hiện tư tưởng chống bất công xã hội của Grakhơ. Tư tưởng trao quyền định đoạt sở hữu cho phần đông nhân dân đã làm lung lay chính quyền quý tộc và nghị viện khiến cho lực lượng chính trị chống đối thù ghét. Năm 132 TCN, ông cùng với 400 người theo ông bị lực lượng quý tộc giàu có giết chết. - Mặc dù bị hãm hại nhưng tư tưởng chính trị của Grakhơ đã làm sôi động thêm cho phong trào đấu tranh của quần chúng bị áp bức và được người em trai của ông tiếp tục phát triển trong cuộc chiến chống viện Nguyên lão để thành lập khối liên minh rộng lớn giữa nông dân, thị dân và hiệp sĩ. Năm 123 TCN, khi được bầu làm người đứng đầu tòa án, Gai đã nhanh chóng đưa ra một số dự luật quan trọng, đáng lưu ý là dự luật giảm 50% giá bánh mì, cho phép người nghèo được đi xem nhà hát, dự luật về quyền được trả tô thuế bằng tiền áp dụng cho dân vùng Tiểu Á, dự luật chuyển giao quyền xét xử từ viện Nguyên lão sang cho tầng lớp hiệp sĩ. Những dự luật trên đây dù chưa được thực hiện đầy đủ nhưng đã thể hiện tư tưởng chính trị pháp luật vì một thiết chế công bằng, phi bạo lực và nó có ảnh hưởng to lớn tới quá trình hoàn thiện nhà nước theo khuynh hướng dân chủ nảy sinh trong cuộc đấu tranh gay gắt giữa các thế lực chính trị đối kháng ở La Mã. b. Tư tưởng chính trị pháp luật của tầng lớp chủ nô. Hệ tư tưởng này xuất hiện trong bối cảnh nền cộng hòa CHNL bước vào giai đoạn khủng hoảng và điều kiện xuất hiện chế độ quân chủ đã chín muồi. - Tư tưởng chính trị pháp luật của Maccơ Tunli Xixêrông (106 – 43 TCN). Ông là nhà chính trị nổi tiếng, từng tham gia ứng cử thống chế năm 64 TCN. Tư tưởng của ông là sự kết hợp quan điểm của Arixtôt, Platon với nội dung cơ bản là bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị. + Về nguồn gốc nhà nước, Xixêrông cho rằng khuynh hướng “liên minh, liên kết tạo ra nhà nước” là khuynh hướng tự nhiên, có nghĩa là không phải do sự bất bình về tài sản, nhà nước “là công việc chung của nhân dân”, nó đòi hỏi sự tham gia tích cực của mọi người. + Để biện minh cho chính sách độc tài của Xêda - người đã thiết lập nền bạo chính, xóa bỏ nguyên tắc dân chủ sơ khai của nền cộng hòa, ông coi bạo quyền là con đẻ của hoàn cảnh “chúng ta là nô lệ của Xêda và Xêda là nô lệ của hoàn cảnh”. + Chức năng của nhà nước là bảo vệ tài sản cho cá nhân trước nguy cơ bị xâm phạm, ông kêu gọi tập hợp lực lượng chủ nô trong cuộc đấu tranh chống lại các cuộc nổi dậy của quần chúng lao khổ. Những quần chúng lao khổ (ông gọi là bọn hèn yếu) phải thực hiện nghĩa vụ tối thượng là tuân thủ pháp luật nhà nước. + Xêrirông phân biệt ba hình thức nhà nước chủ yếu: dân chủ, quý tộc và quân chủ, coi “chế độ dân chủ là một trong những thể chế nhà nước xấu xa nhất” vì không có gì ghê tởm hơn sự độc đoán của đám đông, không có gì nguy hại hơn đám đông ngộ nhận mình là nhân dân. Về cơ bản ông vẫn ca tụng hình thức nhà nước quân chủ. Theo ông, nhà nước quân chủ là sự đảm bảo cho trật tự xã hội, ông đánh giá cao vai trò của “vị minh quân” giống như người chủ trong gia đình. c. Hệ tư tưởng chính trị khắc kỷ. Hệ tư tưởng này có hai hướng cơ bản: - Hướng thứ nhất, khẳng định chế độ CHNL là chế độ bất biến, là trật tự có tính thiên định. Tiêu biểu cho hướng này là quan điểm của Luxiut Xênêca (3 - 65). Ông phê phán chuyên quyền, kêu gọi hãy coi nô lệ là con người, tuy là con người với số mệnh là nô lệ, là “bọn hạ lưu”. Muốn đảm bảo được trật tự xã hội cần phải coi viện Nguyên lão có vai trò quan trọng. - Hướng thứ hai, phản ánh sự phản kháng tiêu cực của các tầng lớp bị áp bức trong xã hội, những người đã mất niềm tin vào khả năng thoát khỏi áp bức bằng con đường đấu tranh tích cực. Họ tự an ủi mình bằng các giải pháp chính trị thụ động. Tiêu biểu cho xu hướng này là quan điểm của Epichtêt (50 -138). Ông phê phán nghiêm khắc chế độ CHNL, căm ghét sự giàu có và lối sống xa hoa của bọn quý tộc nhưng lại không kêu gọi mọi người vùng dậy để thiết lập trật tự mới, ngược lại, thuyết phục mọi người hãy thực hiện một trách nhiệm duy nhất là tự hoàn thiện phẩm giá để giữ cho tinh thần vững vàng trong mọi tình thế xã hội. Ông nói rằng: “tôi tồn tại mà không tồn tại, tôi đang sống mà như đống tro tàn” để thuyết phục tầng lớp nghèo khổ hãy giữ thái độ thờ ơ với những biến động xã hội. d. Hệ tư tưởng của các luật gia La Mã Các luật gia La Mã đã có những đóng góp quan trọng vào kho tàng lý luận về nhà nước và pháp luật. - Mặc dù đứng trên các quan điểm khác nhau về nguồn gốc và bản chất của nhà nước nhưng các luật gia La Mã đã có những nhận định chung. Theo họ, nhà nước xuất hiện là một tất yếu, nó là công cụ hữu hiệu để bảo vệ tài sản của các công dân dựa trên những nguyên tắc quyền lực xuất phát từ pháp luật, pháp luật là những quy tắc giao tiếp mang tính tổng thể, là tập quán dân sự phổ biến được nâng lên thành luật pháp, không ngừng hoàn thiện để đáp ứng sự phát triển của xã hội. - Các luật gia La Mã chia luật pháp thành hai hệ thống các qui phạm: công pháp và tư pháp. Tư pháp là các qui phạm bảo vệ quyền lợi của từng cá nhân còn công pháp thì bảo vệ công quyền. Các qui phạm của tư pháp cũng được chia thành ba loại cơ bản: luật tự nhiên (ius naturale), luật dân tộc (ius gentium) và luật công dân (ius civile). Mỗi loại trên có đối tượng điều chỉnh riêng biệt. - Những quyền năng mang tính tự nhiên là cơ sở của các quyền còn lại. Quyền có tài sản và quyền bảo vệ tài sản là quyền tự nhiên cơ bản, được nhà nước thừa nhận và tôn trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có quyền năng nói trên mà chỉ có những người tự do mới được thừa nhận là những người có năng lực pháp luật. Nô lệ không có quyền này mà chỉ được coi là “công cụ lao động biết nói”. - Các luật gia La Mã ra sức tuyên truyền những nguyên tắc lập pháp như “quan không được làm luật” nhưng dần rời xa nguyên tắc đó, không những vậy, họ khẳng định quyền tối thượng của các hoàng đế, thừa nhận sức mạnh chi phối pháp luật của những người đứng đầu nhà nước. - Mục đích điều chỉnh của pháp luật là đảm bảo cho tính sinh lợi của tài sản (giá trị lưu thông của tài sản). Trách nhiệm thực hiện pháp luật của các công dân là hướng vào mục đích nói trên, cho nên tôn trọng pháp luật chính là tôn trọng quyền năng của chính mình. Như vậy, có thể thấy tư tưởng chủ đạo của các luật gia La Mã là tư tưởng pháp trị, lấy mục đích bảo vệ chế độ tư hữu làm nền tảng lý luận chính trị pháp luật nói chung. e. Tư tưởng chính trị pháp luật Thiên chúa giáo. Tư tưởng chính trị pháp luật của La Mã không thể không kể đến tư tưởng chính trị mang màu sắc tôn giáo, mà rõ nhất là trong giáo lý của Thiên chúa giáo. Thiên chúa giáo xuất hiện như một phong trào của quần chúng bị áp bức. Ban đầu nó như là tôn giáo của nô lệ và người được trả tự do của những người nghèo khổ và các dân tộc vô quyền và bị chinh phục. - Giáo lý Thiên chúa giáo tiền kỳ thể hiện một sự kết hợp tư tưởng về một “thiên sứ” đã chịu nạn và phục sinh để cứu vớt loài người. Thiên chúa giáo xuất hiện như một phản ứng lịch sử tất yếu của bộ phận dân cư các công xã trước nguy cơ bị tước đoạt quyền lợi từ phía các giáo sĩ Do thái và người La Mã. Hình tượng chúa Gêsu được coi là “thiên sứ” có khả năng chịu nạn thay cho họ (cứu thế) và sẽ xuất hiện để trừng trị bọn người độc ác (giáng thế), thiết lập “đô thành thượng đế” (nước Chúa). Xét tư tưởng Thiên chúa giáo tiền kỳ là tư tưởng chính trị của bộ phận những người bị áp bức thì đó là tư tưởng chính trị thụ động. Nếu tư tưởng khắc kỷ kêu gọi xa lánh xã hội và cam chịu số phận thì Thiên chúa giáo cũng kêu gọi sự chờ đợi, nhẫn nhục để được cứu vớt, phải tin vào Chúa sẽ giáng thế để đưa những ai tin Chúa đến với cõi vĩnh hằng. - Trong các công xã Thiên chúa giáo cũng có một thành phần tương đối dân chủ, tôn trọng sự nghèo khổ và lao động. Tuy nhiên, tính chất dân chủ sơ khai chỉ tồn tại trong thời tiền kỳ, tư tưởng dân chủ sơ khai dần bị thay thế bằng tư tưởng khắc kỷ. Sự phản ứng gay gắt chế độ chuyên quyền được thay bằng lời kêu gọi hãy chấp nhận nó. Bộ phận quí tộc tăng lữ trở thành một thế lực, sức mạnh chính trị của họ được thể hiện ở khả năng bao quát và điều hành công xã. Chính lúc này, Thiên chúa giáo trở thành một tôn giáo thế giới, một công cụ tư tưởng để củng cố thế lực của đế chế. - Tư tưởng chính trị Thiên chúa giáo được thể hiện qua các học thuyết khẳng định tính thiên định của quyền lực, ca ngợi quyền lực như biểu hiện “ý Chúa”, mọi sự vận động các quan hệ xã hội đều dựa vào “trí tuệ toàn năng” của “Đấng Cứu Thế”. Những học thuyết đó được gọi chung là các “học thuyết thần quyền”, biện minh cho sự bất công xã hội, nhà nước và pháp quyền của giai cấp bóc lột. Học thuyết thần quyền còn có khuynh hướng chi phối quyền lực của đế chế La Mã. Quan điểm này thể hiện rõ ở tư tưởng của giám mục Ôguytxtanh. Ông khẳng định rằng chế độ nô lệ do Chúa định là bất diệt. Kẻ nô lệ phải là nô lệ vì những tội lỗi của mình. Sự giàu nghèo là do Chúa tạo ra để giúp đỡ người nghèo và thử thách người giàu. Sự tồn tại song song hai hình thức nhà nước: Giáo hội (tượng trưng nước Chúa) và nhà nước thế tục là sự tồn tại bất dịch theo trật tự “nhà nước của Chúa” cao hơn nhà nước thế tục. Vì vậy, nhà nước của các hoàng đế phải phụ thuộc vào Giáo hội, có nhiệm vụ bảo vệ giáo hội để tiêu diệt tà đạo. Tư tưởng chính trị của Ôguytxtanh mở đầu cho giai đoạn xuất hiện phát triển của thần học và các học thuyết chính trị pháp luật thời kỳ sau La Mã.
| |
| | | Admin Admin
Tổng số bài gửi : 1632 Points : 4711 Reputation : 2 Join date : 30/09/2010 Age : 14 Đến từ : Tuy Đức - Đăk Nông
| Tiêu đề: CHƯƠNG II 28/11/2010, 11:16 | |
| CHƯƠNG II CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT THỜI KỲ PHONG KIẾN I. CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT TÂY ÂU TRONG THỜI KỲ XUẤT HIỆN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN 1. Khái quát chung - Sau khi chế độ CHNL La Mã sụp đổ, vào thế kỷ V - VII ở Tây Âu đã xuất hiện các nhà nước, chế độ phong kiến dần hình thành. Nền tảng của chế đọ phong kiến là sở hữu ruộng đất của chúa phong kiến. Xã hội phân chia thành hai giai cấp chính: chúa phong kiến nắm hầu hết ruộng đất và nông dân bị bần cùng hóa, lệ thuộc vào các chúa phong kiến. Tới thế kỷ IX chế độ phong kiến đã hình thành xong ở tất cả các nước Tây Âu, đông thời Tây Âu bị chia nhỏ thành các quốc gia phong kiến, xã hội phân chia thành nhiều đẳng cấp với sự chiếm hữu ruộng đất khác nhau. - Trong xã hội phong kiến ở Tây Âu, nhà thờ Cơ đốc giáo có vị trí đặc biệt. Với việc chiếm gần 1/3 đất đai, giới tăng lữ, thầy tu trở thành đẳng cấp đầu tiên của xã hội phong kiến, nhà thờ đóng vai trò thống soái trong hệ tư tưởng của xã hội phong kiến. Giáo hội can thiệp vào đời sống chính trị, xã hội và tuyên bố đặc quyền, đặc lợi của các lãnh chúa phong kiến, sự bóc lột trong xã hội là do “chúa đã an bài”. Nhà thờ Thiên chúa giáo sử dụng các lời kêu gọi “phục tùng chính quyền” nô lệ cam chịu sự khuất phục các ông chủ của mình mà các giáo sĩ thời nô lệ đã sử dụng nhằm thiết lập trật tự phong kiến. 2. Các học thuyết chính trị - pháp luật cơ bản thời kỳ ra đời, phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu a. Học thuyết thần quyền. - Với sức mạnh kinh tế, chính trị và sự thống trị về tinh thần của mình, nhà thờ Thiên chúa giáo mưu toan bắt các lãnh chúa phong kiến quí tộc và toàn bộ xã hội phải qui phục và lệ thuộc vào mình. Các giáo hội tích cực tuyên truyền các học thuyết thần quyền nhằm thống trị thế giới. Một trong những học thuyết được phổ biến rộng rãi là học thuyết “ Mặt trời và mặt trăng”, trong đó cho rằng “mặt trăng tỏa sáng nhờ mặt trời, vương quyền chói sáng nhờ giáo hoàng”. Thuyết “hai gươm” cũng được phổ biến rộng rãi, theo đó nhà vua có được gươm báu của mình (chính quyền) là nhờ có giáo hội và do đó phải phục tùng giáo hội. - Việc sử dụng các học thuyết thần quyền vào mục đích chính trị, tranh giành quyền lực giữa giáo hoàng La Mã và các hoàng đế là cuộc đấu tranh giữa các tập đoàn thống trị khác nhau nhưng cả nhà thờ và giới phong kiến đều có mục tiêu chống lại phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân bị áp bức. Nhà thờ Thiên chúa giáo giúp đỡ phong kiến quí tộc đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân, còn các hoàng đế thì ủng hộ nhà thờ đấu tranh chống các phong trào tà đạo. - Một trong những học thuyết tiêu biểu cho học thuyết thần quyền là học thuyết của Tômát Đacanh (1223-1274), ông đã cố gắng biện minh cho những giáo điều Thiên chúa giáo nhằm khẳng định tư tưởng mới cho chế độ phong kiến, chống lại sự phê phán của các phái tà giáo. + Theo Tômat Đacanh, thế giới được xây dựng trên cơ sở tôn ti trật tự thánh thần trong đó các hình thức tối cao tạo sức sống cho hình thức thấp nhất. Đứng đầu trật tự đó là Chúa, thực thể qui định nguyên tắc phục tùng của đẳng cấp dưới đối với đẳng cấp trên. Từ đó, ông quan niệm xã hội cũng phải được xây dựng trên cơ sở kẻ dưới phục tùng người trên. + Ông phân biệt thần luật và nhân luật. Thần luật chỉ ra con đường “đạt tới sự cực lạc chốn thiên đường”, còn nhân luật qui định trật tự đời sống xã hội nơi trần tục. Trên cở sở phân chia này ông cho rằng nhân luật không được mâu thuẫn với luật tự nhiên. Nhà cầm quyền không được cấm thần dân được sống, hôn nhân và sinh đẻ; đối với quân dịch, lao động và sưu thuế thì do chúa phong kiến qui định. Quan niệm dùng luật tự nhiên để hạn chế pháp luật thành văn khẳng định chúa phong kiến không được giết nô lệ song đồng thời nó cũng biện minh cho sự chuyên quyền của chúa phong kiến trong việc xác định nghĩa vụ phong kiến. + Để bảo vệ chế độ nhà thờ Thiên chúa giáo, ông cho rằng một khi nhà quân chủ vi phạm các đạo luật của nhà thờ thì nhà thờ có quyền lật đổ ông ta, còn các thần dân có nghĩa vụ tuân thủ giáo hội. Ông cho rằng: Bản chất của chính quyền tức là trật tự điều hành do Chúa định tuy nhiên không phải vì thế mà mỗi vị quân chủ đều có thể trở thành thánh thần, mọi hành động của họ đều mang “tính chất thánh thần”. Một khi họ trở thành kẻ tiếm quyền, chuyên chế và điên rồ thì họ sẽ phải chịu sự phán xét của nhà thờ. + Tômat Đacanh coi chế độ quân chủ là hình thức cao nhất. Lý tưởng của ông là chế độ quân chủ phong kiến với vai trò khá lớn của hội đồng các đại phong kiến (gồm cả các giáo hoàng). Yếu tố dân chủ chỉ được coi là nhà thờ có khả năng kêu gọi thần dân lật đổ độc tài khi cần thiết. b. Sự ra đời của tư tưởng thị dân. - Vào thế kỷ XII – XIV cùng với sự phát triển của thương mại và thủ công nghiệp, ở một loạt các nước Tây Âu diễn ra quá trình đô thị hóa. Cư dân nhiều đô thị đã giành được độc lập khỏi các lãnh chúa phong kiến, họ tích cực ủng hộ triều đình phong kiến trung ương tập quyền, chống phong kiến địa phương cát cứ và tham vọng của nhà thờ Thiên chúa giáo. - Trong bối cảnh trên đã xuất hiện các luật gia lên tiếng ủng hộ triều đình trong cuộc đấu tranh chống lại sự cát cứ phong kiến và mưu toan của nhà thờ thâm nhập vào công việc của chính quyền quý tộc. Cả vua và các thị dân đều tìm một chỗ dựa vững mạnh ở đẳng cấp đang lớn mạnh là luật gia. Các luật gia đã bảo vệ quyền lực tối cao và độc lập của triều đình. - Với tác phẩm “Người bảo vệ hòa bình” (1324), Macxili Paduan (1270 - 1342) vốn là Hiệu trưởng trường đại học Tổng hợp Pari đã cương quyết chống lại các học thuyết thần quyền, ông coi sự xâm nhập của nhà thờ vào đời sống chính trị, vào công việc nhà nước là nguyên nhân gây mất ổn định chính trị xã hội. Theo ông, nhà thờ và giáo hội chỉ có quyền răn dạy, truyền bá giáo lý nhưng không thể ép buộc. Chỉ có Chúa mới là người định ra luật chứ không phải giáo hội. Trên cơ sở phân biệt thần luật với nhân luật, ông cho rằng nhà thờ chỉ có trách nhiệm với thần luật, còn nhân luật phải do nhân dân lập ra và họ có quyền chọn cho minh một vị quân chủ. Ông cũng cho rằng hình thức nhà nước hoàn hảo nhất là “chế độ quân chủ do bầu cử”, trong đó nhân dân thông qua các đạo luật tự lựa chọn cho mình vị quân chủ trị vì suốt đời. c. Các phong trào tà giáo Phong trào tà giáo ở Tây Âu được chia thành 2 thời kỳ: giai đoạn TK X - XIII và TK XIV-XV. Các phong trào tà giáo là sự phản kháng cách mạng của nhân dân lao động chống lại sự áp bức. Theo Ăngghen: đó là “sự đối lập có tính chất cách mạng chống lại chế độ phong kiến”. - Phong trào tà giáo ở Bungari có tên gọi là phong trào “thánh thiện”. Các nhà truyền giáo thánh thiện đã tuyên truyền: “Dạy cho đồng bào không tuân thủ chính quyền”, nguyền rủa bọn giàu có, căm thù vua chúa, nguyền rủa các tộc trưởng, phê phán bọn quan lại, coi việc phục vụ vua chúa là đớn hèn trước Chúa và mọi kẻ nô lệ không được phục vụ cho ông chủ của mình. - Dưới ảnh hưởng của học thuyết thánh thiện, đầu thế kỷ X - XI đã xuất hiện các phong trào tà giáo của quần chúng lao động ở Xecbia, Bôxnia, Nga…Đồng thời học thuyết thánh thiện cũng có ảnh hưởng lớn tại bắc Italia và miền Nam nước Pháp, nơi nó được sử dụng trong cuộc đấu tranh chống nhà thờ Thiên chúa giáo của thị dân, nông dân và các quí tộc riêng rẽ, làm cho bắc Italia và miền nam Pháp hầu như không còn chịu sự kiểm soát của giáo hội. Để chống lại phong trào tà giáo, nhà thờ Thiên chúa giáo đã tổ chức hàng loạt những cuộc đàn áp rất dã man, thiết lập toà án giáo hội để xét xử những người chống giáo hội, các dòng tu khổ hạnh (Đôminích và Phranxit) cũng bắt đầu hình thành từ đó. - Cuối thế kỷ XIV, phong trào tà giáo lại bùng lên dữ dội. Thời kỳ này xuất hiện hai hình thức tà giáo chính: tà giáo thị dân và tà giáo nông dân: + Tà giáo của thị dân thể hiện quyền lợi của dân thành thị và tiểu quí tộc đòi hỏi một “giáo hội rẻ tiền”, chủ yếu nhằm tấn công vào tài sản và địa vị chính trị của bọn giáo sĩ, đòi phục hồi chế độ đơn giản của giáo hội cơ đốc nguyên thuỷ, bãi bỏ các thầy tu, giám mục, toà thánh Rôma, tức là mọi thứ đắt tiền trong giáo hội. + Tà giáo nông dân biểu thị trực tiếp nhu cầu của nông dân và bình dân và hầu như luôn kết hợp với khởi nghĩa. Tà giáo nông dân khác với tà giáo thị dân, nó đòi hỏi tái lập sự bình đẳng của đạo Cơ đốc nguyên thuỷ giữa những thành viên trong công xã tôn giáo, đòi hỏi công nhận sự bình đẳng đó như là một tiêu chuẩn cho cả quan hệ dân sự, từ “sự bình đẳng giữa những người con của Chúa” nó đã rút ra sự bình đẳng của các công dân và phần nào cả sự bình đẳng về tài sản. II. CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT TÂY ÂU THỜI KỲ TAN RÃ CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN 1. Tư tưởng chính trị - pháp luật thời kỳ Phục hưng. a. Khái quát chung về thời đại Phục hưng - Thời đại phục hưng được hiểu là thời đại của những biến đổi kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội rất sâu sắc, có ý nghĩa khẳng định sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng chế độ phong kiến đã lỗi thời. Khái niệm Phục hưng - Renaissance - không được hiểu đơn thuần là sự phục hồi những giá trị nhân văn từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, mà nó còn là sự thể hiện một cách tổng thể xu hướng phủ nhận Nhà thờ và Tôn giáo, kêu gọi bảo vệ các quyền và giá trị bất biến của con người với tư cách là chủ thể sự vận động của các quan hệ xã hội. - Cốt lõi của thời đại Phục hưng là xu hướng phát triển xã hội dựa vào tư tưởng nhân văn (Humannisme). Tư tưởng nhân văn không chỉ thể hiện trong các lĩnh vực khoa học và nghệ thuật mà được thể hiện sớm nhất trong tư tưởng chính trị và pháp luật bởi tư tưởng lúc này đã đóng vai trò quyết định cho sự thắng lợi của PTSX tư bản chủ nghĩa khi mà nó chưa đủ sức để vượt qua những trở ngại của chế độ phong kiến đang kìm hãm sự phát triển của xã hội. - Tư tưởng Phục hưng là tư tưởng tư sản. Nó bao hàm nội dung xuyên suốt là khẳng định con người với những khát vọng tự nhiên nhất là được tồn tại, được có tài sản và quyền bảo vệ tài sản đó trong tình cảnh luôn bị tước đoạt hoặc có nguy cơ bị tước đoạt. - Trong lĩnh vực lý luận nhà nước và pháp luật, tư tưởng Phục hưng thể hiện sự phủ nhận học thuyết thần quyền, phủ nhận chế độ phong kiến, thể hiện sự vươn lên tới hoàn thiện chính thể tư sản - một chính thể được coi là chính thể hợp lý hơn vì nó đảm bảo được sự phát triển của xã hội. Trên nguyên tắc lấy quyền lợi kinh tế làm cơ sở nền tảng cho sự phát triển đó. Chính vì vậy, học thuyết chính trị xuất hiện trong thời kỳ này đảm nhận sứ mạng tìm kiếm sự trả lời hợp lý nhất cho những vấn đề mấu chốt của thời đại tư bản chủ nghĩa. b. Tư tưởng chính trị pháp luật của Nicôlô Machiaveli (1469 – 1527) Machiaveli sinh tại Italia vào thời kỳ phát triển cực thịnh của các đô thị và cũng là thời kỳ chiến tranh tàn khốc giữa các lãnh địa phong kiến cát cứ. Ngoài ra Italia lúc này còn phụ thuộc vào sự thống trị của Tây Ban Nha, Pháp, Đức cho nên nhiệm vụ chứng minh sự cần thiết phải thống nhất quốc gia và tập trung chính trị đã được Machiaveli đặt lên hàng đầu trong học thuyết phi tôn giáo của mình. Machiaveli đã viết cuốn sách danh tiếng “Le Prince” (Quân vương) thể hiện tư tưởng của ông về nhà nước và pháp luật. Lý thuyết của ông là một phần căn bản của thời đại Phục hưng. - Machiaveli đã tách việc nghiên cứu lý luận chính trị khỏi các giáo điều và luân lý tôn giáo. Với quan điểm trên, ông trở thành một trong những nhà tư tưởng tư sản xây dựng học thuyết về chính trị như một khoa học điều hành nhà nước. - Về nguồn gốc nhà nước, Machiaveli khẳng định nhà nước là do con người lập ra chứ không phải là một “thiên sứ” nào đó. Nhà nước xuất hiện từ nhu cầu của con người nhằm bảo vệ quyền lợi vật chất vì quyền lợi vật chất đóng vai trò quan trọng trong đời sống của mọi người, thậm chí quan trọng đến mức làm cho người ta có thể quên đi “việc bố mẹ mình đang hấp hối để nhớ tới tài sản có nguy cơ bị tước đoạt, dù tài sản đó rất không đáng kể”. - Theo ông, sự khác biệt về tài sản làm nảy sinh mâu thuẫn và hoàn toàn có thể dẫn đến cuộc đấu tranh giai cấp rất gay gắt, cuộc giao tranh giữa các giai cấp xã hội có tác động mạnh mẽ tới quá trình hoàn thiện thiết chế nhà nước. Phân tích về quá trình hoàn thiện thiết chế nhà nước, ông chỉ rõ sự thay thế tất yếu của các hình thức nhà nước quân chủ, quí tộc để thay vào đó là chính quyền của “đám đông”. Ủng hộ nhà nước cộng hoà là lý tưởng chính trị của ông, điều đó xuất phát từ cách nhìn nhận ưu ái của ông đối với những giá trị tự do và bình đẳng. Ông nói: ở đâu sự bình đẳng ngự trị thì ở đó không thể xuất hiện nền quân chủ và “nhân dân bao giờ cũng cao hơn vị quân vương”, nền cộng hoà bao giờ cũng vững hơn nền quân chủ, nó dễ thích ứng với những điều kiện khác nhau, nó đảm bảo tốt hơn sự thống nhất và sức mạnh của nhà nước, sức mạnh của tinh thần ái quốc. - Từ việc đánh giá cao những giá trị tự do, bình đẳng, Machiaveli đi đến một số kết luận về vai trò của những bộ phận xã hội mới xuất hiện, đó là bộ phận thị dân giàu có - bộ phận tiền tư sản và quí tộc tư sản hoá. Theo ý ông, họ là nền tảng của chế độ cộng hoà. - Machiaveli cũng giải thích khái niệm “Le Prince”, Quân vương theo ông là chức vụ do dân cử và quyền lực của quân vương là do dân giao phó khác với vai trò của vị quân chủ trong chế độ thừa kế thế vị. Nhiệm vụ và quyền lực mà lịch sử giao cho Quân vương là lập ra nhà nước và các đạo luật nhằm mau chóng thống nhất Italia, biến nó thành nhà nước tập quyền dân tộc. Khi Quân vương thực hiện xong vai trò cách mạng của mình trong việc thủ tiêu giới quí tộc phong kiến, tổ chức nhà nước thống nhất, thiết lập một số quyền tự do chính trị, bình đẳng cho công dân…thì cần phải tiến hành tổ chức một nhà nước tự do. 2. Tư tưởng chính trị - pháp luật của phong trào cải cách tôn giáo và phong trào chống chuyên chế. Cải cách tôn giáo là biện pháp mà người phương Tây sử dụng để mưu toan thay đổi xã hội của họ. Cải cách tôn giáo trước hết phải được xem như một cuộc cách mạng xã hội dưới màu sắc tôn giáo. Nó phản ánh trung thực tư tưởng cách tân xã hội, biến đổi lối sống và được xuất phát từ nguyện vọng của đông đảo tầng lớp thị dân giàu có, một bộ phận địa chủ, quí tộc tư sản hoá và thương nhân… - Lãnh tụ của phong trào cải cách tôn giáo là Martin Luther (1483-1546). Ông là con của một chủ giàu có trong giới xí nghiệp hầm mỏ. Là một luật sư trẻ, một nhà thần học, ông đã trải qua những cuộc khủng hoảng về tinh thần để từ đó bắt đầu nhận xét về Giáo hội như là một kẻ ngộ đạo. Ngày 31 tháng 10 năm 1517 ông đã dán 95 luận đề của mình lên cửa nhà thờ Wittenberg ở Saxonie và hành động này đã mở đầu cho thời kỳ cải cách tôn giáo, đưa đến sự ra đời của một giáo hội tách rời hẳn giáo hội Kitô La Mã. Năm 1518, Luther đã công khai lên án Giáo hoàng và Giáo hội, phủ nhận cái gọi là “Giai cấp tinh thần” (giới giáo sĩ) và cho rằng nếu đã có một “giai cấp tinh thần” thì mọi người Kitô giáo đều thuộc giai cấp tinh thần đó. Khi giáo hoàng Leo X ký sắc lệnh lên án học thuyết của Luther, ông đã dốt bản sắc lệnh đó. Năm 1520, Luther bị trục xuất khỏi giáo hội, hoàng đế Charles V cùng các hoàng thân tuyên bố đặt ông ra ngoài vòng pháp luật. Mặc dù bị triều đình và giáo hội đối xử bằng một thái độ khắc nghiệt nhưng hoạt động của ông đã lôi cuốn được một số giáo dân, lãnh chúa vùng Saxonic là Frederick và các tiểu vương ở một số nơi đã ủng hộ ông. Cuộc cải cách của Luther đã thắng lợi sau khi ông tổ chức lại giáo hội Saxonic theo quan điểm của mình. Tư tưởng cải cách của ông đã lan rộng ra nhiều nước. - Chỉ sau một năm ngày Luther dán luận đề của ông ở nhà thờ, một linh mục Thuỵ sĩ là Wylrich Swingli (1484 - 1531) đã phát động phong trào cải cách tôn giáo theo những tư tưởng của Luther để kêu gọi dân chúng đến với đạo Tin lành. Tư tưởng này được John Calvin (1509-1564) tiếp tục trong một phong trào cải cách ở Geneve. Canvil là một luật sư có khuynh hướng cổ điển, từ bỏ La Mã để đi theo đạo Tin lành sau khi tiếp thu tư tưởng của Luther. Khi cuộc cải cách của Luther suy tàn thì cuộc cải cách của Canvil đã trở thành lá cờ cho những người cộng hoà ở Geneve, ở Hà Lan và Êcôt, giải phóng Hà Lan khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha và của đế quốc Đức và đã cung cấp một bộ áo tư tưởng cho màn thứ hai của cuộc cách mạng tư sản diễn ra ở Anh. Như vậy, giá trị đích thực của phong trào cải cách tôn giáo ở Đức và Thuỵ sĩ được thể hiện rõ nhất là ảnh hưởng của nó tới lịch sử nước Anh, khi Henry VIII (1509-1547) cắt đứt liên lạc với Toà thánh và ban bố đạo luật tối thượng quyền (1534) để trở thành người đứng đầu giáo hội Anh, đạo Tin lành đã thắng thế ở Anh. Mặc dù thể hiện dưới màu sắc tôn giáo và dưới hình thức cải cách tôn giáo nhưng tư tưởng của phong trào cải cách tôn giáo của Luther, Canvil là phù hợp với tinh thần thời đại, phản ánh nhu cầu chính trị xã hội của giai cấp tư sản mới xuất hiện trong cuộc đấu tranh chống thiết chế chính trị của chế độ phong kiến, chuẩn bị tiền đề cho sự ra đời của các học thuyết chính trị pháp luật ở giai đoạn tiếp theo. Từ phong trào cải cách tôn giáo đã xuất hiện hệ tưởng chống phong kiến chuyên chế với nội dung bao hàm là minh chứng cho quyền tối cao của nhân dân và chính quyền nhà nước có nguồn gốc là sự thoả thuận xã hội. - Ở Pháp, những người đi đầu trong phong trào chống chuyên chế là Gôtman và La Bôexi. Với tác phẩm “Phrancô - Galia” Gôtman đã lên tiếng phản đối tình trạng tập trung quyền lực vào tay các “bạo chúa”. Tuy nhiên khái niệm “nhân dân” của ông chỉ hạn chế ở tầng lớp quí tộc chứ không phải tất cả. La Bôexi chống lại nền bạo chính và ca ngợi tự do thiên nhiên của con người. Theo ông tự do là trạng thái tự nhiên, sự bình đẳng của con người cũng là lẽ tự nhiên, sự chuyên quyền của bạo chúa là mối nguy hại lớn cần phải bãi bỏ. - Tư tưởng chống chuyên chế cũng được biểu hiện ở học thuyết của chủ nghĩa xã hội không tưởng. Tư tưởng CNXH không tưởng kết hợp cả nội dung chống phong kiến chuyên chế và thù ghét cả chế độ xã hội TBCN mới xuất hiện. Đây là hệ tư tưởng thể hiện khát vọng của tầng lớp những người bị áp bức, sự thất vọng của các nhà tư tưởng trước hậu quả tích luỹ nguyên thuỷ của tư bản. Các nhà không tưởng đã vạch ra con đường đi đến với tự do, bình đẳng bằng một thiết chế thực sự dân chủ và nêu ra một số luận điểm chính trị nổi bật. Một trong số các nhà không tưởng nổi bật là Thomas More (1478 - 1535) với tác phẩm “Utôpia” và “Luận về thể chế nhà nước tốt nhất” của T.Campanela (1568-1639) đã hướng tới một xã hội công bằng, được xây dựng trên cơ sở xoá bỏ tư hữu, chế độ người bóc lột người. Thomas More đặt hy vọng của mình vào một nhà nước như xứ sở của lòng say mê lao động, nơi mà các quan chức luôn tỏ ra xứng đáng là những người cha công minh, còn Campanela muốn xây dựng nhà nước trên cơ sở lý trí (thành phố mặt trời), nơi ngự trị của tự do và lòng bác ái rộng lớn, nơi mà người đứng đầu nhà nước tỏ ra thông thái và am hiểu mọi vấn đề, nhằm mang lại hơi ấm của tự do và bình đẳng cho tất cả. - Ở Hà Lan, các nhà tư tưởng đã tuyên bố chế độ phong kiến là “phản tự nhiên”, tách vấn đề nhà nước và pháp quyền ra khỏi tôn giáo để chuẩn bị nền tảng tư tưởng cho cách mạng tư sản. Nhà lý luận chính trị tiêu biểu của Hà Lan là Hugo Groxi (1583-1645) với tác phẩm “Bàn về pháp luật, về quyền tự do tự nhiên trong thời kỳ mới” đã cho rằng: một chính thể được gọi là hợp lý là chính thể tôn trọng sự tồn tại song song của hai hệ thống các quy phạm pháp luật: quy phạm tự nhiên và quy phạm thực định. Quy phạm tự nhiên bao gồm những chế định bảo đảm một trật tự tự nhiên, trong mối quan hệ giữa con người với con người, tức là những quan hệ phát sinh cùng đồng thời với trạng thái tư hữu; mục đích của các quy phạm tự nhiên là chống những hành vi vi phạm quyền tài sản và thân thể. Điều này có nghĩa là sở hữu cá thể là bất biến và phải được tôn trọng. Quy phạm thực định là tổng hoà những qui phạm của “nhân pháp” và “thần pháp”. Đối tượng điều chỉnh của nó có thể được bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của các quan hệ xã hội nhưng mục đích không thể vượt qua là bảo đảm cho quyền tự do mang tính tự nhiên của con người. Theo cách đánh giá của Grôxi thì pháp luật thực định phong kiến đã vi phạm nghiêm trọng quyền con người và tự do tư hữu bị chà đạp bởi bạo lục và sự đố kỵ phong kiến, chế độ phong kiến không còn là sự đảm bảo nữa do đó cần phải bị lật đổ. - Tư tưởng của Baruc Spinôda (1632-1677) hình thành trong hoàn cảnh của cuộc đấu tranh gay gắt giữa các phe phái chính trị ở Hà Lan nhằm khôi phục chế độ quân chủ hoặc phủ nhận chế độ đó, ca ngợi chế độ cộng hoà. Spinôda là nhà tư tưởng pháp lý tự nhiên nhưng ông không tuyệt đối hoá quyền tự do tự nhiên của con người. Ông cho rằng: trong trạng thái tự nhiên, quyền của con người hoàn toàn phụ thuộc vào sức mạnh và sự ham muốn của chính con người. Vì vậy, cùng với sự phát triển của xã hội, con người đã buộc phải tranh giành lẫn nhau để đến mức hoài nghi chính sức mạnh và thủ đoạn của cá nhân. Hơn nữa, xã hội phát triển đòi hỏi ở mỗi người tính cộng đồng và sự chia sẻ cho nên xã hội được hình thành không khác gì hơn là công cụ bảo vệ quyền và bảo tồn sức mạnh cho tất cả những ai thoả thuận tạo dựng ra nó và nhà nước với sức mạnh cao hơn sức mạnh tất cả có thể làm giảm bớt sự say mê và phẫn nộ của cá nhân con người, buộc con người phải sống theo “qui luật của lý trí”. Theo Spinôda thì sức mạnh nhà nước không thể là vô hạn, đó là điều khác biệt căn bản với quan điểm của nhiều nhà tư tưởng cho rằng quyền lực nhà nước là vô hạn. Ông đặc biệt nhấn mạnh những giá trị tự do của con người trong tín ngưỡng và ngôn luận, phủ nhận sự ràng buộc của nhà nước hoặc nhà thờ đối với tư duy con người. Sức mạnh của nhà nước phụ thuộc vào nó có đảm bảo được quyền lợi của đám đông hay không, khi pháp luật bị vi phạm từ phía người cầm quyền thì sức mạnh nhà nước sẽ suy giảm. Ông phê phán chế độ quân chủ, coi trọng nền dân chủ và đưa ra dự án cải cách chế độ quân chủ trong đó quyền lực trong nhà nước quân chủ phải thuộc về thiết chế đại biểu. Nó thông qua các đạo luật và giám sát việc thực hiện các đạo luật của các quan chức. Người đứng đầu nhà nước có quyền lực hạn chế trong việc giải quyết những bất đồng nảy sinh và hạn chế những mưu toan của ai đó muốn gây nguy hại cho quyền lợi của tất cả. Những quan điểm chính trị của Spinôda có tác động to lớn tới sự phát triển của cuộc đấu tranh chính trị ở Hà Lan và các nước phương Tây sau này. Một số tư tưởng về nền tự do, dân chủ đã được tiếp thu và nâng lên thành những hệ luận chính trị có giá trị khoa học cao trong thời đại cách mạng tư sản Pháp và Mỹ thế kỷ XVIII.
| |
| | | Admin Admin
Tổng số bài gửi : 1632 Points : 4711 Reputation : 2 Join date : 30/09/2010 Age : 14 Đến từ : Tuy Đức - Đăk Nông
| Tiêu đề: CHƯƠNG III 28/11/2010, 11:19 | |
| CHƯƠNG III CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT THỜI KỲ CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHƯƠNG TÂY
I. CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT Ở ANH THỜI KỲ CÁCH MẠNG TƯ SẢN 1. Tư tưởng chính trị pháp lý của Thomas Hobbes (1588-1679) Thomas Hobbes là một nhà triết học, đại biểu của chủ nghĩa duy vật anh thế kỷ XVII. Ông sinh trưởng trong một gia đình linh mục ở nông thôn. Từ nhỏ đã theo học tiếng Latinh và Hy Lạp. Khi còn theo học tại đại học Oxford, ông đã tích cực nghiên cứu vật lý, triết học và viết nhiều tác phẩm về triết học và chính trị học. - Con người, theo quan điểm của ông là một thể thống nhất giữa tính tự nhiên và tính xã hội. Về bản tính tự nhiên, mọi người là bình đẳng. Ông cho rằng: “Giới tự nhiên đã tạo ra mọi nười khác nhau cả về thể xác và tâm hồn. Nhưng sự khác nhau nhất định về thể xác và tinh thần giữa họ không lớn tới mức để cho bất kỳ người nào dựa trên điều đó để có thể kỳ vọng kiếm lợi được điều gì cho bản thân mình mà những người khác lại không thể làm được”. - Nhưng con người ai cũng có khát vọng, nhu cầu riêng. Đây là tiền đề để con người hay làm điều ác. Mỗi người đều ích kỷ vì quyền lợi của mình mà có thể chà đạp lên tất cả. Ông khẳng định: “Con người là một động vật độc ác và ranh ma hơn cả sói, gấu và rắn”. Đây cũng là điều đẩy xã hội loài người tới các cuộc chiến tranh. Công lý là khái niệm pháp quyền luôn luôn bị bác bỏ bởi những ngòi bút và thanh kiếm. Theo ông “ngay cả chân lý khẳng định là tổng ba góc của một tam giác bằng hai vuông mà mâu thuẫn với lợi ích của một ai đó đang nắm chính quyền thì tất cả các cuốn sách về hình học sẽ bị đốt hết”. - Xuất phát từ quan điểm về trạng thái tự nhiên của con người, ông khẳng định khả năng bẩm sinh của con người càng bình đẳng bao nhiêu thì khi thoát ra khỏi trạng thái này mà chuyển vào xã hội dân sự càng bất hạnh bấy nhiêu. Vì cuộc đấu tranh sinh tồn giữa con người ngày càng khó khăn và phức tạp, ai cũng phải lo sợ cho tính mạng và cuộc sống của mình đã thúc đẩy mọi người đi đến ký kết một khế ước xã hội, đó là cơ sở để nhà nước xuất hiện. - Theo T.Hobbes, mỗi dân tộc trong sự phát triển của mình đều phải trải qua hai giai đoạn: giai đoạn tự nhiên và giai đoạn xã hội công dân (giai đoạn nhà nước). Nhà nước là sự sáng tạo cao nhất của con người có thể làm được. Nhà nước đóng vai trò điều hành sự phát triển xã hội, xử phạt những ai vi phạm lợi ích chung của mọi người. Nhà nước tựa như một “con người nhân tạo” mà chính phủ là linh hồn của con người đó. Sự xuất hiện của nhà nước cũng có mặt hạn chế ở chỗ nó làm giảm bớt khát vọng tự nhiên nhất định của con người, tự do của con người do đó bị thu hẹp. Nhưng không còn cách nào khác, con người phải cần đến nhà nước thì mới sống yên ổn được. Các đạo luật nhà nước mặc dù nhiều khi không làm thỏa mãn sở thích cá nhân của một ai đó nhưng đều hợp lý và tất yếu. Do vậy, nhiệm vụ của nhà nước là phải trừng phạt nhưng phải công minh, còn mỗi cá nhân có nghĩa vụ phải tuân theo. Bản thân tôn giáo là cần thiết để khuyên răn mọi người làm theo các chuẩn mực của nhà nước, tức pháp luật đã ban hành. Nhà thờ phải tuân thủ nhà nước chứ không phải nhà nước phải tuân thủ nhà thờ. - So sánh giữa các chính thể chính trị, ông cho rằng dưới chế độ quân chủ tư lợi và công lợi chỉ là một. Của cải, danh dự, thế lực của một vị quân vương chỉ xuất xứ từ của cải, thế lực và danh tiếng của các thần dân. Không một ông vua nào có thể giàu, vinh quang hoặc bền vững nếu thần dân của ông nghèo, quá yếu vì thiếu thốn và chia rẽ. Nhưng điều bất lợi dưới chế độ quân chủ là bất cứ thần dân nào cũng có thể bị chiếm đoạt tài sản để làm giàu cho những kẻ được sủng ái và có thế lực. Nhưng việc này cũng có thể xảy ra ở chính thể dân chủ hay quí tộc. Quyền lực nằm trong tay hội đồng cũng dễ bị siểm nịnh, cám dỗ để phục vụ cho lòng tham và tham vọng lẫn nhau tương tự như quan hệ của quân vương với kẻ nịnh thần. Ông khẳng định chế độ quân chủ có ưu điểm là ít kẻ nịnh thần hơn trong khi kẻ nịnh thần trong hội đồng lại rất đông. Vì lẽ đó ông ủng hộ chế độ quân chủ. 2. Tư tưởng chính trị của John Linbecne ( 1616-1657) J. Linbecne là một nhà chính trị, là lãnh tụ của phái Bình quân (San bằng). Phái này xuất hiện trong cuộc đấu tranh chống nền quân chủ và chống cả phái Trưởng lão (đa số ở nghị viện). Phái Bình quân đại biểu cho quyền lợi của đông đảo nhân dân là nông dân, thợ thủ công và tiểu tư sản. Họ là người bảo vệ chế độ tư hữu, yêu cầu có một cuộc cách mạng tư sản triệt để để thúc đẩy CNTB phát triển nhanh chóng. - Linbecne chủ trương bình đẳng về mặt chính trị, thi hành phổ thông đầu phiếu, lập chế độ cộng hòa, tự do tín ngưỡng, tự do buôn bán, thi hành nguyên tắc mọi người bình đẳng trước pháp luật. - Dựa vào “quyền bẩm sinh” của nhân dân, ông đòi hủy bỏ quyền lực của nhà vua và thượng nghị viện, thành lập nghị viện một viện, cơ quan đại diện cho toàn thể nhân dân Anh và từ một đến hai năm bầu lại một lần. - Để đảm bảo pháp chế, phái Bình quân chia ra thành quyền lập pháp và quyền hành pháp và không cho chúng gắn liền với nhau. Mục đích của việc phân chia quyền lực là nhằm đảm bảo nền pháp chế dân chủ tư sản và củng cố các quyền dân chủ và tự do. - Linbecne và phái Bình quân chống lại việc bầu cử theo tài sản, bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, đòi hỏi đơn giản hóa pháp luật. Tất cả những biện pháp dân chủ tư sản này theo họ sẽ cải thiện được tình trạng của những người nghèo và trung lưu. - Là đại biểu cho tầng lớp tiểu tư sản, Linbecne và những người phái Bình quân không chống lại sở hữu tư nhân. Trong một tuyên ngôn đặc biệt của phái này viết: “chúng tôi tuyên bố rằng, trong tư duy của chúng tôi chưa bao giờ có ý tưởng san bằng tài sản của mọi người và mong muốn cao nhất của chúng tôi là thể chế của nước cộng hòa, mà trong đó mỗi người được sử dụng sở hữu của mình với sự đảm bảo ở mức tối đa”. - Hạn chế của Linbecne và phái bình quân là do lo sợ làm lung lay các mối quan hệ tư hữu buộc họ phải hạn chế đòi hỏi của mình về quyền phổ thông đầu phiếu, họ chống lại việc trao quyền bầu cử cho những kẻ đầy tớ và những người nghèo khổ, cho rằng nghị viện không có quyền “san bằng tài sản mọi người, phá hủy sở hữu hay biến mọi của cải thành của chung”. Mặc dù có những hạn chế nhưng các khẩu hiệu của phái Bình quân là tiến bộ và cách mạng trong thời đại của mình. Cương lĩnh chính trị của họ và những tư tưởng dân chủ cách mạng về chủ quyền nhân dân, thỏa thuận xã hội, về “quyền tự nhiên” của con người cũng như đòi hỏi về sự phân chia quyền lực nhằm đảm bảo nền pháp chế đã có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển sau này của các học thuyết chính trị của nền dân chủ tư sản. 3. Tư tưởng chính trị pháp lý của John Locke (1632-1704) J.Locke sinh trưởng trong một gia đình công chức Anh. Năm 20 tuổi ông học tại trường đại học Oxford, sau đó bỏ học và chuyên nghiên cứu về y học và triết học. Sau cách mạng tư sản ông sống lưu vong ở Pháp và Hà Lan. - Locke đã trình bày quan điểm của mình về pháp lý tự nhiên. Theo ông, trong “trạng thái tự nhiên” con người có các quyền tự do, bình đẳng và tư hữu. Các quyền này bắt nguồn từ bản chất muôn đời và bất biến của con người và không ai có thể làm thay đổi được chúng. Trong các quyền tự nhiên, ông coi có cả quyền tư hữu mà nó bắt nguồn từ “lao động cá nhân”. Học thuyết của ông muốn phản ánh sở hữu tư sản như một “sản phẩm của tình yêu lao động và sự tiết kiệm”. - Về nguồn gốc nhà nước, ông cho rằng mặc dù có sự hữu ái hòa bình trong trạng thái tự nhiên, các quyền này của con người đã không được đảm bảo chắc chắn, mỗi người buộc phải phán xử và trừng trị những kẻ vi phạm quyền hạn của mình. Để tránh tranh cãi và đảm bảo các quyền tự nhiên, mọi người đã có một giao ước chung về việc thành lập nhà nước. Nhà nước được thành lập để bảo vệ các quyền tự nhiên của con người, thiết lập luật pháp để tạo lập và bảo vệ sở hữu cũng như sử dụng các lực lượng xã hội để thực hiện các đạo luật này và bảo vệ sự tấn công từ bên ngoài. - Học thuyết của Locke thể hiện đòi hỏi của giai cấp tư sản nhằm củng cố chế độ tư hữu như là nền tảng của chế độ xã hội. Các quyền tư hữu, tự do và bình đẳng là các quyền tự nhiên không thể bị tước bỏ. Locke đã phản ánh dưới hình thức tổng quát các khuynh hướng của giai cấp tư sản là bảo vệ mình và sở hữu của mình khỏi bị chính quyền nhà nước xâm phạm và đặt ra trước nhà nước nhiệm vụ bảo vệ xã hội tư sản nói chung. Đồng thời học thuyết này đã biện minh và duy trì vĩnh viễn chế độ tư hữu TBCN dựa trên bản tính “muôn đời và bất biến” của con người. - Locke phủ nhận chế độ chuyên chế vì một ông vua chuyên chế thường xâm phạm đến tự do và sở hữu. Để bảo vệ các “quyền tự nhiên” theo ông thích hợp nhất là chế độ quân chủ lập hiến. - Nét đặc trưng trong học thuyết của Locke là việc khởi thảo học thuyết về sự “phân chia quyền lực” đã từng xuất hiện vào thời kỳ cách mạng tư sản 1640 - 1660 trong học thuyết của phái Bình quân. + Khi phân chia quyền lực nhà nước thành lập pháp, hành pháp, ông cho rằng quyền lập pháp phải thuộc về nghị viện, đó là quyền lực cao nhất trong nhà nước. Nghị viện phải họp định kỳ để thông qua các đạo luật, nhưng không can thiệp vào việc thực hiện chúng. + Quyền hành pháp phải thuộc về nhà vua. Nhà vua lãnh đạo việc thi hành pháp luật, bổ nhiệm các bộ trưởng, chánh án và các quan chức khác. Hoạt động của nhà vua phụ thuộc vào pháp luật và vua không có đặc quyền nhất định nào đối với nghị viện (như quyền phủ quyết, bãi miễn..) để nhằm không cho phép nhà vua thâu tóm quyền lực về tay mình và xâm phạm “các quyền tự nhiên của công dân”. Nhà vua cũng thực hiện các quyền liên minh (liên bang), tức là giải quyết các vấn đề chiến tranh, hòa bình và đối ngoại. - Locke cũng đề cập tới vấn đề ai sẽ là người phân xử giữa hành pháp và lập pháp. Theo ông trong những trường hợp nếu quyền lập pháp muốn đưa nhân dân vào vòng nô lệ thì nhân dân sẽ là người phán xử, nhân dân phải sử dụng sức mạnh của mình. Về thực chất ông biện minh cho quyền nổi loạn của nhân dân (quyền kêu trời). Nhân dân chỉ nổi loạn khi mọi chuyện đã quá sức chịu đựng. Khi gánh gặng của chế độ chuyên chế trở thành không thể chịu đựng được nữa. Một trong những hình thức nổi loạn, kêu trời của nhân dân là quyền đảo chính. II. CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT Ở PHÁP THỜI KỲ CÁCH MẠNG TƯ SẢN CUỐI THẾ KỶ XVIII 1. Hệ thống quan điểm chính trị của Voltaire (1694-1778) a. Tóm lược cuộc đời và sự nghiệp của Voltaire Voltaine là nhà văn, nhà triết học Pháp, xuất thân từ một gia đình thị dân giàu có ở Pari. Năm 23 tuổi đã bị tù 11 tháng vì viết văn chế diễu giai cấp quí tộc. Ông là người đi đầu trong đội tiên phong các nhà khai sáng, ông đã thể hiện lợi ích của bộ phận tư sản hy vọng cải tạo xã hội bằng con đường tiến hành cải cách ở thượng tầng. Voltaine đã vạch trần nhà thờ Cơ đốc giáo, kẻ thù của khai sáng và tiến bộ, coi việc đấu tranh chống sự đè nén của nhà thờ là nhiệm vụ chính của các nhà khai sáng. b. Tư tưởng chính trị pháp quyền của Voltaire - Trước hết, ông tỏ ra hài lòng với hệ thống lập hiến Anh. Vào những năm 60, ông nghiêng về tư tưởng quân chủ kiểu Anh, bắt đầu xuất hiện những khuynh hướng cộng hòa trong tư tưởng của ông. Từ việc thừa nhận nền cộng hòa là hình thức nhà nước sơ khai (cuốn Từ điển triết học), ông đã bắt đầu nói về sự hợp lý của chế độ cộng hòa và những ưu điểm của nó, phát triển tư tưởng cộng hòa (cuốn Di chúc chính trị), bày tỏ thiện cảm với nền cộng hòa Thụy Sĩ, nơi ngự trị sự bình đẳng thực sự. - Ông bảo vệ lợi ích của tầng lớp thứ ba nhưng đồng thời hoài nghi với các tầng lớp xã hội thấp hèn. Ông cho rằng: khi dân đen bắt đầu đàm luận thì tất cả sẽ tiêu tan. - Voltaine là nhà tư tưởng chính trị dũng cảm. Ông đòi hỏi phải tiêu diệt các tòa án giáo hội, đòi cải cách pháp luật qua con đường thay thế các hệ thống luật lệ địa phương khác nhau bằng luật pháp chung của cả nước, đòi hỏi cải cách hệ thống tư pháp, đưa ra những tư tưởng tiến bộ trong lĩnh vực luật hình sự. - Voltaine phê phán pháp quyền phong kiến và chế độ chuyên chế trên quan điểm học thuyết “pháp luật tự nhiên”. Các đạo luật tự nhiên được ông gọi là luật của lý trí, tạo cho con người bình đẳng và tự do. Tự do là quyền tự nhiên quan trọng nhất do đó cần phải bãi bỏ những đặc quyền phong kiến. Ông chủ trương tự do tín ngưỡng, tự do báo chí, ngôn luận, sở hữu. Thuyết giáo của ông về sự bình đẳng của tất cả công dân trước pháp luật, mọi người có nghĩa vụ bình đẳng về nộp thuế tương ứng với tài sản có vai trò tiến bộ to lớn. - Đại diện cho giai cấp tư sản đang lên, cho đẳng cấp thứ ba trong xã hội Pháp, Voltaine đã nói lên nguyện vọng của nhân dân bị áp bức chống lại hai đẳng cấp quí tộc và tăng lữ để tiêu diệt chế độ phong kiến chuyên chế. Tuy nhiên, trong tư tưởng của ông vẫn còn chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Mặc dù đả kích tôn giáo nhưng ông lại tin vào sự tồn tại của thượng đế; đả phá chế độ quân chủ nhưng lại tin vào một chính thể chuyên chế “minh quân’, ông đòi dân chủ nhưng lại cho rằng bất bình đẳng là một qui luật. Công lao của Voltaine trong việc bảo vệ tự do cá nhân là hết sức to lớn. Ông đã thúc đẩy phát triển và phổ biến các tư tưởng chính trị tiến bộ, chuẩn bị cho nhân dân đi tới tự do. Ông đã đặt nền tảng cho một lâu đài tư tưởng chính trị mới. 2. Học thuyết chính trị của Montesquieu (1689-1755) a. Tóm lược cuộc đời và sự nghiệp của Montesquieu (Môngtexkiơ). Montesquieu - Charles De Secondat là một nhà văn, nhà triết học chính trị thuộc trào lưu khai sáng. Ông được coi là người sáng lập ra khoa học chính trị. Ông là người đại diện cho khuynh hướng chính trị của giai cấp tư sản pháp, có ảnh hưởng lớn đến cách mạng tư sản Pháp 1789. Montesquieu sinh trưởng trong một gia đình quan chức cấp cao của nghị viện có tinh thần tiến bộ, từ nhỏ đã say mê văn học cổ và luật học. Ông đã từng làm chủ tịch nghị viện thành phố Boocđô và đặc biệt say mê nghiên cứu triết học, vật lý. Năm 1728 là viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Pháp. b. Tư tưởng chính trị pháp quyền của Montesquieu (Môngtexkiơ). - Trước hết, Montesquieu phê phán chế độ chuyên chế Pháp, coi đó là thể chế bạo chúa. Chế độ chuyên chế không thể dung hoà với tự do, để có tự do phải tiêu diệt chuyên chế. Ông cũng đồng thời phê phán kịch liệt nhà thờ Thiên Chúa giáo, vạch trần bộ mặt giả dối của các giáo sĩ, sự mù quáng và ăn bám của giáo hội. - Ông đã cố gắng vạch rõ nguồn gốc, bản chất của nhà nước và pháp luật. Trong tác phẩm này ông đã đề ra lý thuyết về các chính thể. Ông cho rằng: “Tinh lý của luật pháp” là cái làm cho chính thể ấy trở nên đích thị là nó, làm cho nó phân biệt được với chính thể khác (dù có thể mang cùng nhãn hiệu). - Phân tích về các thể chế chính trị ông cho rằng: + Nhà nước chuyên chế là hình thức cầm quyền trong đó cả quốc gia nằm dưới quyền lực của một người phủ nhận các đạo luật, đó là nhà nước phụ thuộc vào sự lộng quyền của người cầm quyền. Trong nhà nước không có pháp luật vì không có những thiết chế đảm bảo duy trì pháp luật. Vì vậy, nhà nước chuyên chế là nhà nước khủng bố, nhà nước của sự chuyên quyền. + Chế độ chuyên chế đối lập với cái gọi là chế độ ôn hoà được thực hiện ở các nền quân chủ lập hiến và cộng hoà. Theo cách hiểu của ông, nền quân chủ đối lập với nền chuyên chế và hình thức quân chủ được hiểu là quyền lực hạn chế theo kiểu quân chủ lập hiến Anh, đó là nền quân chủ mà quyền lực của một người được thực hiện trên cơ sở các đạo luật. + Montesquieu có thiện cảm với thể chế cộng hoà và ông chia thành hai loại là dân chủ và quí tộc. Trong nền cộng hoà ngự trị nguyên tắc đạo lý, là hình thức cầm quyền ôn hoà, trong đó thực hiện tự do chính trị. Nguyên tắc sống của nó là bình đẳng, ái quốc, tình yêu và tự do. - Montesquieu cũng khẳng định các hình thức nhà nước phụ thuộc vào qui mô lãnh thổ, các nhà nước nhỏ phải là nhà nước cộng hoà, các nhà nước tầm trung là nhà nước quân chủ, còn các nhà nước lớn là chuyên chế. - Theo Montesquieu, nguyên tắc của nền cộng hoà là “đức hạnh”. Ông giải thích rằng: đức hạnh ở đây không phải là đức hạnh đạo đức, cũng không phải là đức hạnh cơ đốc giáo mà là đức hạnh chính trị. Đức hạnh cộng hoà nằm trong tình yêu tổ quốc. Người ta thừa nhận tình yêu này là sự ưu tiên cho lợi ích công cộng. Đức hạnh bao hàm cả sự bình đẳng và tính thanh đạm. Bàn về nguyên tắc “đức hạnh chính trị” trong chính thể cộng hoà dân chủ, ông đòi hỏi ở người dân liên tục phải có đức tính hy sinh, hạn chế mọi ham muốn và tinh thần vô kỷ luật. Vì chính thể dân chủ là chính thể của đa số nên nếu nó thối nát thì sẽ có nguyên nhân là sự suy đồi của đa số nhân dân, nếu vậy thì quốc gia sẽ bị tiêu diệt. Tóm lại theo ông, có ba loại chính thể: cộng hoà, quân chủ và chuyên chế. Trong chính thể cộng hoà, toàn dân hay phần lớn dân chúng có quyền hành chính trị. Trong chính thể quân chủ chỉ có một người nắm quyền chính nhưng cai trị theo luật lệ nhất định được thiết lập từ trước. Trong chính thể chuyên chế cũng chỉ có một người thống trị nhưng không theo một luật lệ nào. Theo cách nhìn nhận của ông mỗi chính thể đều có ưu nhược điểm song chế độ quân chủ ôn hoà là tốt hơn cả. - Montesquieu có xu hướng coi sự xuất hiện của nhà nước và pháp luật là có tính lịch sử. Theo ông, sự tự do dựa vào pháp luật là nền tảng của tự do chính trị, muốn có tự do này, chính phủ phải được tổ chức như thế nào để không công dân này phải e sợ một công dân khác. Tự do chính trị nói một cách khác là ở chỗ quyền không ỷ thế hiếp dân, vi phạm pháp luật. Nhưng làm thế nào để bảo vệ tự do cho dân chúng. Ông cho rằng vì khuynh hướng chung của mỗi người có quyền lực là lạm dụng quyền đó. Muốn cho chính phủ không lạm dụng quyền lực, bảo vệ tự do của người dân thì phải tổ chức thế nào để “quyền hành ngăn chặn quyền hành”. Chỉ khi nào quyền hành bị một quyền hành khác ngăn chặn nó mới ngưng lại và không đi quá giới hạn luật định. Ông đưa ra quan điểm về phân chia quyền lực: + Lập pháp là quyền làm ra luật, sửa đổi và huỷ bỏ luật. + Hành pháp là quyền chăm sóc an ninh, đối nội, đối ngoại, lãnh đạo dân chúng trong khuôn khổ pháp luật đã ban hành. + Tư pháp là quyền trừng phạt người phạm tội và phân xử khi có tranh tụng giữa các tư nhân. - Để đảm bảo tính ôn hoà của cơ quan lập pháp, ông đề nghị phân ra làm hai viện: một viện gồm đại biểu quí tộc thành lập bằng phương pháp thế tập; một viện đại diện cho dân chúng thành lập bằng phương pháp bầu cử. Với phương pháp thành lập và mục đích khác nhau nên chúng sẽ ngăn chặn lẫn nhau, nhờ đó luật pháp được hai bên biểu quyết sẽ có lợi cho mọi người. Những luật chỉ có lợi cho một bên sẽ không được biểu quyết, nhờ đó tránh được nạn cơ quan lập pháp quá khích. - Giữa các cơ quan cũng cần phải có sự ngăn chặn lẫn nhau. Cơ quan hành pháp không có quyền thông qua luật nhưng có quyền ngăn chăn lập pháp biểu quyết những đạo luật có hại cho quốc gia, cơ quan lập pháp không được quyền truy tố nhà vua là người đứng đầu cơ quan hành pháp. Nếu lập pháp truy tố được nhà vua sẽ trở thành cơ quan chuyên chế và sự tự do sẽ không còn nữa. Ngược lại cơ quan lập pháp phải có quyền kiểm soát cơ quan hành pháp. Khi luật lệ ban hành không được áp dụng thì cơ quan lập pháp truy tố các cộng sự của nhà vua. 3. Học thuyết chính trị của Jean Jacques Rousseau (1712-1778) a. Tóm lược cuộc đời và sự nghiệp của Rousseau. Rousseau là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà biện chứng lỗi lạc của triết học khai sáng. Các tư tưởng của ông đã trở thành khẩu hiệu và phương châm hoạt động của giai cấp tư sản Pháp trong cách mạng 1712-1778. Ông có công lao rất to lớn vào việc phát triển các học thuyết chính trị ở Pháp thế kỷ XVIII. Các quan điểm của Rousseau về nhà nước và pháp luật cấp tiến hơn so với quan điểm của Montesquieu. Nếu Montesquieu bảo vệ tư tưởng quân chủ lập hiến, tư tưởng đại diện nhân dân thì Rousseau đã có bước tiến xa hơn, coi nguyên tắc cơ bản trong học thuyết của mình là tư tưởng chủ quyền nhân dân (chủ quyền nhà nước phải thuộc về nhân dân). Các quan điểm chính trị xã hội của ông nổi bật ở tư tưởng chủ thị dân, thấm nhuần sự quan tâm đến người dân bình thường, những người bị chế độ chuyên chế đè nén hơn cả. Rousseau sinh trưởng trong một gia đình thợ thủ công ở Geneve. Thủa nhỏ ông phải sống phiêu bạt khắp châu Âu và làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống. Năm 1741 ông sang Pari và chuyên nghề viết văn. Sách của ông được công chúng Pháp rất ưa chuộng. b. Tư tưởng chính trị pháp quyền của Rousseau - Rousseau không chỉ đơn thuần phê phán các thiết chế phong kiến nào đó mà bác bỏ hoàn toàn cả hệ thống chế độ chính trị pháp quyền áp bức nhân dân. - “ Khế ước xã hội ” là tên vắn tắt bản luận văn của Rousseau. Với luận văn này, ông muốn gắn liền cái mà luật pháp cho phép làm với cái mà lợi ích thúc đẩy phải làm, khiến cho công lý và lợi ích không tách rời nhau. + Rousseau xuất phát từ giả thiết về trạng thái tự nhiên mà trong đó mọi người đều bình đẳng. Trạng thái ấy được gọi là thế kỷ hoàng kim, chưa có tư hữu và bất công xã hội. Trạng thái tự nhiên có đặc điểm là tự do, bình đẳng và chỉ tồn tại sự bất bình đẳng về thể chất như sức khoẻ, tuổi tác. Ông đặt vấn đề cần phải có một khế ước hay công ước xã hội khi con người thoát khỏi trạng thái tự nhiên để trở thành con người dân sự trong xã hội. Đối với người cai trị bao giờ cũng có khác biệt lớn giữa việc thống trị nhiều người và quản lý một xã hội. Sự thống trị nhiều người chưa phải là tổ hợp xã hội, không có phúc lợi chung mà cũng không có cơ thể chính trị vì quyền của người thống trị tách rời với mọi người. Ông khẳng định: phương pháp duy nhất để con người tự bảo vệ là họ phải kết hợp với nhau thành một lực lượng chung, được điều khiển bằng một động cơ chung, khiến mọi người đều bình đẳng một cách hài hoà. Tìm ra một hình thức liên kết với nhau để dùng sức mạnh chung mà bảo vệ mọi thành viên. Đó là vấn đề cơ bản của khế ước xã hội đề ra cách giải quyết. Các điều khoản của khế ước xã hội sẽ qui vào một điểm duy nhất là: Mỗi thành viên từ bỏ quyền riêng của mình để gộp hết vào quyền chung và không ai bị thiệt thòi khi tham gia vào khế ước xã hội. Thực chất của công ước xã hội có thể qui vào công thức sau đây: Mỗi người đặt mình và quyền lực của mình dưới sự điều khiển tối cao của ý chí chung và chúng ta tiếp nhận mỗi thành viên như một bộ phận không thể tách rời của toàn thể. + Với khế ước xã hội con người mất đi cái tự do thiên nhiên và quyền được làm những điều muốn làm nhưng mặt khác con người thu lại quyền tự do dân sự và quyền sở hữu những gì mà anh ta có được. Trong trạng thái dân sự, con người còn có quyền tự do tinh thần khiến anh ta trở thành người chủ thật sự của chính mình. - Rousseau gắn bất bình đẳng trong xã hội với sự xuất hiện của chế độ tư hữu, nảy sinh trong quá trình hoàn thiện công cụ sản xuất cũng như với những lầm lạc của con người. Từ đó xuất hiện kẻ giàu người nghèo và cuộc đấu tranh giữa họ. - Rousseau đưa ra tư tưởng chủ quyền thuộc về nhân dân. Ông khẳng định rằng chủ quyền nhân dân là một thực thể tập thể, nó không thể được đại diện bởi một cá nhân nào mà là quyền lực được tiến hành bởi ý chí chung hay đa số không thể phân chia. Chủ quyền không thể chuyển giao cho cá nhân, nó luôn luôn thuộc về nhân dân và thể thể bị hạn chế bởi bất kỳ đạo luật nào. Ông phê phán học thuyết đại diện nhân dân của Montesquieu, tư tưởng dân chủ xuyên suốt toàn bộ học thuyết của Rousseau là quyền lực thuộc về nhân dân. - Rousseau chống lại tư tưởng phân quyền của Montesquieu. Theo ông, quyền hành phải hợp nhất trong tay chủ thể, nếu có phân ra các cơ quan nắm giữ các nhiệm vụ khác nhau cũng phải xem cơ quan đó là dụng cụ của chủ thể nhân dân và lệ thuộc vào chủ quyền nhân dân. - Rousseau phân biệt quyền lập pháp và quyền hành pháp. Quyền lực thứ nhất là ý chí của tổ chức chính trị còn quyền lực thứ hai là sức mạnh của nó. Bởi lẽ quyền lập pháp chỉ có thể là của nhân dân cho nên nhân dân có quyền quyết định hình thức chính phủ. Chính quyền lập pháp được thiết lập do Khế ước xã hội, còn chính quyền hành pháp được thành lập bởi văn bản của quyền lực lập pháp có chủ quyền, điều này sẽ quy định vai trò phụ thuộc của chính phủ vào quyền lập pháp. - Nhằm ngăn ngừa việc tiếm quyền từ phía chính phủ, ông đề nghị tiến hành định kỳ các đại hội nhân dân mà tại đó chính phủ phải có trách nhiệm báo cáo. Việc khai mạc các đại hội này bắt đầu bằng hai đề nghị được biểu quyết riêng rẽ. Nhân dân phải quyết định : + Họ có cần duy trì hình thức chính phủ hiện hành không ? + Có nên tiếp tục duy trì quyền quản lý trong tay những người đang thừa hành không ? Với việc đặt chính phủ dưới quyền kiểm tra của nhân dân, ông muốn ngăn ngừa việc tiếm quyền của nhân dân từ phía chính phủ. Ông còn đề nghị thiết lập tổ chức đặc biệt đó là Toà án là cơ quan bảo vệ luật pháp và quyền lập pháp Rousseau thừa nhận quyền của nhân dân phản kháng chống bạo chúa. Cách mạng có ý nghĩa phúc lợi. Cách mạng có khả năng giúp nhân dân tránh chiến tranh, ông gắn trực tiếp vấn đề thiết chế nhà nước với việc đảm bảo hoà bình. Trong các điều kiện cầm quyền chuyên chế, hoà bình không thể đảm bảo được do vậy để có hoà bình phải tiêu diệt chế độ chuyên chế. Tóm lại : - Ảnh hưởng của Rousseau đối với những người đương thời, đặc biệt là vào thời kỳ cách mạng đã làm lu mờ ảnh hưởng của Voltaine và Montesquieu. Học thuyết của ông được các phái lập hiến, những người Girôngđanh và đặc biệt là Giacôbanh sử dụng rộng rãi. Tư tưởng của ông được ghi nhận về mặt pháp lý trong “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” năm 1789, 1793 cũng như trong các văn kiện cách mạng khác. Ông không chỉ đã chuẩn bị cho nhân dân tiến công vào chế độ phong kiến, vũ trang tư tưởng cho họ mà còn là ngọn cờ cho những lực lượng đưa cách mạng tới đỉnh cao của nó là nền chuyên chính Giacôbanh. - Ảnh hưởng của Rousseau đã vượt qua giới hạn thế kỷ XVIII và ra ngoài phạm vi tư tưởng dân chủ tư sản. Các tư tưởng của ông về con người sinh ra tự nhiên là như nhau, nghĩa vụ lao động đối với tất cả mọi người, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…đã làm ông trở thành người tiên đoán tư tưởng xã hội chủ nghĩa, mặc dù bản thân ông chưa phải là nhà xã hội chủ nghĩa. 4.Tư tưởng chính trị - pháp luật của phái Giacôbanh và của Rôbexpie (Robespierre) Cương lĩnh cải cách chính trị tiến bộ của Rousseau đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình cách mạng Pháp. Những người có công vận dụng tư tưởng của Rousseau là nhóm Giacôbanh và nhà tư tưởng đứng đầu nhóm này là Robespierre (1758-1794). Ông là lãnh tụ của phái Giacôbanh, ông đã biến những tư tưởng dân chủ tiểu tư sản Rousseau thành hệ tưởng chính thống của nền chuyên chính vô sản Giacôbanh. - Trong báo cáo gửi hội nghị quốc ước ngày 25/12/1793 “Về những nguyên tắc cầm quyền cách mạng” Robespierre không những chỉ ra phương tiện cần thiết để dẫn tới chiến thắng của cách mạng mà còn xác định mục tiêu của cách mạng tức giới hạn mà những người Giacôbanh phải đạt tới. Đó là sử dụng hoà bình, tự do, bình đẳng và sự ngự trị của công lý vĩnh cửu. Tự do, bình đẳng phải đến với mọi công dân không loại trừ ai, không phụ thuộc vào tài sản của họ. Theo ông bình đẳng về tài sản là cái không thể có mà chỉ có thể là bình đẳng về chính trị. - Robespiere đưa ra một chương trình dân chủ rộng lớn. Nguyên tắc cơ bản của nó thừa nhận chủ quyền vô hạn của nhân dân. Nhân dân là người cầm quyền tối cao, còn chính phủ thì phục tùng pháp luật. Chính phủ và các quan chức là người đại diện đơn thuần, những người thực hiện ý chí của nhân dân. Các chức vụ xã hội không phải là danh vọng mà là trách nhiệm xã hội. Trong dự thảo “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” ông viết: “Nhân dân là người có chủ quyền, còn chính phủ do nhân dân lập ra và là sở hữu của dân, các quan chức xã hội là đầy tớ của dân”. Nhân dân có quyền thay đổi chính phủ, có một quyền thiêng liêng là khởi nghĩa chống lại chính phủ đã vi phạm các quyền của mình, bởi lẽ “ việc chống lại áp bức là kết quả rút ra từ các quyền khác của con người và công dân ”. Hơn thế nữa, sự nổi dậy chống lại chính phủ như vậy còn là trách nhiệm thiêng liêng của công dân. Robespierre xác định những đảm bảo ngăn ngừa việc lạm quyền của các quan chức: các quan chức được bầu với thời hạn không quá 2 năm, họ có thể bị bãi chức vào bất kể lúc nào, không ai được giữ cùng một lúc hai chức vụ xã hội… - Tính dân chủ trong cương lĩnh của những người Giacôbanh được thể hiện ở chỗ nó quy định việc giữ mọi chức vụ đều thông qua con đường bầu cử không tuỳ thuộc vào điều kiện tài sản. Từ 1789, ngay sau khi cách mạng bắt đầu, Robespierre đã đấu tranh chống lại việc hạn chế quyền bầu cử bởi điều kiện tài sản. Ông cho rằng trong chế độ bầu cử như vậy của cải sẽ biến thành đặc quyền chính trị. Theo ông, chế độ tổng tuyển cử là công cụ nhờ đó chống lại quyền lực của đồng tiền. Cũng như Rousseau, ông khẳng định pháp luật cần phải thể hiện ý chí chung do đó nếu nhân dân không tham gia vào việc lập ra nó, nhân dân bị tước quyền chính trị thì chủ quyền của nhân dân trở thành giả tạo, hiến pháp hạn chế quyền bầu cử theo điều kiện tài sản chỉ là hiến pháp của tầng lớp quí tộc giàu có. - Cương lĩnh của Robespierre bảo vệ quyền tổng tuyển cử. Ông kịch liệt phê phán việc phân chia các công dân thành tích cực và thụ động do những người thuộc phái lập hiến đưa ra. Việc tước quyền tích cực của công dân là tội phạm nặng nhất, là sự sỉ nhục dân tộc. Xuất phát từ quan điểm trên “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” năm 1793 của những người Giacôbanh theo tinh thần của Rousseau đã tuyên bố rằng: “pháp luật là sự thể hiện một cách tự do và long trọng ý chí chung” và đã thiết lập chế độ tổng tuyển cử. Các quan chức có trách nhiệm báo cáo trước dân, có trách nhiệm tư pháp trước hoạt động xã hội của mình, quyền hạn của họ mạng tính tạm thời…bãi bỏ sự khác biệt giữa người cầm quyền và người bị trị. - Robespierre đưa ra tư tưởng có giá trị là những kẻ áp bức một dân tộc nào đó là kẻ thù của mọi dân tộc. Nhân dân tất cả các dân tộc đều là anh em do vậy sự ủng hộ của nhân dân nước này đối với nhân dân nước khác trong sự nghiệp giải phóng khỏi ách chuyên chế là nghĩa vụ của mình. - Tiếp tục tư tưởng của Rousseau, ông chống lại bất công sở hữu cực đoan, đòi hỏi hạn chế quyền tư hữu bằng cách thiết lập thuế luỹ tiến, sự trợ giúp của nhà nước đối với người nghèo. Xã hội có trách nhiệm tạo việc làm cho các thành viên, người giàu phải quan tâm đến người nghèo nhưng ông không chống lại tư hữu. - Robespierre bênh vực cho nền cộng hoà, đó là nhà nước mà nhân dân làm chủ, là người chủ tối thượng, được tổ chức và hoạt động theo pháp luật do chính nhân dân thông qua. Nhân dân tự bản thân có thể làm tất cả những gì mà họ có thể làm được thông qua những đại biểu xứng đáng. Do vậy, quyền lập hiến là quyền tối cao chỉ thuộc về nhân dân, không một đại diện nào có quyền ngăn cản. Ông phân biệt luật và sắc lệnh và cho rằng sắc lệnh là những luật chỉ có thể được thông qua với điều kiện đã trưng cầu dân ý. - Theo ông, chỉ những cử tri và những người được uỷ nhiệm mới có quyền thông qua pháp luật. Những thành viên hành pháp và các nhà quản lý chỉ đơn thuần là những công chức. Theo ông về bản chất nhân dân là tốt song những người được uỷ nhiệm có thể bị hủ hoá. Do đó, để hạn chế những rủi ro trên phải thành lập nhiều hội đồng bằng các cuộc trưng cầu dân ý, duy trì sự tiếp xúc thường xuyên giữa người được uỷ nhiệm với người uỷ nhiệm, nhiệm kỳ với thời gian ngắn của người được uỷ nhiệm và thường xuyên báo cáo trước nhân dân. Những tư tưởng của Robespierre có giá trị to lớn trong cách mạng Pháp, là tư tưởng chính trong nền chuyên chính Giacôbanh và là cơ sở cho Hiến pháp 1793. Đó là hiến pháp thể hiện sự tiến bộ hơn so với hiến pháp đầu tiên năm 1791. Hiến pháp 1793 quy định thành lập Hội đồng hành pháp gồm 24 người do quốc hội lập pháp cử ra và hàng năm một nửa số thành viên của uỷ ban này phải thay đổi. | |
| | | Admin Admin
Tổng số bài gửi : 1632 Points : 4711 Reputation : 2 Join date : 30/09/2010 Age : 14 Đến từ : Tuy Đức - Đăk Nông
| Tiêu đề: CHƯƠNG III 28/11/2010, 11:19 | |
| III. CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT Ở ĐỨC THỜI KỲ CÁCH MẠNG TƯ SẢN (Thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX) 1. Học thuyết chính trị pháp - luật của Imanuel Kant (1724 - 1804). a. Vài nét về Imanuel Kant. I.Kant (1724 - 1804) trong một gia đình quí tộc Phổ. Ông học tại trường đại học tổng hợp Keninxbec và bắt đầu giảng dạy siêu hình học và các môn khoa học tự nhiên ở đây. Từ năm 1770, ông chủ yếu quan tâm đến nghiên cứu triết học và được coi là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất của lịch sử triết học phương Tây trước Marx. Kant là người đầu tiên hệ thống hoá chủ nghĩa tự do - nền tảng tư tưởng của giai cấp tư sản. Ông đặt ra mục đích phân tích lập trường tự do như là lập trường duy nhất hợp pháp, tạo cho nó nền tảng triết học và thẩm mỹ để từ đó biện minh cho nó. b. Tư tưởng chính trị - pháp luật của Kant. - Với tinh thần khai sáng và một phần chủ nghĩa cá nhân của trường phái pháp quyền tự nhiên, Kant đưa ra nguyên tắc: mỗi cá nhân có phẩm hạnh hoàn thiện, có giá trị tuyệt đối; nhân cách không phải là công cụ thực hiện các kế hoạch nào đó, thậm chí cả những kế hoạch cao thượng nhất vì phúc lợi xã hội. Con người là chủ thể có ý thức về phẩm giá, khác với thiên nhiên xung quanh, con người trong hành vi của mình phải tuân thủ những đạo luật đạo đức, đạo luật này không chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh và là tất yếu. - Thực chất của tự do là cái bên trong của nhân cách con người. Con người bẩm sinh có khả năng ứng xử theo mục đích và theo những cách thức phù hợp với mục đích đó. Song không phải ai cũng sử dụng được tự do cá nhân một cách đúng mức và do đó nó trở thành chuyên quyền. Kant gọi pháp luật là tổng thể các điều kiện hạn chế chuyên quyền của người này đối với người khác bằng các đạo luật chung về tự do để loại trừ sự xung đột pháp lý trong xã hội. Cách hiểu về pháp luật của Kant cho thấy pháp luật có nhiệm vụ điều chỉnh hình thức bên ngoài các hành vi con người của mình, có tính tuân thủ chung. Đồng thời chỉ có quyền lực xã hội mới tạo cho pháp luật hiệu lực bắt buộc, quyền lực đó là nhà nước. - Theo Kant, có ba loại pháp luật: + Pháp luật tự nhiên là những nguyên tắc tiên nghiệm tất nhiên. + Pháp luật thực tế là ý chí của người lập pháp. + Pháp luật công lý là những đòi hỏi khát vọng không được pháp luật qui định và không được đảm bảo bằng cưỡng chế. Pháp luật tự nhiên được chia thành luật tư và luật công. Luật tư điều chỉnh các mối quan hệ giữa cá nhân với tư cách là các chủ sở hữu, luật công điều chỉnh quan hệ giữa mọi người liên minh thành cộng đồng các công dân (nhà nước), với tư cách là các thành viên của tổng thể chính trị. - Kant đối lập sự vô quyền và chuyên quyền phong kiến với trật tự pháp luật tư sản dựa trên các đạo luật chung cho tất cả. Ông phản bác các đặc quyền pháp lý xuất phát từ sở hữu và đòi hỏi bình đẳng trong các mối quan hệ tư pháp. - Kant cũng cho rằng chế định trung tâm của luật công là quyền của nhân dân đòi hỏi việc tham gia vào việc thiết lập trật tự pháp luật bằng cách thông qua hiến pháp thể hiện ý chí của họ, đó là tư tưởng dân chủ tiến bộ về chủ quyền nhân dân. Ông cũng đưa ra nguyên tắc chủ quyền nhân dân nhưng không đề cập đến nền dân chủ rộng rãi thực sự và không bị cắt xén. Ông chia các công dân thành các công dân tích cực và thụ động (bị mất quyền bầu cử), người thụ động buộc phải kiếm kế sinh nhai, chỉ biết chấp hành mệnh lệnh, họ là người lao động và bị bóc lột. Đây là hạn chế của ông. - Dựa trên tư tưởng của Montesquieu về việc phân chia quyền lực, Kant không lý giải tư tưởng cân bằng quyền lực. Theo ông, mọi nhà nước có ba quyền lực: lập pháp (chỉ thuộc ý nguyện về chủ quyền tập thể của nhân dân), hành pháp (thuộc người cầm quyền theo luật và tuân thủ quyền lập pháp), tư pháp (do quyền lực hành pháp bổ nhiệm). Tổng thể và sự nhất trí ba quyền lực này có thể ngăn ngừa chuyên chế và đảm bảo phồn vinh cho quốc gia. - Về hình thức nhà nước, Kant chia ra ba dạng: chuyên chế, quý tộc và dân chủ. Ông cho rằng trung tâm của vấn đề tổ chức nàh nước là phương thức nhân dân cầm quyền. Từ quan điểm này, ông phân biệt hình thức dân chủ và độc tài. Hình thức dân chủ dựa trên sự phân tách quyền lực hành pháp khỏi quyền lực lập pháp, còn hình thức độc tài thì hoà nhập cả hai vào nhau. - Xuất phát từ quan niệm khẳng định nghịch lý của phát triển xã hội, một mặt ông đánh giá cao vai trò của các xung đột xã hội, coi đó không chỉ là động lực thúc đẩy phát triển lịch sử mà còn là điều cao cả đáng được trân trọng nếu chúng được tiến hành một cách đúng đắn. Mặt khác ông kêu gọi tất cả các dân tộc hãy thiết lập mối quan hệ hoà bình, hữu nghị, kêu gọi tất cả các quốc gia đoàn kết xây dựng một liên bang tất cả các dân tộc trên hành tinh. 2. Tư tưởng chính trị - pháp luật của G.G.Fichte a. Vài nét về Fichte. G.G.Fichte (1762-1814) là nhà triết học Đức, người kế tục sự nghiệp của Kant. Fichte sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo ở miền đông nước Phổ, sau khi theo học ngành triết ở trường đại học Iena và Laipxich, năm 1791 ông đến Keninxbec gặp Kant và chịu ảnh hưởng của tư tưởng Kant. Các quan điểm lý luận chung của Fichte về nhà nước và pháp luật phát triển theo học thuyết pháp quyền tự nhiên. Các quan điểm này lý giải về mặt triết học và sử dụng phương pháp luận rất đặc thù. Fichte là nhà triết học duy tâm chủ quan, theo ông thế giới vật chất tồn tại chỉ như một môi trường thể hiện tự do của ý chí con người, không có trong thực tại khách quan, ngoài ý thức và hoạt động của con người. b. Tư tưởng chính trị - pháp luật của Fichte - Theo Fichte, pháp luật là khái niệm tiên nghiệm, nó được rút ra từ những “ hình thức tư duy thuần tuý ”, pháp luật không phải dựa trên ý chí cá nhân mà nó được xác lập trên cơ sở thừa nhận chung của các cá nhân về tự do cá nhân. Để đảm bảo tự do cá nhân và dung hoà nó với tự do của tất cả, cần có pháp luật chung cho mọi người. Theo ông, pháp luật có chức năng độc lập với đạo đức, nó chỉ điều chỉnh lĩnh vực hành động của con người. - Về nhà nước, ông cho rằng các quan hệ pháp luật và từ đó là tự do cá nhân không tránh khỏi bị vi phạm. Để bảo vệ các quan hệ pháp luật và tự do phải dùng cưỡng chế, do vậy mà xuất hiện nhà nước. Sức mạnh cưỡng chế của nhà nước không thể là ý chí cá nhân mà là ý chí tập thể thống nhất, được tạo lập bởi sự nhất trí của tất cả bằng một thoả thuận tương ứng. Nhờ đó ý chí chung được nảy sinh và chính quyền nhà nước được thiết lập. Ý chí chung của nhân dân là cốt lõi của quyền lập pháp và xác định phạm vi ảnh hưởng của nhà nước. Ở điểm này ông muốn ngăn chặn sự chuyên quyền của quyền lực chuyên chế cảnh sát đối với công dân, khẳng định các quyền chính trị và tự do cá nhân. - Fichte tỏ ra thiện cảm với nền cộng hoà và đưa ra nhận xét cho rằng điểm khác biệt của một nhà nước hợp lý, phù hợp với những đòi hỏi của pháp luật không phụ thuộc vào hình thức của nó mà là trách nhiệm của các cá nhân cầm quyền trước xã hội. Nếu không có trách nhiệm đó nhà nước biến thành độc tài. Ông đề nghị thiết lập tổ chức Ephorat do nhân dân bầu ra để làm nhiệm vụ kiểm sát thường xuyên và có thể đình chỉ quyền lực hành pháp nếu thấy các hoạt động của nó trái pháp luật. Tuy nhiên đến 1812, ông thừa nhận tư tưởng thành lập tổ chức này là không hiện thực. - Fichte tin tưởng sâu sắc vào uy tín tuyệt đối của nhân dân và cho rằng nhân dân có quyền thay đổi bất kỳ một chế độ nhà nước nào không còn đáp ứng mình tức là có quyền làm cách mạng. Từ khoảng 1800, Fichte bắt đầu rời bỏ các quan điểm cấp tiến của mình và hy vọng vào cải cách kiến trúc thượng tầng. Tuy nhiên niềm tin vào sự cần thiết tự do hoá chế độ chính trị, bãi bỏ đặc quyền đẳng cấp, thiết lập pháp chế nghiêm minh, thương cảm đối với nhân dân vẫn là tư tưởng chủ yếu của ông. 3. Tư tưởng chính trị - pháp luật của G.F.Hegel a. Vài nét về Hegel G.F.Hegel (1770-1831) là nhà biện chứng lỗi lạc, bậc tiền bối của triết học Marxist. Theo Ăngghen: Hegel không chỉ là một thiên tài sáng tạo mà còn là một nhà bác học có tri thức bách khoa, trong mọi lĩnh vực, ông xuất hiện như là một người vạch thời đại. Hegel sinh trưởng trong một gia đình quan chức cao cấp ở Stutgat. Ông theo học khoa triết và thần học ở trường đại học Tubingen. Thời trẻ ông chủ yếu quan tâm đến nghiên cứu các vấn đề lịch sử, pháp quyền và tôn giáo. Hegel là người theo chủ nghĩa duy tâm. Theo ông, nguyên tắc chi phối vạn vật là tinh thần hay ý niệm tuyệt đối. Đó là ý tưởng tự nó vốn có chứ không phải ở trong một trí óc nào. Tinh thần hay ý niệm tuyệt đối là nền tảng, là linh hồn của mọi vật Lập trường giai cấp và thế giới quan của Hegel hình thành dưới ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau và đối lập nhau song nền tảng chung là hệ tư tưởng tư sản. Thời trẻ ông chịu ảnh hưởng của cách mạng tư sản Pháp nhưng giai đoạn sau ông lại chịu ảnh hưởng của các trào lưu phản động chuyên chế giáo hội châu Âu. Chính vì vậy, đã tạo nên tính chất mâu thuẫn trong học thuyết của Hegel về nhà nước và pháp luật. Ông chống lại chế độ phong kiến nhưng lại kết hợp chúng một cách kỳ lạ với tư tưởng tự do và nhân văn. b. Tư tưởng chính trị - pháp luật của Hegel Hệ thống các quan điểm chính trị pháp lý của Hegel được trình bày trong tác phẩm “ Triết học pháp quyền ”. - Dựa trên khái niệm “ý niệm tuyệt đối” ông giải thích các vấn đề về pháp luật: + Theo Hegel, thực chất của vũ trụ là “ý niệm tuyệt đối” tự phát triển, nó siêu tự nhiên và khởi thuỷ duy tâm. Sự phát triển của “ý niệm tuyệt đối” trải qua ba giai đoạn: * Giai đoạn logic là sự tồn tại của thể tuyệt đối trước khi ra thiên nhiên. * Giai đoạn tự nhiên là thời kỳ thể tuyệt đối thâm nhập vào thế giới vật chất. * Giai đoạn lý trí là thời kỳ thể tuyệt đối trở lại với chính mình (tự tư duy) trong trí tuệ con người. Cái quan trọng là ở thời kỳ thứ ba, thời kỳ kết thúc sự chuyển động của thể tuyệt đối, khi nó liên quan đến con người và xã hội con người. Thời kỳ này cũng có ba giai đoạn: trí tuệ chủ thể (ý thức cá nhân con người), trí tuệ khách quan (các thiết chế do xã hội con người lập ra) và trí tuệ tuyệt đối (các hình thức nghệ thuật, tôn giáo và triết học). Như vậy theo Hegel, thời kỳ thứ hai là thời kỳ hình thành các quan hệ chính trị pháp luật. + Quan điểm của Hegel về pháp luật là việc thể hiện ý chí tự do (khác với Kant và Fichte coi pháp luật là sự hạn chế có tính cưỡng chế). Ông coi nền tảng của pháp luật nói chung là cái tinh thần. - Về sở hữu, ông coi đó là quan hệ của con người đối với đồ vật, nảy sinh từ sự cần thiết của mỗi cá nhân đối với việc xác định tự do của mình đối với thế giới bên ngoài. Nhờ có sở hữu con người trở thành nhân cách, “chỉ có trong sở hữu cá nhân mới trở thành lý tính”. Theo Hegel, tự do tư hữu là thành quả vĩ đại nhất của thời đại mới. Tự do này kéo theo đòi hỏi tự do hợp đồng và các mối quan hệ hợp đồng giữa các chủ sở hữu. Bảo vệ tính hợp lý của tư hữu tư sản, ông phê phán dự án “cộng sản chủ nghĩa” của Platon. Ông cũng không đồng ý với Rousseau về bãi bỏ bất công tài sản. Tuy nhiên ông chống lại sở hữu phong kiến về đất đai, khẳng định chủ ruộng đất đồng thời phải là người canh tác chúng. Ông cũng không chấp nhận chế độ nô lệ, ủng hộ tư tưởng bình đẳng giữa tất cả mọi người. - Nghiên cứu về nguồn gốc và bản chất của nhà nước, ông cho rằng: gia đình và xã hội công dân phải chịu sự chỉ đạo của nhà nước. Chỉ có nhà nước là thực hiện tự do, nhờ nó mà gia đình, xã hội, công dân được bảo tồn, đời sống xã hội, mâu thuẫn đẳng cấp được điều hoà. Theo ông, nhà nước là sự thể hiện của tinh thần tuyệt đối. - Khác với nhiều nhà khai sáng Pháp, Hegel cho rằng: “luận điểm khẳng định mọi người về bản tính vốn là bình đẳng là không đúng, cần phải nói ngược rằng con người về bản tính vốn là bất bình đẳng”. Do vậy, bất công, tệ nạn xã hội là hiện tượng tất yếu. Vì thế trong xã hội thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa các tầng lớp, đẳng cấp xã hội khác nhau cũng như mỗi cá nhân và xã hội. Chính sự không ngừng nảy sinh và giải quyết những mâu thuẫn giữa các quan hệ xã hội là động lực cơ bản thúc đẩy xã hội phát triển. - Mâu thuẫn xã hội là nguồn gốc xuất hiện nhà nước. Khác với các quan điểm trước đây giải thích nguồn gốc nhà nước từ khế ước xã hội, Hegel khẳng định nhà nước ra đời khi tồn tại sự khác nhau giữa các đẳng cấp, khi sự chênh lệch giàu nghèo trở lên quá lớn, khi xuất hiện những mối quan hệ trong đó đông đảo quần chúng không thoả mãn những nhu cầu của mình. Nhà nước ra đời nhằm dung hoà mâu thuẫn giữa người giàu với người nghèo, giữa các đẳng cấp xã hội khác nhau nhằm định hướng sự phát triển xã hội. - Bản chất của nhà nước theo Hegel nhà nước không chỉ là cơ quan hành pháp mà là tổng thể các qui chế, kỷ cương, chuẩn mực về mọi lĩnh vực đạo đức, pháp quyền, chính trị, văn hoá…của xã hội, nhờ đó các quốc gia mới phát triển bình thường được. Nhà nước tồn tại trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử. Trên cơ sở coi bản chất của nhà nước là mâu thuẫn, ông coi đó là nguyên nhân dẫn đến chiến tranh xung đột giữa các quốc gia. Ở đây, quan điểm của ông về mâu thuẫn là động lực của sự phát triển đã đi ngược lại với lập trường giai cấp của ông. - Hegel cũng khẳng định “lịch sử toàn thế giới là sự tiến bộ trong ý thức tự do, sự tiến bộ mà chúng ta cần phải nhận thức trong tính tất yếu của nó”. Ông coi sự phát triển về tự do là chuẩn mực cơ bản đánh giá sự ưu việt của thời đại này so với thời đại khác, của dân tộc này so với dân tộc khác. IV. TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT Ở MỸ THỜI KỲ GIÀNH ĐỘC LẬP 1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của tư tưởng chính trị pháp luật thời kỳ đấu tranh giành độc lập ở Mỹ - Sự hưng thịnh của hệ tư tưởng chính trị tiến bộ thế kỷ XVIII không chỉ phát triển ở Châu Âu mà còn được truyền bá sang các thuộc địa của Anh được thiết lập vào các thế kỷ XVII-XVIII ở Bắc Mỹ. Sở dĩ như vậy là do : + Sự phát triển mạnh mẽ các quan hệ tư bản chủ nghĩa tại các thuộc địa. + Sự gia tăng mâu thuẫn chính trị, kinh tế giữa các thuộc địa và mẫu quốc cũng như sự gia tăng mâu thuẫn giữa các giai cấp đối kháng. - Cách mạng tư sản Mỹ là cuộc cách mạng thứ hai sau cách mạng Anh và chịu ảnh hưởng trực tiếp của cách mạng Anh nhưng lại mang hình thức một cuộc chiến tranh vì tự do, vì nền độc lập của các thuộc địa Anh. Kết quả của sự phát triển các mâu thuẫn bên trong cũng như các mâu thuẫn với mẫu quốc là cuộc chiến tranh giành độc lập 1775-1783, đó là cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại chống lại Anh quốc và thực chất là cuộc nội chiến mang tính giai cấp. Động lực của cuộc nội chiến này là nông dân và công nhân đã đứng dậy vì độc lập của đất nước và vì các quyền tự do chính trị của mình. Cuộc chiến tranh đã kết thúc bằng thắng lợi của nhân dân Mỹ, nêu tấm gương sáng về đấu tranh cách mạng chống ách nô lệ phong kiến và là tiền đề cho cách mạng phản phong ở Pháp. - Phong trào của các thuộc địa Mỹ chống mẫu quốc phát triển mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển các tư tưởng dân chủ do nhiều tổ chức truyền bá, tư tưởng về nguồn gốc khế ước của nhà nước, về chống độc quyền phát triển khá mạnh: + Trong các Nghị quyết do hội đồng thành phố thông qua đã thể hiện tư tưởng cấp tiến về quyền nhân dân giành lại các quyền tự nhiên, về chủ quyền nhân dân, bóc trần các học thuyết không phản kháng cái ác… + Patric Henry (1736-1794) là một chiến sĩ lỗi lạc vì nền dân chủ tại hội đồng lập hiến bang Virginia đã kêu gọi đấu tranh vũ trang chống lại Anh và tuyên bố khẩu hiệu “ tự do hay là chết ”. + Những tư tưởng bình đẳng và tự do của Samuel Adamce (1772-1803) xuất phát từ học thuyết về các quyền tự nhiên. Khẳng định nhân dân có quyền nổi dậy chống bạo chúa, chính quyền do nhân dân lập ra vì lợi ích của mình và nó phải đặt dưới sự kiểm soát của nhân dân. + Trong lịch sử tư tưởng chính trị Mỹ, “Tuyên ngôn về các quyền” của đại diện Virginia về sau đã được tái hiện trong “Tuyên ngôn độc lập Mỹ” và trong nhiều tuyên ngôn về quyền con người và quyền công dân của các bang khác nhau. Những quan điểm cơ bản của Tuyên ngôn này là mọi người đều có quyền bẩm sinh là được sống, tự do, sở hữu, hạnh phúc và an ninh; nhân dân là cội nguồn của quyền lực và có chủ quyền, chính phủ là đầy tớ của dân, mọi quyền lực nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, nếu vi phạm điều đó thì nhân dân có quyền thủ tiêu chính phủ, có quyền phân chia quyền lực. + Tháng 1-1776, nhà dân chủ cách mạng Thomas Paine trong bài “Ý tưởng duy lý” đã kêu gọi nhân dân Mỹ làm cách mạng giành độc lập, tách các thuộc địa Bắc Mỹ khỏi mẫu quốc dựa trên các quyền tự nhiên. Tư tưởng này được thể hiện trong “Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ” (thông qua ngày 4-7-1776). Trong đó tư tưởng bình đẳng, tự do, mưu cầu hạnh phúc được coi như quyền không thể tách rời, không thể chối cãi của mỗi con người. Tuyên ngôn tuyên bố chủ quyền nhân dân, quyền làm cách mạng của họ và tạo lập nhà nước độc lập. Ý nghĩa lịch sử của Tuyên ngôn này thể hiện ở chỗ các quan điểm của học thuyết chính trị đã được tuyên bố thành những nguyên tắc thực tiễn của đời sống chính trị trong một văn bản quốc gia. + Cuộc đấu tranh giai cấp khốc liệt ở Mỹ thời kỳ chiến tranh giành độc lập được phản ánh trong tư tưởng của hai khuynh hướng chính: Các tư tưởng chính trị tiến bộ của phái dân chủ cách mạng tiểu tư sản do Jefferson và Paine thể hiện. Họ đại diện cho quyền lợi của đông đảo những người sản xuất nhỏ và bộ phận tư sản cấp tiến nhất; khuynh hướng chính trị đại tư sản và chủ đồn điền nhằm chông lại nhân dân. Giữa hai khuynh hướng này đã làm bùng nổ cuộc đấu tranh về vấn đề chế độ nhà nước ở Mỹ và Hiến pháp năm 1787. Các nhà tư tưởng chính trị tiến bộ Mỹ gắn liền với những tư tưởng chính trị tiến bộ ở châu Âu nhưng những tư tưởng này đã mang một chất lượng mới thể hiện rõ nhất trong việc soạn thảo tuyên ngôn đầu tiên về quyền con người. Trên thực tế những tư tưởng này đã có vai trò to lớn thúc đẩy cuộc đấu tranh phản phong ở Châu Âu, đặc biệt là cách mạng tư sản Pháp. 2. Tư tưởng chính trị của Thomas Jefferson (1743-1826) a. Đặc điểm tư tưởng chính trị của Thomas Jefferson Thomas Jefferson là nhà tư tưởng và hoạt động chính trị vĩ đại trong lịch sử đấu tranh giải phóng của nhân dân Mỹ. Ông là tác giả của văn kiện cách mạng vĩ đại nhất thời kỳ đó là “Tuyên ngôn độc lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”. - Từ lập trường học thuyết khế ước xã hội và các quyền tự nhiên không thể tách rời của con người, ông đã phê phán hình thức nhà nước quân chủ và bảo vệ tư tưởng chủ quyền nhân dân. Xem xét về tương quan giữa quyền lực của nhà vua và chủ quyền nhân dân, ông cho rằng nhà vua là ông quan chính của nhân dân, được bổ nhiệm bởi pháp luật và có thẩm quyền nhất định để giúp làm chuyển động bộ máy nhà nước khổng lồ tồn tại vì hạnh phúc của nhân dân và đặt dưới sự kiểm tra của nhân dân. - Nhà nước và tổ chức chính trị nói chung phải đảm bảo tự do và hạnh phúc cho mọi con người. Bởi vậy, trong trường hợp lạm quyền hay bạo lực từ phía chính quyền nhà nước theo đuổi mục đích áp bức con người bằng chuyên chế thì quyền và trách nhiệm của nhân dân là phải lật đổ chính quyền nhà nước đó. Ông chứng minh tính hợp pháp của cách mạng trong Tuyên ngôn độc lập Mỹ và khẳng định tư tưởng chủ quyền nhân dân không thể tách rời nhân dân làm cách mạng. - Phản ánh những lợi ích của người sản xuất nhỏ, ông phản đối nền quân chủ lập hiến của Hamilton và chủ trương xây dựng nền cộng hoà dân chủ nông dân, trong đó nhân dân sẽ tham gia vào việc điều hành các công việc nhà nước thông qua các đại diện của mình. Mọi quan chức được bầu ra với nhiệm kỳ hạn chế và bị nhân dân kiểm tra. - Ông phê phán quan điểm của Montesquieu về sự ưu ái đối với nền quân chủ, đặc biệt là quân chủ Anh. Ông không tán thành quan điểm của Montesquieu về nền cộng hoà đòi hỏi phải có lãnh thổ nhỏ và cho rằng sự hiện diện của lãnh thổ rộng lớn thúc đẩy sự phát triển nền cộng hoà. Đồng thời ông cũng chống lại sự tập trung và hạn chế chủ quyền các bang, tư tưởng chủ quyền các bang trong công việc nội bộ được ông gắn với tư tưởng đảm bảo các quyền nhân dân. - Ông đòi hỏi trao quyền lực thực tế cho nhân dân tham gia vào đời sống chính trị đất nước, chống lại việc để bọn nhà giàu điều khiển đất nước. Quan điểm này của Jefferson gắn liền với cách nhìn nhận của ông về sở hữu và sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa. Ông chống lại những thái cực dẫn tới chế độ tư hữu nhưng không đề nghị thủ tiêu chế độ tư bản. Ông khao khát hạn chế những bất hạnh mà chủ nghĩa tư bản gây ra cho người lao động bằng con đường củng cố kinh tế trang trại nhỏ, bảo vệ người sản xuất nhỏ trước nền sản xuất lớn, giải phóng kinh tế nhỏ khỏi các loại thuế… - Jefferson phê phán sâu sắc Hiến pháp 1787 vì có nhiều nét phản dân chủ: không có các quyền tự do ngôn luận, báo chí…Theo sáng kiến của ông, Hiến pháp có hiệu lực từ năm 1791 đã bổ sung 10 điểm về quyền hạn và tự do dân chủ tư sản. Tóm lại Jefferson là một người tượng trưng một tính cách thích hợp của cách mạng Mỹ. Lý tưởng của ông có tính cách hết sức cách mạng, nhằm mục đích hướng chính phủ, chế độ và luật pháp phải tôn trọng con người. Về mối quan hệ giữa chính phủ và nhân dân ông viết: “ Nếu có một lúc xảy ra rằng dân chúng trở nên lơ đãng đối với việc nước thì các bạn và tôi, và quốc hội, và những hội đồng, những vị thẩm phán, những vị thống đốc, chúng ta tất cả sẽ trở thành chó sói”. Ông cũng chỉ ra nguy cơ rằng: “ngay dưới thời chế độ đẹp đẽ nhất, những kẻ lắm quyền hành trong tay, sau một thời gian và do sự tiến triển chậm chạp đã trở thành những kẻ chuyên chế”. b. Tư tưởng chính trị của Thomas Jefferson trong Tuyên ngôn độc lập Mỹ. Quốc hội liên hiệp các tiểu bang giành độc lập đã lựa chọn Jefferson để soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Sở dĩ như vậy là vì Quốc hội thấy rằng trong số các thành viên của mình không ai có biệt tài diễn tả ý định của Quốc hội một cách rõ ràng và khúc triết hơn ông. Nhà chính trị học R.L.Bruckbager viết: “Ông thông cảm với dân tộc ông và ông viết bản Tuyên ngôn này chẳng khác gì cây vĩ cầm tự động phát âm thanh khi có làn sóng âm thanh đúng giây đụng tới. Người ta đã chọn ông là người đa cảm nhất, thâu nhận đầy đủ những cảm khí, tất cả những cảm giác, tất cả những niềm tin của xứ sở và đều diễn tả nó một cách đúng đắn nhất”. John Adams, tổng thống Mỹ thứ hai sau Washington cũng nói rằng, Jefferson có một khả năng diễn tả rất đặc biệt. Ông đã viết bằng cảm hứng tự nhiên, giản dị giống như cảm hứng tự nhiên và giản dị đã thúc đẩy quân dân Mỹ chiến đấu giành độc lập tại trận Concord. Bản Tuyên ngôn độc lập Mỹ có thể được chia thành hai phần: 1. bản tuyên ngôn về nguyên tắc chính trị, 2. Sự áp dụng những nguyên tắc này vào hoàn cảnh lịch sử đã đưa đến nền độc lập nước Mỹ. Bản Tuyên ngôn về nguyên tắc ghi rõ: “Trải qua các biến cố của nhân loại, khi một dân tộc tự xét cần phải cắt đứt mọi giây liên lạc chính trị ràng buộc họ với mọi dân tộc khác và tranh thủ lấy giữa các quốc gia trên toàn cầu địa vị độc lập và bình đẳng mà định luật của vạn vật cho quyền họ được hưởng thì mọi sự tôn trọng chính đáng dư luận của nhân loại bắt buộc dân tộc nói trên tuyên bố các lý do đã xui khiến họ quyết định sự ly khai kia”. Chúng ta xem những sự thật sau đây vốn là dĩ nhiên: - Là mọi người sinh ra bình đẳng - Là thượng đế đã ban cho họ một số quyền bất khả nhượng. trong số đó có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. - Là để bảo vệ các quyền này, loài người thiết lập giữa họ những chính phủ mà quyền lực chính đáng do các người bị trị thoả thuận trao cho họ. - Là nếu một chính phủ dù dưới hình thức nào phủ nhận các cứu cánh kia, dân tộc đó có quyền cải tổ chính phủ ấy hoặc phế bỏ đi và thành lập chính phủ mới mà họ sẽ xây dựng trên những nguyên tắc nhất định. Và họ sẽ tổ chức quyền lực chính phủ này theo những hình thức mà họ xét thấy thích hợp để đảm bảo an ninh và hạnh phúc cho họ. Ở vấn đề thứ hai, soạn thảo Tuyên ngôn viết: “Bởi thế, chúng tôi, các đại diện của Hợp chủng quốc Mỹ châu họp thành Đại hội nghị: - Có thượng đế của vạn vật suy xét tính chất thẳng thắn về cái ý định của chúng tôi. - Nhân danh và thừa lệnh dân tộc lương thiện của các thuộc địa này. - Trịnh trọng công bố và tuyên bố rằng, các thuộc địa hợp nhất này là và đương nhiên phải là những quốc gia tự do và độc lập. “Rằng các thuộc địa này được thoát ly khỏi mọi sự trung thuận với Anh hoàng và rằng: Mọi liên lạc chính trị giữa các thuộc địa này với quốc gia Anh cát lợi được và hoàn toàn bị thủ tiêu” và rằng, nhân danh những quốc gia được tự do và độc lập, các thuộc địa này có toàn quyền tuyên chiến, nghị hoà, kết giao, chủ trương những hành vi thương mại và mọi hành vi khác mà những quốc gia độc lập có quyền thi hành. Và để ủng hộ tuyên ngôn này: - Với một nền tư tưởng vững vàng và sự bảo vệ của Đấng tối cao tạo hoá. - Chúng tôi cùng nguyện với nhau hy sinh tính mạng và tài sản và danh dự thiêng liêng của chúng tôi”. Tóm lại, bản Tuyên ngôn này có thể tóm tắt như sau: Chính Thượng đế là đấng sáng tạo ra vạn vật và nhân loại trong vạn vật này. Tất cả mọi người đều được sinh ra bình đẳng. Từ sự bình đẳng nguyên thuỷ này phát sinh ra những quyền và cả những bổn phận, những bổn phận tuy không được vạch ra rõ rệt nhưng được bao hàm rõ rệt. Những quyền được đặt ra trên hết là quyền sống, quyền tự do và quyền theo đuổi hạnh phúc. Những bổn phận là bổn phận với Thượng đế vì Thượng đế một khi là tạo hoá có quyền được nhận sự tôn thờ của chúng ta vì Thượng đế một khi là thẩm phán có quyền thưởng và phạt. Giá trị và công lý của bất cứ chế độ nào được thiết lập ra, tính cách hợp pháp cần thiết của những chế độ này được đánh giá tuỳ theo sự biết tuân theo trật tự thiên nhiên bất di, bất dịch của các chế độ. Trật tự của vạn vật là trước hết. Trật tự chính trị đi sau, lệ thuộc vào trật tự thiên nhiên. Trật tự chính trị chỉ đúng lý ở sự tuân theo trật tự tự nhiên. Do đó, nếu một chế độ chính trị, đáng lý phải duy trì trật tự tự nhiên, lại cản trở hoặc làm nguy hại đến trật tự này thì ta có quyền tối cao và nhiệm vụ thiêng liêng phải thay đổi và lật đổ chế độ này. Sau khi bản Tuyên ngôn được Jefferson soạn thảo và gửi lên Quốc hội phê chuẩn. Nhìn chung bản Tuyên ngôn được Quốc hội phê chuẩn không khác nhiều so với bản thảo của Jefferson. Nội dung các tư tưởng của Jefferson là những tư tưởng tiến bộ, góp phần to lớn trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mỹ. 3. Tư tưởng chính trị - pháp luật của Ha-min-tơn (Sir Wiliam Hamilton) 1757 - 1804) Hamilton sinh tại Antilles, bố là người Anh, mẹ là người Pháp. Ông là người rất tham vọng. Trong chiến tranh giành độc lập ông là đại uý pháo binh sau đó được bổ nhiệm là cận vệ của Washington. Khi trở lại đời sống dân sự, ông bắt đầu chán ghét thái độ thờ ơ, bất tài, vô trật tự mà ông cho là đặc tính của thời kỳ liên minh. Ông tỏ ra thán phục hình thức cai trị của Anh quốc và không che giấu sự khinh miệt đối với những kẻ thiếu thực tế luôn hô hào tự do dân chủ. Ông chủ trương có một sự liên minh chặt chẽ giữa chính phủ và giai cấp giàu có. - Sau chiến tranh với Anh giành được độc lập, người Mỹ gặp rất nhiều khó khăn về chủ quyền quốc gia lẫn kinh tế, nước Mỹ rơi vào cảnh rối ren. Với tư cách là bộ trưởng tài chính dưới thời Washington, ông đã nhìn thấy rõ vấn đề mà nước cộng hoà non trẻ phải đương đầu và cho rằng cần phải tạo cho nhà nước một nền tài chính vững vàng để củng cố nền độc lập. Ông hiểu rõ tính chất quan trọng của tiền bạc và những điều kiện kinh tế của nước cộng hoà non trẻ, rằng sự khan hiếm tiền bạc là mối đe doạ đưa quốc gia vào tình trạng kiệt quệ toàn thể. Nếu không có tiền luân chuyển, mãi lực sẽ ngưng trệ, sản phẩm sẽ không luân chuyển, sản xuất cũng sẽ kiệt đi. Nhận thấy rõ mối quan hệ nhân quả giữa sự thịnh vượng kinh tế và sự thống nhất quốc gia, ông cho rằng “tất cả hệ thống tài chính của ông là để liên kết chặt chẽ bởi những tiểu bang trong khối liên hiệp”. - Mục đích của Hamilton là làm mọi biện pháp để bảo vệ Liên bang Hợp chủng quốc mà trước hết là đấu tranh cho việc xây dựng hiến pháp. Ông và những người bạn của ông là những người đã soạn thảo ra hiến pháp và làm cho hiến pháp được công nhận. - Về phương diện kinh tế, ông cho rằng phương pháp chắc chắn nhất để đảm bảo sự thống nhất là thiết lập quốc gia thành một xã hội thương mại với mục đích bao trùm tất cả những thành phần tản mát của các xứ sở trong một hệ thống thị trường chung thống nhất. Nếu không lo xúc tiến các công việc sản xuất, tạo cho toàn quốc một thị trường chung thì Mỹ quốc sẽ tan rã. Trong việc áp dụng đạo luật tập trung kinh tế, ông tỏ ra cứng rắn, gạt bỏ tình cảm ra một bên, đôi khi còn tỏ ra bất công khi quan niệm cần phải dồn tiền bạc về phía những kẻ biết lưu chuyển tiền bạc tức là các thương gia, chủ công xưởng, dùng quyền lực của mình để ủng hộ các giai cấp thương mại và kỹ nghệ, không cần biết đến nông dân…Những quan điểm này đã khiến ông phải đối đầu với Jefferson. Về cơ bản ông muốn củng cố tiềm lực kinh tế Mỹ để thoát khỏi sự phụ thuộc vào Anh để trở thành một cường quốc và kỹ nghệ nhưng các biện pháp của ông đã làm cho sự phân hoá trở nên gay gắt, sự bành trướng về kỹ nghệ và thương mại của Mỹ theo Jefferson chẳng khác nào nguy cơ đối với nền dân chủ và tự do. Tuy nhiên khi Jefferson lên làm tổng thống, sự thống nhất kinh tế của Mỹ, thị trường chung của Mỹ đã đạt được mức độ không thể lùi được nữa. - Ông có mục đích cao cả trong việc bảo vệ liên bang nên tư tưởng của ông chống lại sự phản kháng của dân chúng, bảo vệ quyền lợi của tư sản, chủ nô và tư hữu. Dân chủ theo ông là sự ngự trị của dân đen nhằm mục đích chống lại sở hữu. Ông viết: “Một liên bang đoàn kết vững chắc sẽ đem lại một thời đại vinh quang nhất cho nền hoà bình và tự do của các tiểu bang, sẽ là một hàng rào ngăn cản sự chia rẽ và phiến loạn trong nước”. - Khi đấu tranh chống dân chủ, ông bảo vệ tư tưởng về quyền hành pháp mạnh, bảo vệ nền quân chủ lập hiến. Nhưng khi đòi hỏi đó không được đáp ứng ông lại đòi hỏi thiết lập quyền lực tổng thống suốt đời, tức thẩm quyền vô hạn cho tổng thống. Ông bảo vệ quyền lực trung ương, thống đốc bang do chính phủ bổ nhiệm và chính phủ có quyền phủ quyết mọi đạo luật của các bang. - Chống lại các thiết chế dân chủ tại đại hội lập hiến Philadenphia, Hamilton đã đòi hỏi không đưa vào hiến pháp hiến chương về các quyền và đòi bầu cử theo điều kiện tài sản cao nhằm ngăn chặn nhân dân tham gia vào đời sống chính trị. Cơ quan lập pháp gồm hai viện, trong đó thượng viện do các bang bầu ra và có vai trò là cơ quan ngăn chặn quốc hội (hạ viện) thông qua các đạo luật không có lợi cho tư sản và chủ nô. - Hamilton áp dụng thuyết phân chia quyền lực trong nhà nước. vận dụng tư tưởng của Montesquieu, ông cho rằng ba cách quyền lực phải tuyệt đối cân bằng không cho phép cánh quyền lực lập pháp đứng trên hành pháp. Ông cho rằng: “Những nguyên tắc đã giúp ta thấy cần phải phân biệt các ngành quyền, và giúp chúng ta phải làm thế nào để cho các ngành hoàn toàn độc lập lẫn nhau. Phân biệt ngành hành pháp và tư pháp khỏi ngành lập pháp để làm gì nếu trong khi đã phân định rồi mà ngành hành pháp và tư pháp vẫn phụ thuộc vào lập pháp”. - Trong tổ chức quyền lực nhà nước, Hamilton cho rằng cần thiết phải dự liệu cho mỗi ngành mỗi quyền hạn cần thiết để tự chống lại sự xâm phạm của ngành quyền lực khác. Từ những nguyên tắc này cần phải cho ngành hành pháp quyền phủ quyết những dự luật của lập pháp. + Nếu không có quyền phủ quyết thì ngành hành pháp không thể tự bảo vệ được trước sự xâm phạm của ngành lập pháp. Tổng thống không có quyền phủ quyết sẽ dần dần mất hết quyền lực do nhiều đạo luật liên tiếp hoặc các cuộc biểu quyết độc đoán của Quốc hội. + Quyền phủ quyết của tổng thống còn có tác dụng ngăn chặn việc thông qua những dự luật không hợp lý, là phương tiện để kiềm chế Quốc hội, ngăn ngừa ảnh hưởng đảng phái và những quyết định vội vàng, những hành động có hại tới công ích… + Quyền phủ quyết của tổng thống là cần thiết vì Quốc hội không phải lúc nào cũng hoàn toàn có lý và cũng có biểu hiện tham quyền. - Với tính cách đặc biệt của quyền lực ngoại giao, ông cho rằng không nên để riêng cơ quan quyền lực nào quyết định vì đều không thích hợp do đó cần phải có sự hợp tác giữa ngành hành pháp và lập pháp trong công việc quyết định ký kết hiệp ước là điều thuận lợi cho công việc an ninh quốc gia. - Đối với ngành tư pháp cũng cần phải có sự độc lập riêng của nó. Trong ba ngành quyền, tư pháp là ngành mềm yếu nhất do đó tư pháp không thể xâm phạm quyền hạn của ngành lập pháp và hành pháp. Vì vậy, cần phải giúp đỡ ngành tư pháp để có thể tự bảo vệ trước sự xâm lăng của hai ngành quyền lực kia, tức là phải tách chúng khỏi sự lệ thuộc vào lập pháp và hành pháp. Để ngành tư pháp duy trì được tính cách độc lập và cương quyết của mình thì nhiệm kỳ thường xuyên của các vị chánh án là yếu tố quan trọng nhất, đó là thành trì bảo vệ công lý và an ninh cho công dân. Ông biện minh cho qui định của Hiến pháp Mỹ là toà án có quyền tuyên bố những đạo luật vi phạm hiến pháp sẽ không có hiệu lực thực thi. Để đảm bảo cho các vị thẩm phán của ngành tư pháp được độc lập, ông cho rằng cần phải cho họ nhiệm kỳ dài lâu, có thể suốt đời và mức lương cao để tránh sự cám dỗ nhưng đồng thời đòi hỏi phải nâng cao trình độ chuyên môn của các vị thẩm phán. Tóm lại những tư tưởng của Hamilton là sáng suốt và cũng rất thực dụng. Nó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ trở thành một cường quốc. 4. Tư tưởng chính trị của Thomas Paine (1737 – 1809) T.Paine là nhà tư tưởng chính trị cấp tiến trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập ở Mỹ. - Trong tác phẩm “Lẽ phải”, Paine chỉ rõ cho các thuộc địa thấy rằng nước Anh cầm tù họ trong ách nô lệ và họ có quyền dùng bạo lực đáp lại bạo lực, bằng con đường chiến tranh cách mạng giành độc lập. Sự phê phán của ông đối với nền quân chủ, tư tưởng về quyền không thể tách rời của nhân dân làm cách mạng đã được thể hiện trong Tuyên ngôn độc lập Mỹ. Ông coi chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa là cuộc đấu tranh cách mạng, đó là quyền tự nhiên không thể tước đoạt của mỗi dân tộc. - Bàn về học thuyết quyền tự nhiên, quan điểm của Paine là bảo vệ tự do và bình quyền bẩm sinh của con người. Đó là các quyền tự do ngôn luận, báo chí, tín ngưỡng, bình đẳng, quyền hướng tới hạnh phúc…Trên cơ sở các quyền tự nhiên mà xây dựng các quyền công dân và những quyền này không được trái với quyền tự nhiên. Ông bảo vệ tư tưởng chủ quyền nhân dân. Cội nguồn của quyền lực là nhân dân và việc thiết lập quyền lực lập pháp là quyền tự nhiên không thể tách rời của nhân dân. - Paine là người đầu tiên phân biệt xã hội và nhà nước. Theo ông xã hội được tạo lập bởi các nhu cầu của chúng ta, còn nhà nước là bởi tệ nạn của chúng ta. Nhà nước là sản phẩm của xã hội. Nhà nước và xã hội khác nhau về nguồn gốc cũng như nhiệm vụ. Nếu con người không có các tội lỗi và xây dựng các mối quan hệ trên cơ sở công bằng ban đầu thì không cần đến nhà nước. Mục tiêu của chính phủ là đảm bảo an ninh và tự do. Bởi vậy, chính phủ tốt nhất, hình thức cầm quyền tốt nhất là đảm bảo tốt nhất an ninh và các quyền tự do của dân. Ông cho rằng chế độ quân chủ không thuộc hình thức đó vì nó gắn liền với bạo lực và lộng quyền. - Lý tưởng của Paine là nền cộng hoà dân chủ với chế độ tổng tuyển cử, đại diện rộng rãi và bình quyền. Nền cộng hoà hiện tại với sự bảo lưu chế độ tư hữu là nền cộng hoà tư sản. Paine phê phán sự bóc lột tư bản chủ nghĩa nhưng không đòi hỏi tiêu diệt chế độ tư hữu và thiết lập bình đẳng kinh tế song muốn hạn chế sự bất công tài sản, thủ tiêu sự tương phản giữa giàu và nghèo. - Ông phê phán nhà thờ, sự cuồng tín và chính sách ngu dân, chỉ ra mối liên hệ giữa tôn giáo với nền chuyên chế, coi tôn giáo là công cụ, vũ khí của nền chuyên chế. Quan điểm này có ý nghĩa chính trị to lớn. - Paine bảo vệ tư tưởng hoà bình, chống chiến tranh nhưng đồng thời ủng hộ chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh giành độc lập. Ủng hộ quyền nhân dân làm cách mạng tiêu diệt chế độ chính trị không đáp ứng được lợi ích và mục đích xã hội. Ông coi cách mạng là qui luật, nó thúc đẩy tiến bộ và khai trí dân sinh và cuộc cách mạng Mỹ là mở đầu cho cuộc đấu tranh vì tự do.
| |
| | | Admin Admin
Tổng số bài gửi : 1632 Points : 4711 Reputation : 2 Join date : 30/09/2010 Age : 14 Đến từ : Tuy Đức - Đăk Nông
| Tiêu đề: CHƯƠNG IV 28/11/2010, 11:20 | |
| CHƯƠNG IV HỌC THUYẾT MÁC - LÊNIN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
I. TƯ TƯỞNG NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CỦA K.MARX VÀ F.ENGEL 1. Sự ra đời của chủ nghĩa Marx và bước ngoặt cách mạng trong lý luận về nhà nước và pháp luật. Lý luận Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật ra đời vào khoảng những năm 40 thế kỷ XIX khi chủ nghĩa tư bản đã chiến thắng chế độ phong kiến ở những nước lớn ở Châu Âu và Bắc Mỹ. CNTB phát triển nhanh chóng đi liền với khủng hoảng kinh tế; khi giai cấp vô sản đã trưởng thành và tiến hành đấu tranh kiên quyết chống áp bức bóc lột của giai cấp tư sản và bộ máy nhà nước tư sản. - Phong trào cách mạng ở Pháp đã đạt tới đỉnh cao, những cuộc đấu tranh tự phát đã chuyển sang hình thức đấu tranh giai cấp của những người vô sản mà điển hình là cuộc khởi nghĩa ở Lyon năm 1831 và 1834. - Vào những năm 40, phong trào công nhân và sự phát triển đấu tranh giai cấp ở Đức dẫn đến hình thành nhiều tổ chức công nhân. Năm 1836 hình thành nhóm “Liên đoàn những người đấu tranh cho công lý”. Sau khi gia nhập tổ chức này, Marx và Engel đã cải tổ thành “Liên đoàn những người cộng sản”. - Sự ra đời của học thuyết chính trị pháp luật của Marx và Engel trước hết là sự kế thừa những tư tưởng chính trị pháp luật tiến bộ của nhân loại như Rousseau, Hegel, Saint Simon…song tính kế thừa của chủ nghĩa Marx không thuần tuý là sự tiếp tục đơn giản các học thuyết chính trị trước đó mà là sự sáng tạo cách mạng. - Sự ra đời của lý luận Marx là bước ngoặt cách mạng của học thuyết về nhà nước và pháp luật. Bản chất của bước ngoặt là sự nhận thức một cách duy vật biện chứng về nhà nước và pháp luật. Quan điểm duy vật biện chứng về nhà nước và pháp luật là một phát minh vĩ đại, một sự kiện to lớn trong lịch sử các học thuyết chính trị pháp luật. Nhận thức đó tạo khả năng xác định bản chất giai cấp của nhà nước và pháp luật, lý giải qui luật suy vong của nhà nước và pháp luật tư sản. - Học thuyết Marx về nhà nước và pháp luật có vai trò to lớn trong việc trang bị lý luận cách mạng cho giai cấp công nhân, là tài sản vô giá của hàng triệu quần chúng lao động và là sức mạnh vật chất trong đấu tranh cách mạng. Chủ nghĩa Marx là sự thống nhất giữa lý luận chính trị và thực tiễn cách mạng, nó không chỉ vạch ra những nhân tố khách quan, cơ sở của cách mạng xã hội chủ nghĩa và con đường xoá bỏ nhà nước và pháp luật tư sản mà còn chỉ ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là xoá bỏ mọi nhà nước bóc lột. 2. Tư tưởng về Nhà nước và pháp luật của K.Marx và F.Engel. a. Thiết lập các nguyên lý nhận thức duy vật về nhà nước và pháp luật - Từ mùa thu năm 1842, Marx bắt đầu công bố các tác phẩm của mình trên báo “Sông Ranh”, đặc biệt là những công trình nghiên cứu về nhà nước và pháp luật. Dựa trên triết học biện chứng của Hegel, Marx đã xây dựng nên phép biện chứng duy vật, đóng vai trò là thế giới quan và phương pháp luận cho việc nhân thức tự nhiên xã hội và tư duy trong đó có lĩnh vực chính trị pháp luật song khác với Hegel, Marx bảo vệ quần chúng lao động và cho rằng: một học thuyết đúng đắn phải là học thuyết được lý giải và áp dụng phát triển đối với điều kiện cụ thể. - Marx phê phán và vạch trần tính chất phản động của chế độ kiểm duyệt và pháp luật về báo chí. Những đạo luật chống tự do báo chí, hình phạt không đối với hành vi mà đối với tư duy, chúng trở thành đạo luật phản động và không có gì khác đó chỉ là những “chế tài thụ động của tình trạng vô pháp luật”, đó không phải là luật do nhà nước ban hành đối với công dân của mình mà đó là luật của đảng phái này chống đảng phái khác. b. Soạn thảo lý luận duy vật biện chứng về nhà nước và pháp luật. Những nguyên lý nhận thức duy vật về nhà nước và pháp luật được phác thảo trước mùa xuân 1845 và được Marx và Engel trình bày trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” (1845-1846). Đó là tác phẩm đầu tiên về chủ nghĩa cộng sản khoa học, hình thành nhận thức duy vật về nhà nước và pháp luật. Toàn bộ lịch sử phát triển xã hội là một quá trình thống nhất có tính qui luật, trong đó sự phát triển các quan hệ sản xuất đóng vai trò quyết định. Trong tác phẩm đã hình thành khái niệm hình thái kinh tế xã hội, quan điểm đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp, xác định nhiệm vụ của cách mạng XHCN là giai cấp vô sản phải giành lấy sự thống trị chính trị, đồng thời đã hình thành rõ nét quan điểm về mối tương quan giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng, bản chất của nhà nước và pháp luật và vai trò của chúng đối với sự phát triển xã hội. - Nguyên tắc cơ bản của nhận thức duy vật theo Marx và Engel là phải xuất phát từ sản xuất vật chất của đời sống như là cơ sở của toàn bộ lịch sử, sau đó cần phải phản ánh hoạt động của xã hội công dân trong lĩnh vực đời sống nhà nước, cũng như từ đó lý giải tất cả các lý luận, các hình thức tổ chức khác nhau, tôn giáo, triết học, đạo đức…Marx và Engel khẳng định các quan hệ sản xuất quyết định kiến trúc thượng tầng trong đó có nhà nước và pháp luật. Nhận thức được mối quan hệ giữa LLSX và QHSX cho phép nhận thức một cách sâu sắc bản chất của quá trình lịch sử. - Trong tác phẩm “Gia đình thần thánh” Marx chỉ rõ nhà nước tư sản chỉ là sản phẩm của xã hội tư bản. Giai cấp tư sản coi nhà nước tư sản là thể hiện chính thức quyền lực đặc biệt của giai cấp tư sản và như là sự thừa nhận về mặt chính trị các lợi ích đặc biệt của tư sản. Nhờ có pháp luật, nhà nước tư sản bảo vệ chế độ bất bình đẳng thực tế giữa các thành viên xã hội. Pháp quyền trong “tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” và trong Hiến pháp tư sản chỉ là pháp quyền hình thức về sự bình đẳng giữa các thành viên xã hội công dân mà trong đó mâu thuẫn giữa lợi ích các cá nhân và nhóm người đã vượt qua giới hạn cho phép. - Trong tác phẩm “Tình cảnh giai cấp công nhân ở Anh” (1845) Engel đã chỉ ra tính tất yếu của cách mạng vô sản là xoá bỏ nhà nước và pháp luật tư sản đông thời chỉ ra sự hạn chế của dân chủ tư sản (dân chủ hình thức), mọi pháp luật tư sản có mục đích trước hết bảo vệ những kẻ có tài sản. Do vậy, mọi cuộc cách mạng trong tương lai đều là kết quả tất yếu của các quan hệ đang tồn tại. Theo ông, cách mạng XHCN là lối thoát cần thiết duy nhất của giai cấp công nhân nhưng cuộc cách mạng đó không đồng nhất với sự tôn sùng bạo lực, bạo lực cách mạng chỉ là phương tiện cần thiết để chống lại bạo lực mà giai cấp tư sản áp dụng. - Trong “Luận cương về Phơ bách” Marx đã đưa ra tư tưởng về vai trò quyết định của thực tiễn cách mạng trong đời sống xã hội. Quan điểm ấy cho phép nghiên cứu các định chế pháp lý - nhà nước từ quan điểm duy vật biện chứng và vạch ra con đường cải tạo chúng phục vụ lợi ích của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động. - Những quan điểm cơ bản trên là cơ sở của lý luận về nhà nước và pháp luật trong “Hệ tư tưởng Đức”: + Quan điểm có tính nguyên tắc để nhận thức các học thuyết chính trị và pháp luật là: tư tưởng của giai cấp thống trị trong từng thời đại trở thành tư tưởng thống trị. Điều đó có nghĩa là giai cấp thống trị sức mạnh vật chất xã hội cùng với đó thống trị cả sức mạnh tinh thần trong xã hội. + Nhà nước xuất hiện liên hệ chặt chẽ với sự phân công lao động xã hội, sự xuất hiện tư hữu, thành phố và sự xuất hiện các giai cấp đối kháng. + Đưa ra khái niệm chung về nhà nước và vạch ra bản chất giai cấp của nó là “nhà nước là một hình thức mà trong đó các cá nhân thuộc giai cấp thống trị thực hiện các lợi ích chung của mình và trong đó toàn bộ xã hội công dân của thời đại đó tìm thấy sự thể hiện tập trung của mình”. + Chỉ rõ bản chất của nhà nước tư sản: “là hình thức tổ chức mà giai cấp tư sản nắm lấy để đảm bảo sở hữu và các lợi ích chung của mình” đồng thời vạch trần quan điểm về “tính phi giai cấp” của nhà nước và khẳng định nhà nước và pháp luật thể hiện lợi ích của giai cấp thống trị. + Trong “Hệ tư tưởng Đức” Marx và Engel chỉ rõ: tất cả những giai cấp muốn thống trị kể cả giai cấp vô sản thì trước hết phải giành lấy quyền lực chính trị cho mình. + Hình thành thế giới quan duy vật về pháp luật. Xã hội tồn tại không phải nhờ pháp luật, ngược lại, pháp luật tồn tại là nhờ xã hội. Vì vậy, giai cấp thống trị cần phải tổ chức sức mạnh của mình dưới dạng nhà nước và cần phải “tạo cho ý chí của mình, vốn do các quan hệ xã hội nhất định quyết định, một sự thể hiện chung dưới hình thức ý chí nhà nước, dưới hình thức pháp luật mà sự thể thể hiện, nội dung của pháp luật luôn do chính các quan hệ của giai cấp đó quyết định. + Quan điểm chính trị pháp luật của Marx và Engel luôn liên quan với vấn đề cách mạng xã hội chủ nghĩa: * Marx, Engel chỉ ra tính tất yếu và các tiền đề khách quan, nhân tố chủ quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Xã hội tư bản chưa thể bị tiêu diệt chừng nào chưa tiêu diệt được bản thân nhà nước bảo vệ nó. Vì vậy, giai cấp vô sản phải tổ chức lực lượng của mình để đấu tranh chống nhà nước tư sản. Cách mạng vô sản là tất yếu vì chỉ trong phong trào thực tế và không bằng bất kỳ con đường nào khác có thể lật đổ được giai cấp thống trị, nó còn là tất yếu bởi chỉ trong tiến trình cách mạng mới nảy sinh ý thức cộng sản. * Các ông đã đặt nền tảng cho lý luận đấu tranh giai cấp. Đấu tranh giai cấp là qui luật phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp mà đỉnh cao của nó là cách mạng xã hội. Cách mạng trở thành động lực của lịch sử. Trong tác phẩm này cũng đã hình thành quan điểm về vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản công nghiệp và mối liên hệ của phong trào vô sản với nông dân trong đấu tranh xây dựng cộng sản chủ nghĩa. * Marx và Engel cũng đưa ra quan điểm cách mạng cộng sản chủ nghĩa chỉ có thể thành công cùng một lúc ở tất cả hoặc ở một số nước tư bản phát triển nhất đồng thời cũng đã hình thành luận điểm về chuyên chính vô sản. Theo các ông, sự thống trị chính trị của giai cấp vô sản kết quả tất yếu của dân chủ ở tất cả các nước, thống trị của vô sản là “tiền đề đầu tiên của tất cả các biện pháp cộng sản chủ nghĩa”. Chìa khoá chiến đấu của đảng vô sản “không phải là sự thay thế của nền cộng hoà cho chế độ dân chủ mà là sự thống trị của giai cấp công nhân thay cho sự thống trị của giai cấp tư sản”. c. Tư tưởng chính trị pháp luật trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” Sau khi thành lập “Liên đoàn những người cộng sản”. Marx và Engel viết Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, đó là cương lĩnh của Liên đoàn, trong đó thể hiện nhiều tư tưởng về chính trị pháp luật: - Xuất phát từ quan điểm nhận thức duy vật về nhà nước và pháp luật, Marx, Engel chỉ rõ bản chất của nhà nước tư sản đó là “bạo lực có tổ chức của giai cấp này để đàn áp những giai cấp khác”, coi nhà nước tư sản chỉ là ủy ban quản lý công việc chung của toàn thể giai cấp tư sản. Sự tập trung kinh tế trong xã hội tư sản đảm bảo sự tập trung về chính trị. Trong nhà nước tư sản tự do không có gì khác mà chỉ là tự do mua bán, tự do buôn bán. - Nhà nước tư sản, pháp luật tư sản do các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa quyết định. + Pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng. + Pháp luật mang bản chất giai cấp. + Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, lợi ích của giai cấp đó, trực tiếp hay gián tiếp đều bị quy định bởi địa vị của giai cấp đó. - Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản đã hình thành quan điểm “mọi cuộc đấu tranh giai cấp đều là đấu tranh chính trị. Cách mạng XHCN là hình thức cao nhất của đấu tranh giai cấp. Trong Tuyên ngôn, quan điểm về chuyên chính vô sản được phát triển thành một học thuyết: + Trong tiến trình cách mạng cộng sản, “vô sản thiết lập nền chuyên chính của mình bằng bạo lực lật đổ tư sản”, biến mình thành giai cấp thống trị, chiếm lấy dân chủ. + Tuyên ngôn đã chỉ ra hàng loạt những nhiệm vụ của chuyên chính vô sản. Giai cấp vô sản phải sự dụng chuyên chính của mình để tước đoạt toàn bộ khả năng tư bản của giai cấp tư sản, tập trung mọi công cụ lao động vào nhà nước, nhanh chóng phát triển LLSX, thực hiện sung công đất đai, tăng số lượng các nhà máy quốc doanh, lao động là nghĩa vụ chung của mọi người…Với quan điểm này, các ông đã nêu rõ quan điểm về sự tác động tích cực của nhà nước vô sản đối với phát triển kinh tế. - Về hình thức nhà nước, Tuyên ngôn của ĐCS đã chỉ ra rằng hình thức thống trị chính trị của giai cấp vô sản phải là hình thức dân chủ song khác với dân chủ tư sản là dân chủ thiểu số, dân chủ vô sản là dân chủ đối với nhân dân lao động, số đông trong xã hội. - Việc phát hiện ra bản chất giai cấp và tính nhất thời của nhà nước đã cho phép Marx và Engel nêu ra quan điểm về sự tiêu vong của giai cấp và nhà nước. Theo các ông, trong đấu tranh chống tư sản, vô sản chắc chắn liên hiệp lại thành giai cấp và bằng con đường cách mạng để biến mình thành giai cấp thống trị và với tư cách là giai cấp thống trị, vô sản bằng bạo lực thủ tiêu các QHSX cũ thì có nghĩa cùng với việc thủ tiêu những QHSX đó, vô sản đã tiêu diệt luôn điều kiện tồn tại của các đối kháng giai cấp, tiêu diệt các giai cấp nói chung, cuối cùng tiêu diệt sự thống trị của chính mình với tư cách là giai cấp. Trong Tuyên ngôn ĐCS, Marx và Engel coi xã hội cộng sản tương lai thay thế cho xã hội tư sản như là một hội liên hiệp “trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện phát triển tự do của mọi người”. d. Sự phát triển tư tưởng chính trị pháp luật Marxits giai đoạn từ 1848 đến Công xã Pari. 1.d. Tổng kết kinh nghiệm đấu tranh cách mạng 1848-1851, phát triển lý luận cách mạng XHCN và CCVS. Từ kinh nghiệm cách mạng 1848 ở Pháp, Đức, Áo, Marx và Engel đã tiếp tục phát triển lý luận về cách mạng XHCN và CCVS: - Tư tưởng về CCVS đã được cụ thể hóa hơn. Trong tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp” và “Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bonapacter” Marx nghiên cứu các sự kiện ở Pháp, còn trong “Chiến tranh nông dân ở Đức”, “Cách mạng và phản cách mạng ở Đức” Engel tập trung nghiên cứu tình hình ở Đức. Tư tưởng lớn nhất trong các tác phẩm này là: Vấn đề có tính nguyên tắc của CCVS là cần phải thiết lập nhà nước CCVS, khẳng định việc đập tan bộ máy nhà nước tư sản là điều kiện tất yếu của thắng lợi vô sản, để giai cấp vô sản giành chính quyền. Marx cũng chỉ rõ cuộc đảo chính về mặt nhà nước của Bonapacter là chiến thắng của quyền lực hành pháp đối với quyền lập pháp, dẫn tới sự xuất hiện của bộ máy quan liêu quân sự, nó là con đẻ của chế độ chuyên chế và càng trở nên chuyên chế trong quá trình đàn áp phong trào cách mạng của công nhân. - Marx đã đưa ra tư tưởng về liên minh công nông. Ông chỉ ra rằng lợi ích của nông dân ngày càng trở nên mâu thuẫn với lợi ích tư sản. Nông dân vì vậy đã tìm thấy người đồng hành và lãnh đạo tất nhiên của mình ở vô sản thành thị. - Tổng kết kinh nghiệm đấu tranh giai cấp, Marx rút ra những kết luận khoa học về CCVS: + Sự tồn tại của các giai cấp liên quan chỉ với các giai đoạn lịch sử nhất định của sự phát triển sản xuất. + Đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn tới CCVS. + CCVS chỉ là bước quá độ để đi đến xóa bỏ mọi giai cấp và đi đến một hội không có giai cấp. - Marx và Engel tiếp tục phát triển tư tưởng về vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Các ông coi giai cấp vô sản là lực lượng cách mạng quyết định trong quá trình cách mạng XHCN và chính họ là người thực hiện chuyên chính. Giai cấp vô sản không chỉ là người dẫn dắt nhân dân trong quá trình cách mạng mà còn cả trong quá trình tổ chức xây dựng xã hội mới, điều đó là vì: + Giai cấp vô sản đại diện cho PTSX ổn định và tiến bộ hơn do họ có phương pháp và kiểu cách sản xuất tốt hơn. + Giai cấp công nhân không có sở hữu cá thể khác với giai cấp nông dân. Khi con người có sở hữu cá nhân dù là nhỏ họ có xu hướng muốn tăng sở hữu đó. Xã hội tương lai phải xóa bỏ sở hữu cá thể, việc này chỉ có giai cấp vô sản mới thực hiện được, giai cấp công nhân là người luôn bảo vệ lý tưởng giải phóng xã hội bóc lột khỏi sự phân chia giai cấp. + Đặc điểm của giai cấp công nhân đó là giai cấp mà vị trí khách quan và ý thức của họ đã không cho họ trở thành giai cấp ích kỷ. Đối với các giai cấp có sở hữu cá thể thì họ luôn hướng đến việc tăng cường sở hữu, dẫn đến xung đột về lợi ích với các giai cấp khác. Giai cấp tư sản chống phong kiến thì họ làm như vì lợi ích của toàn dân nhưng sau khi được nhân dân giúp đỡ lật đổ được phong kiến thì họ lại dặt quyền lợi của mình đối lập với lợi ích của nhân dân. Giai cấp công nhân thì khác, quyền lợi của họ luôn phù hợp với quyền lợi chung của xã hội kể cả trong và sau khi cách mạng vô sản thành công. Giai cấp công nhân là động lực của tiến bộ xã hội, không thể tiến lên CNXH nếu thiếu vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân. - Trong những nước mà chưa có lực lượng vô sản lớn mạnh, Marx cho rằng để đi lên CNXH thì vấn đề quan trọng là các lực lượng xã hội chống phong kiến, chống tư sản phải dựa vào tư tưởng tiến bộ của giai cấp vô sản. Trong những điều kiện đó thắng lợi của cách mạng XHCN, của công cuộc xây dựng CNXH sẽ phức tạp và kéo dài hơn. - Tư tưởng đặc biệt quan trọng mà Marx, Engel nêu ra là nhà nước tư sản là bộ máy thống trị, bóc lột con người, đó là bộ máy quan liêu để bảo vệ lợi ích cho chúng. Giai cấp công nhân nắm chính quyền không chỉ ở việc xác lập quyền thống trị mà công việc của nhà nước của giai cấp công nhân cần đi theo một hướng hoàn toàn mới đó là đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng nhà nước kiểu mới nhằm xóa bỏ sự bóc lột và bất công. 2.d. Vấn đề pháp luật trong tác phẩm kinh tế của Marx và Engel. Từ những năm 50, thế kỷ XIX, Marx và Engel bắt đầu nghiên cứu tiền đề của cách mạng XHCN, trong đó Marx tập trung nghiên cứu vấn đề này gắn với nghiên cứu vấn đề kinh tế. - Trong tác phẩm “Tư bản” Marx đã chỉ rõ mối liên hệ giữa nhà nước và kinh tế thể hiện tính chất chung giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng. Nhà nước và pháp luật chỉ là kết quả của sự phát triển kinh tế xã hội, trong đó nhà nước thể hiện lợi ích của giai cấp thống trị về kinh tế. Kết luận này hoàn toàn khác với các nhà kinh tế trước Marx coi nhà nước là lực lượng đứng trên kinh tế, trên xã hội, không nêu được mối liên hệ bên trong của nhà nước. - Trong “Tư bản”, Marx cũng đã chỉ rõ kinh tế và các QHSX quyết định sự phát triển của nhà nước và pháp luật nhưng nhà nước và pháp luật lại có thể tác động ngược trở lại quá trình phát triển kinh tế, tức là chỉ ra khả năng nhà nước lãnh đạo kinh tế. Đó là một nhận xét sâu sắc. - Trong lĩnh vực pháp luật cần thiết phải chú ý đến sự tương quan giữa kinh tế và pháp luật. Marx đã chỉ ra những quan hệ pháp lý, quan hệ kinh tế và quan hệ buôn bán hàng hóa ở thị trường không tách rời nhau trên cơ sở đó chỉ ra nguồn gốc thấp kém của khẩu hiệu tự do tư sản, thực tế đó chỉ là tự do, bình đẳng trong trao đổi hàng hóa. - Một đóng góp to lớn của Marx là đã chỉ ra rằng sự phát triển pháp luật không hoàn toàn trùng với phát triển kinh tế, tuy rằng phát triển kinh tế quyết định phát triển pháp luật. Dưới tác động của một số điều kiện khách quan và chủ quan, người làm luật và luật lệ có thể tách rời ra khỏi thế giới kinh tế tức là pháp luật cũng có tính độc lập tương đối với kinh tế. e. Quan điểm chính trị pháp luật của Marx và Engel trong thời kỳ Quốc tế cộng sản I. - Sau khi Quốc tế cộng sản I ra đời năm 1864, với tư cách là những người tổ chức và lãnh tụ của Quốc tế I, Marx và Engel đã đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội trong phong trào công nhân. Marx và Engel đã kiên quyết chống lại tư tưởng của Latsanna đồng thời phê phán quan điểm vô chính phủ của Proudhon không thừa nhận đấu tranh chính trị của giai cấp công nhân. - Marx, Engel cũng kịch liệt phê phán quan điểm của Bacunin trong quan niệm về động lực của cách mạng. Bacunin cho rằng cách mạng có thể chỉ do một nhóm người thực hiện. Không những vậy, Bacunin còn cổ động cho một xã hội không có quản lý, xã hội vô chính phủ. g. Sự phát triển tư tưởng chính trị pháp luật Marxist thời kỳ từ Công xã Pari đến cuối thế kỷ XIX. - Công xã Pari có một ý nghĩa lịch sử trọng đại. Giai cấp vô sản Pari trong quá trình cách mạng đã lập ra một hình thức nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới. Tổng kết kinh nghiệm của công xã Pari, Marx và Engel cho rằng đó là một minh chứng về sự cần thiết phải lật đổ bộ máy nhà nước tư sản chứ không phải là chuyển giao bộ máy nhà nước từ người này sang tay người khác. - Marx và Engel cho rằng công xã Pari là một hình thức dân chủ thực sự đầy đủ. Công xã đã lôi kéo các tầng lớp vô sản vào phong trào, kể cả tầng lớp tiểu tư sản. Thông qua các cơ quan bầu cử và các ủy ban của công xã, công xã đã thu hút hầu hết dân chúng Pari vào việc quản lý, xóa bỏ quân đội thường trực và thay vào đó là lực lượng vũ trang tự vệ nhân dân. Trong lĩnh vực nhà nước áp dụng nguyên tắc bầu cử và thay thế tất cả những người giữ chức vụ. - Công xã Pari đã kết hợp quyền lập pháp và quyền hành pháp. Người thông qua luật cũng là người thi hành luật. Điều đó làm cho công xã Pari trở thành kiểu nhà nước XHCN. Từ kinh nghiệm của Công xã Pari, Marx coi: “công xã là một thiết chế hành động vừa lập pháp vừa hành pháp”. - Trong giai đoạn này, Marx và Engel viết nhiều tác phẩm tiếp tục phát triển quan điểm về nhà nước và pháp luật như “Chống Duhring”, “Phê phán cương lĩnh Gohn”. (Cương lĩnh do những người dân chủ xã hội Đức thông qua tại Gohn năm 1875). Trong “Phê phán cương lĩnh Gohn”, Marx đã phê phán những sai lầm của phái Latsana và đưa ra nhiều luận điểm về cách mạng XHCN: + Marx phê phán quan điểm về một dự án tổ chức xã hội tương lai và hệ thống pháp luật của giai cấp vô sản. trước hế Marx phê phán khái niệm “nhà nước nhân dân tự do” được nêu trong cương lĩnh Gohn. Ông cho rằng khái niệm “nhà nước tự do” là không đúng. Tự do với ai? Với nhân dân của mình hay đối với giai cấp công nhân. Marx cho rằng khái niệm này đã phủ nhận bản chất giai cấp vô sản của nhà nước. Nhà nước trong xã hội mới vẫn phải là công cụ cần thiết để cải tạo và xây dựng xã hội mới, nhà nước đó phải thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động. + Vấn đề pháp luật trong CNXH, Marx cho rằng: sau khi cách mạng vô sản thành công thì pháp luật mang tính xã hội vẫn tồn tại như một hệ thống những qui phạm xã hội. Pháp luật ấy tồn tại một phần là để trấn áp sự phản kháng còn tàn dư giai cấp bóc lột nhưng chủ yếu là để đấu tranh chống lại những khuynh hướng không bình thường tách rời quá trình phát triển chung, đấu tranh với nhưng vi phạm trật tự xã hội, với tội phạm, với tất cả những cái cũ còn tồn tại sau cách mạng vô sản và nhất là sự duy trì pháp luật để tổ chức những quan hệ xã hội mới, tổ chức các quá trình kinh tế trong xã hội nhằm đảm bảo cho sự thắng lợi của CNXH. + Trong khi phân tích về xã hội tương lai, Marx cho rằng: trong giai đoạn đầu của xã hội tương lai chưa có sự bình đẳng xã hội hoàn toàn. Con người trong một xã hội bất kỳ rất khác nhau về thể chất và tinh thần, người này có thể đóng góp nhiều hơn người khác. Trong CNXH, mỗi người có phần đóng góp cho xã hội và được xã hội công nhận sự đóng góp ấy, lao động của họ được trả công tương ứng với kết quả lao động do vậy còn tình trạng người này hưởng thụ nhiều hơn người khác. Song ở đây, ta thấy con người đã tìm ra được một thước đo quan trọng phần lao động mà họ đóng góp cho xã hội. Chính luật pháp đã cho chúng ta thước đo này. Luật pháp đã đưa ra một qui phạm duy nhất, bình đẳng đối với tất cả mọi người. Qui phạm pháp luật áp dụng một cách giống nhau với tất cả mọi người. + Trong CNXH, luật pháp còn thực hiện chức năng kiểm tra đóng góp và hưởng thụ của mỗi người theo nguyên tắc: làm theo năng lực, hưởng theo lao động, thực hiện chức năng giáo dục con người những thói quen lao động, góp phần tạo ra con người mới có ý thức lao động vì lợi ích của toàn xã hội. + Khi xã hội đạt được mức độ phát triển nhất định có những điều kiện và khả năng tạo ra sự giàu có đáp ứng đầy đủ nhu cầu của con người thì xã hội chuyển từ giai đoạn XHCN sang giai đoạn CNCS. Nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động” được thay thế bằng nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” thì luật pháp không còn nữa. Như vậy, pháp luật là cần thiết trong giai đoạn đầu của CNCS. Vận mệnh của pháp luật gắn liền với hệ thống phân phối xã hội theo lao động, đảm bảo việc kiểm tra lao động và kiểm tra hưởng thụ. Khi nào vai trò kiểm tra không cần thiết nữa thì cũng không cần phải có pháp luật. II. TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, PHÁP LUẬT CỦA V.I.LENIN 1. Hoàn cảnh ra đời của học thuyết V.I.Lenin. - Học thuyết của Marx và Engel ra đời đã được giai cấp vô sản và quần chúng bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới coi là “chủ nghĩa”, là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Song học thuyết của các ông đã gây ra “cừu địch mạnh nhất và lòng căm thù trong toàn giới khoa học tư sản (bọn thống trị cũng như phái tự do)” do đó, Marx là người bị căm ghét và vu khống nhiều nhất trongg thời đại của ông. Mặt khác, sự chống đối Marx còn xuất hiện ngay trong phong trào cách mạng, ở những bọn cơ hội và xét lại và phản bội. - Đối với chủ nghĩa Marx, từ 1872-1904 khi những cơn bão táp cách mạng ở châu Âu đã đi qua và CNTB lại chuẩn bị cho những thay đổi một cách hòa bình, phong trào XHCN quốc tế đang trải qua một thời kỳ dao động về tư tưởng. Cuộc khủng hoảng mang tính quốc tế đầu thế kỷ XX với sự xuất hiện của các trào lưu cơ hội, xét lại chống chủ nghĩa Marx của Bectanh, Kausky đã làm suy yếu và tan rã Quốc tế II. - Lenin, người kế tục trực tiếp và trung thành học thuyết cách mạng của Marx và Engel mmột mặt đã bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Marx trước mọi khuynh hướng, mọi trào lưu, tư tưởng, mọi lực lượng thù địch, mọi sự chao đảo “đánh mất mình” của các phần tử cách mạng ươn hèn, phản bội, đầu hàng. Mặt khác, căn cứ vào những điều kiện lịch sử cụ thể cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX để bổ sung, phát triển học thuyết Marx - Engel. Trong quá trình đó, Lenin đã để lại cho loài người những tài sản vô giá. - Lenin là nhà khoa học chiến đấu, gắn bó hữu cơ và mật thiết giữa lý luận và thực tiễn. Sau khi Engel mất, thế giới đã có những biến đổi sâu sắc. CNTB phát triển thành CNĐQ. Mâu thuẫn xã hội, những yêu cầu của cuộc đấu tranh cách mạng đòi hỏi phải có lý luận cách mạng tiên phong dẫn dắt. Lenin đã làm công việc bổ sung và phát triển học thuyết Marx theo yêu cầu của cuộc sống, yêu cầu sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Lenin viết: “Chúng ta không thể coi lý luận Marx như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm, trái lại chúng ta tin rằng lý thuyết đó chỉ đặt nền móng cho một môn khoa học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu với cuộc sống”. 2. Tư tưởng chính trị - pháp luật của V.I.Lenin. a. Về cách mạng xã hội chủ nghĩa - Phân tích điều kiện CNTB đã chuyển biến thành CNĐQ và những qui luật đặc thù của nó, chỉ ra sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị trong thời đại đế quốc chủ nghĩa khiến cuộc khủng hoảng cách mạng thế giới cũng phát triển không đều, tiền đề cách mạng ở các nuớc tạo ra không đồng thời vì vậy “phong trào cách mạng quốc tế của giai cấp vô sản không diễn ra và cũng không thể diễn ra với nhịp độ đồng đều và với những hình thức giống nhau ở các nước khác nhau”. Trên cơ sở đó, cách mạng XHCN có thể chặt đứt mắt xích yếu nhất trong dây sắt của CNĐQ; CNXH có thể thắng lợi trước tiên ở một số ít nước hoặc thậm chí trong một nước TBCN riêng biệt. - Cách mạng XHCN thế giới là một thời đại lịch sử: kết hợp những cuộc cách mạng dân chủ tư sản, phong trào giải phóng dân tộc và cách mạng XHCN, nó là kết quả của sự phát triển của những mâu thuẫn trong hệ thống CNĐQ thế giới, của sự xuất hiện những khâu yếu của hệ thống đó. Lenin đặc biệt phân tích nội dung và vai trò của phong trào dân tộc của các nước thuộc địa, đó là một bộ phận của quá trình cách mạng XHCN trên toàn thế giới trong đó vai trò quyết định thúc đẩy sự tiến triển của nó là giai cấp vô sản và đội tiên phong của nó được vũ trang bằng học thuyết cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Marx. - Lenin đưa ra lý luận về “tình thế cách mạng”. Lý luận này là một đóng góp to lớn, giúp cho phong trào cách mạng thế giới khỏi rơi vào manh động, khởi nghĩa non dẫn tới thất bại đau đớn. Lenin cho rằng tình thế cách mạng phải có trước cách mạng. Ông cho rằng chỉ khi nào “những người bên dưới” không muốn tiếp tục sống như trước nữa và “những kẻ bên trên” cũng không thể tiếp tục sống như trước nữa thì cách mạng mới có thể thắng lợi. - Về lực lượng và động lực của cách mạng XHCN, Lenin tiếp tục phát triển tư tưởng của Marx về tính tất yếu của việc liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân. Ông coi khối liên minh công nông là động lực, là nền tảng của cách mạng XHCN, không có sự liên minh chặt chẽ ấy sẽ không thể đoàn kết, tập hợp các giai cấp, các tầng lớp dân cư vào cuộc đấu tranh giành chính quyền. b. Về nhà nước chuyên chính vô sản. Quan điểm của Lenin về nhà nước và CCVS được thể hiện rõ nhất trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”: - Lenin cho rằng nhà nước là một hiện tượng lịch sử với tính cách là công cụ thống trị nằm trong tay các giai cấp bóc lột, nhà nước xuất hiện khi xã hội phân hóa thành những giai cấp đối kháng. “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được thì nhà nước xuất hiện”. - Là một tổ chức chính trị mang tính giai cấp, nhà nước bóc lột có các công cụ quyền lực nhờ đó giai cấp thống trị bắt quần chúng lao động phải phục tùng mình. Hiểu theo ý nghĩa thực sự của danh từ thì nhà nước là một bộ máy đặc biệt phục vụ cho giai cấp này đàn áp giai cấp khác, nó tồn tại trong các xã hội nô lệ, phong kiến và TBCN. - Trong thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH chuyên chính vô sản là một tất yếu lịch sử, giai cấp vô sản dùng chính quyền nhà nước để đàn áp thiểu số dân cư là bọn bóc lột. CCVS là nhà nước quá độ và nó khác về cơ bản với nhà nước bóc lột. Trong xã hội XHCN, nhà nước từ chỗ là công cụ thống trị giai cấp trở thành cơ quan thể hiện ý chí của toàn dân. Với việc hoàn thành xây dựng CNCS, nhà nước sẽ hoàn toàn không cần thiết nữa. - Vấn đề cơ bản của bất kỳ cuộc cách mạng nào là vấn đề chính quyền nhà nước. Giai cấp vô sản và nhân dân lao động sẽ không thể kết liễu được chế độ bóc lột TBCN, nếu không giành được chính quyền và thiết lập được CCVS. Ông chỉ rõ: không bao giời được mơ hồ về bản chất của nhà nước tư sản dù hình thức của nó có sự thay đổi như thế nào. Đó chẳng qua chỉ là sự thay đổi nhằm thích ứng với tình thế và đảm bảo cho quyền lợi của giai cấp bóc lột. - Về bản chất của CCVS, Lenin chỉ rõ: + Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, cơ sở của cách mạng XHCN đã được mở rộng trở thành cuộc cách mạng nhân dân thực sự trong dân cư, những người lao động bị áp bức và bóc lột. Cuộc cách mạng nhân dân ấy tất yếu sẽ do nhân dân tự tổ chức thành nhà nước, nhà nước đó là của những người lao động, vì lợi ích của những người lao động. Đó là thực chất của CCVS. + CCVS hoàn toàn không phải là nền độc tài, chuyên chế, là đối lập với dân chủ mà CCVS có nghĩa là chỉ có một giai cấp nhất định - tức giai cấp công nhân thành thị - mới có khả năng lãnh đạo được toàn thể quần chúng lao động và những người bị bóc lột trong cuộc đấu tranh để lật đổ ách tư bản, trong chính ngay quá trình lật đổ ách đó, trong cuộc đấu tranh để duy trì và củng cố thắng lợi, trong sự nghiệp sáng tạo ra một trật tự xã hội mới, trật tự XHCN, trong cuộc đấu tranh để hoàn toàn xóa bỏ giai cấp. + CCVS là một cuộc đấu tranh kiên trì, có đổ máu và không đổ máu, có bạo lực và hòa bình, bằng quân sự và kinh tế, bằng giáo dục và hành chính chống những thế lực và những tập tục của xã hội cũ. Sức mạnh của tập quán ở hàng triệu và hàng chục triệu người là sức mạnh ghê gớm nhất. + CCVS có chức năng chủ yếu là quản lý, do đó phải tìm ra một hình thức nhà nước thích hợp và tổ chức nó ra sao cho nhà nước ấy thực sự là bộ máy quản lý chung của toàn xã hội. Sau này ở nước Nga, Lenin đã xây dựng hình thức của nhà nước CCVS là chính quyền Xôviết. c. Về nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ xây dựng CNXH - Theo Marx và Engel, bên cạnh những sự biến đổi to lớn về chính trị xã hội, suy cho cùng CNXH chỉ có thể đứng vững trên cơ sở kinh tế xã hội của chính nó. Chỉ khi nào tạo ra một năng suất lao động cao hơn CNTB thì CNXH mới có được một chiến thắng triệt để và cơ bản đối với CNTB. Marx, Engel quan niệm xã hội XHCN là xã hội tiếp theo và cao hơn CNTB, nó phải phá bỏ chế độ tư hữu, thủ tiêu sản xuất hàng hóa TBCN, thay thế áp bức bóc lột con người bằng tự do và phát triển toàn diện của con người. Trên cơ sở đó các ông đã phác thảo những đường nét chủ yếu của mô hình xã hội cộng sản: sở hữu công cộng (xã hội) phân phối trực tiếp, nền sản xuất được điều tiết theo nguyên tắc kế hoạch tập trung, người lao động tự quản xã hội… - Trong quá trình xây dựng CNXH ở nước Nga, từ 1917-1921, do hoàn cảnh của cuộc nội chiến, trên thực tế đã xây dựng nền kinh tế phi hàng hóa, phân phối sản phẩm trực tiếp, quốc hữu hóa công thương nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân. Đó là chính sách cần thiết trong thời chiến nhưng khi chuyển sang giai đoạn hòa bình, với những biến động về chính trị trong nước, Lenin đã nhanh chóng nhận ra sai lầm, với tinh thần tự phê páhn nghiêm khắc đối với bệnh giáo điều, Lenin đã đề ra và thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP). Nó thực sự là một sự chuyển hướng chiến lược từ quá độ trực tiếp sang quá độ gián tiếp đồng thời là một cống hiến to lớn của Lenin vào lý luận của CNXH khoa học: + Trước hết đó là sự thừa nhận nền kinh tế hàng hóa còn tồn tại lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ và trong CNXH. Do đó phải thừa nhận qui luật giá trị, thừa nhận về mặt pháp lý các hình thức sở hữu, phân phối, áp dụng hạch toán trong kinh tế, sử dụng đòn bẩy kinh tế để kích thích sản xuất, giải quyết đúng đắn các quan hệ hàng - tiền, cung - cầu, kế hoạch - thị trường. + Phải thỏa hiệp với tiểu nông, nhà nước vô sản không được tính toán thiệt hơn với họ mà phải giúp đỡ, tạo điều kiện cho họ tiến lên. Theo Lenin: chớ trông mong chuyển ngay lên CNCS mà phải lấy sự quan tâm của người lao động làm cơ sở, phải thừa nhận quyền tự do sản xuất kinh doanh và quyền sở hữu tư nhân của người tiểu nông về các công cụ sản xuất và vật phẩm tiêu dùng. Từ đó mà hướng họ vào các hình thức hợp tác tự nguyện, có lợi trên cơ sở phát triển LLSX. + Cần phải sử dụng CNTB nhà nước, phải lợi dụng nó để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH, là cầu nối đi lên CNXH. Vì vậy, NEP không thuần túy chỉ là một chính sách kinh tế mà còn thể hiện tư duy sáng suốt, táo bạo của Lenin, một đường lối chính trị, một phương hướng phát triển “nghiêm túc và lâu dài”, hơn thế nữa còn là một thiết kế lý luận về mô hình của CNXH. + NEP là sự thể hiện bản lĩnh chính trị của Đảng cộng sản và chính quyền xô viết. Đây thực sự là một cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản quốc tế. Lênin đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết của những người cộng sản là học tập quản lý, học buôn bán kể cả học các nhà tư bản. Ông nhấn mạnh rằng CNXH muốn chiến thắng giai cấp tư sản phải có năng suất lao động cao hơn CNTB và con đường duy nhất là phải thực hiện công nghiệp hóa. d. Về xây dựng Đảng và sự lãnh đạo của ĐCS trong cách mạng XHCN và xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Kế tục quan điểm của Marx và Engel về sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, Lênin đã xây dựng học thuyết về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Thông qua việc chống “chủ nghĩa kinh tế”, chủ nghĩa cơ hội, bè phái...Lenin đã trình bày nguyên lý xây dựng đảng cách mạng chân chính với tư cách là người lãnh đạo chính trị của giai cấp công nhân, người tổ chức và lãnh tụ của cuộc đấu tranh cách mạng chống chế độ chuyên chế và chống CNTB. - Về nguyên lý xây dựng Đảng chính trị, Lenin chỉ rõ những nội dung cơ bản sau: + Một là, về mặt tư tưởng Lenin chỉ rõ: ý thức XHCN không phải phát sinh từ phong trào tự phát của công nhân mà do Đảng Marxist cách mạng dựa vào phong trào công nhân. Đảng ấy phải được vũ trang bằng lý luận CNXH khoa học, phải nâng mình lên ở tầm vóc lý luận tiên tiến của thời đại vì “chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiền phong”. + Hai là, về chính trị, đảng phải tố cáo, vạch trần áp bức, bóc lột của chế độ chuyên chế, chế độ tư sản. Phải nắm vững quan điểm giai cấp không chỉ hạn chế ở đấu tranh kinh tế, nghề nghiệp. Đường lối cách mạng theo phái cơ hội nhất định sẽ đưa phong trào công nhân tới chỗ phụ thuộc vào tư tưởng tư sản và chính trị tư sản. + Ba là, về tổ chức, trên cơ sở phê phán “phái kinh tế” đã nhầm lẫn giữa hai tổ chức của giai cấp công nhân là nghiệp đoàn và Đảng chính trị tức là hình thức tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân, Lenin coi nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng của giai cấp công nhân là phải xây dựng một tổ chức đảng liên hệ chặt chẽ với quần chúng và có khả năng lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân. Đảng của giai cấp công nhân cần được tổ chức tập trung thống nhất, theo nguyên tắc tự giác và dân chủ, có kỷ luật sắt, tự nguyện đấu tranh vì sự nghiệp chung của giai cấp vô sản. - Lenin đã chỉ rõ nhiệm vụ cách mạng của một đảng Marxist, đội tiền phong của giai cấp công nhân là tổ chức cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản và lãnh đạo cuộc đấu tranh đó đạt mục đích cuối cùng là giành chính quyền và tổ chức, xây dựng xã hội mới cao hơn xã hội tư bản đó là xã hội XHCN và CSCN. Sau khi cách mạng vô sản thành công Đảng từ chỗ lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền trở thành Đảng cầm quyền. Đó là bước ngoặt vĩ đại, một sự chuyển biến mới về chất lượng và phạm vi rộng lớn trong hoạt động của Đảng. Đó là một trận chiến đấu mới cực kỳ gay go, phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều đòi hỏi phải xây dựng Đảng thực sự vững mạnh về mọi mặt. - Làm trong sạch Đảng, củng cố Đảng vững mạnh là công việc thường xuyên của Đảng và càng trở nên cấp thiết trong thời kỳ đảng cầm quyền nhằm nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng lên một trình độ mới cao hơn. e. Cần phải có dũng khí cách mạng và nghị lực, quyết tâm và bền bỉ chiến thắng kẻ thù mới trong thời kỳ xây dựng CNXH. Tổng kết những kết quả đầu tiên của việc thực hiện chính sách kinh tế, Lenin cho rằng: “hiện giờ cả ba kẻ thù chính đang đứng trước mỗi người” đó là: - Kẻ thù thứ nhất là tính kiêu ngạo cộng sản chủ nghĩa tức là một người ở trong đảng cộng sản tưởng rằng bằng những pháp lệnh cộng sản là có thể giải quyết được tất cả những nhiệm vụ của mình. - Kẻ thù thứ hai là nạn mù chữ. Ông cho rằng dân chủ và CNXH đòi hỏi một trình độ văn hóa cao. Tuy nhiên, bước vào xây dựng CNXH trình độ văn hóa, khoa học, kỹ thuật, năng lực quản lý của cán bộ , đảng viên và nhân dân lao động còn quá thấp so với yêu cầu của các nhiệm vụ mới vì vậy, Lenin đặc biệt coi trọng phát triển văn hóa, giáo dục, xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ học vấn cho cán bộ và nhân dân. - Kẻ thù thứ ba là nạn hối lộ. Lenin cho rằng điều kiện đẻ xây dựng CNXH là bộ máy nhà nước phải trong sạch và vững mạnh. Nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật và bằng các biện pháp dựa trên sự tin tưởng của nhân dân và sự gắn bó của quảng đại quần chúng với chính quyền xô viết. Ông nói rằng: nếu còn có một hiện tượng như nạn hối lộ, nếu còn có thể hối lộ được thì cũng không thể nói đến làm chính trị được vì mọi biện pháp đều sẽ lơ lửng trên không trung, sẽ hoàn toàn không mang lại kết quả gì. Một đạo luật chỉ có thể đưa đến kết quả xấu hơn nếu trên thực tiễn nó được đem áp dụng trong điều kiện nạn hối lộ còn được dung thứ và đang thịnh hành. Những quan điểm của Lenin về những vấn đề chính trị pháp luật có ý nghĩa vô cùng to lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn.
| |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: TẬP BÀI GIẢNG - LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ - BIÊN SOẠN: NGUYỄN HỒNG CỬ | |
| |
| | | | TẬP BÀI GIẢNG - LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ - BIÊN SOẠN: NGUYỄN HỒNG CỬ | |
|
Trang 1 trong tổng số 1 trang | |
Similar topics | |
|
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| November 2024 | Mon | Tue | Wed | Thu | Fri | Sat | Sun |
---|
| | | | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | | Calendar |
|
Nội Quy Diễn Đàn 33K13 | 13/5/2011, 18:10 by Admin | Nội quy của 33K13
I. Giới thiệu:
1. 33K13 là một website phi chính trị, tập hợp các thành viên vui vẻ, hòa đồng, không phân biệt nam, nữ, lớn, bé, dân tộc. 33K13 là một sân chơi lành mạnh và tự nguyện.
2. 33K13 là một website bình đẳng và dân chủ. Tất cả những thành viên tuân thủ đúng nội quy đều có quyền và được đối xử công bằng và tôn trọng.
3. 33K13 hoạt động dựa trên tiêu chí là nơi trao đổi, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn, những nỗi buồn, niềm vui, …
| Comments: 0 |
Tìm người tham gia quản trị diễn đàn ! | 17/2/2011, 17:59 by Admin | -‘๑’- Diễn Đàn 33K13 - ĐNO -‘๑’- Cần tìm một số bạn là sinh viên đang học trong trường tham gia quản trị diễn đàn.
Bạn nào nhiệt tình có thể đăng ký ở đây, PM cho mình hoặc liên hệ qua email: nguyenngochailam@gmail.com
Thông tin các bạn ghi rõ:họ tên, lớp học, khoa, khóa học, quê quán, nickname đăng ký trên diễn đàn và những box có thể tham gia quản lý.
Mỗi Box cần khoảng 3-4 người làm Mod từ các khóa khác nhau, riêng box của các khoa có thể sẽ phải nhiều hơn. Sau …
| Comments: 0 |
Liên hệ với Ban quản trị diễn đàn ! | 17/2/2011, 17:55 by Admin | Khi cần trợ giúp hoặc thắc mắc bất cứ vấn đề gì, bạn đừng ngần ngại liên hệ với các thành viên Ban quản trị diễn đàn. Cụ thể như sau:
1. Về bài viết, topic trên diễn đàn, thành viên có thể liên hệ với các Mod của từng chuyên mục, hoặc với Admin qua tin nhắn, qua email: nguyenngochailam@gmail.com. Admin / Mod sẽ có trách nhiệm phản hồi trong thời gian sớm nhất.
2. Về các vấn đề khác như: đăng nhập, lập / thay đổi ID, xử lý ID vi phạm (khóa, xóa…), hoặc các vấn …
| Comments: 0 |
Báo lỗi của diễn đàn 33K13.TK | 17/2/2011, 17:49 by Admin | Topic này lập ra để mọi người có thể báo lỗi khi vào diễn đàn... Nếu bạn có bị bất kỳ một lỗi gì khi vào diễn đàn, bạn có thể post tại đây và mọi người cũng như BQT sẽ giải đáp cho (bằng reply, tin nhắn riêng và bằng cả email).
Thông báo tình hình hiện tại của forum:
+ Hỗ trợ tốt và chạy tốt nhất trên Mozilla Firefox, Google Chrome,
+ Thỉnh thoảng bị lỗi không truy cập được từ Internet Explorer (do cơ chế của trình duyệt này không tương thích với diễn đàn) …
| Comments: 0 |
Đánh giá khả năng là việc các mod và tuyển BQT ! | 2/11/2010, 11:47 by Admin | Trước hết thay mặt BQT mình xin cảm ơn tất cả các thành viên trong BQT của forum trong thời gian qua ! Nhờ một phần công sức của các bạn mà forum của chúng ta mới có thể phát triển và hoàn thiện hơn như ngày hôm nay !
Tuy nhiên, tính từ lần tuyển BQT, đã set các mod vào vị trí quản lí nhằm đưa diễn đàn vào khuôn khổ nhưng sau một thời gian, một số mod đã không làm đúng trách nhiệm của mình. Được sự thông qua của BQT, nay mình lập topic này để tiến hành làm những …
| Comments: 0 |
Người điều hành chính của Diễn Đàn là ai ? | 14/10/2010, 14:08 by Admin | Người Điều Hành:
Admin: Nguyễn Ngọc Hải Lâm
Phụ trách các Member:
Member: DieuLinh
| Comments: 0 |
Nội quy diễn đàn lớp 33K13 ! | 6/10/2010, 11:24 by Admin | Diễn đàn sinh viên 33K13 được thành lập với mục đích trở thành nơi hội tụ của sinh viên cùng nhau giao lưu, trao đổi, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau, trong cuộc sống, trong học tập, trong công việc, đồng thời hỗ trợ cho các hoạt động của lớp.
Là một thành viên của diễn đàn bạn phải tuân thủ các điều khoản sau đây:
Thông tin cá nhân:
- Nếu bạn là sinh viên của lớp bạn hãy khai báo tên họ để có được đầy đủ quyền lợi, …
| Comments: 0 |
Latest topics | » Sữa ong chúa số 63.1- Làm đẹp da,giảm thâm nám,trị mụn, trẻ hóa làn da24/5/2013, 14:13 by billdeptrai » SERUM SÁNG DA, AN TOÀN TRẮNG DA HIỆU QUẢ NHANH White Lightening -0976.567.75023/5/2013, 10:44 by billdeptrai » Dinh dưỡng siêu giảm cân-Cambridge Diet của Anh – 0976.567.75022/5/2013, 11:53 by billdeptrai » Bộ 5 siêu dưỡng da ốc sên Snail Care – 0976.567.75021/5/2013, 14:29 by billdeptrai » 0976.567.750 - Thuốc uống giảm cân hiệu quả Supereme Beauty Slimming20/5/2013, 14:43 by billdeptrai » Thuốc giảm béo Fruit Plant Slimming Capsule nhanh và hiệu quả - 0976.567.75017/5/2013, 12:49 by billdeptrai » BỘ MỸ PHẨM TRANSINO TRỊ NÁM, ĐỐM NÂU VÀ LÀM TRẮNG DA – 0976.567.75016/5/2013, 14:48 by billdeptrai » SAKURA SUPER WHITENING COMPLEX Hỗn hợp dưỡng trắng da chống lão hoá - 0976.567.75015/5/2013, 15:11 by billdeptrai » Thuốc giảm cân hiệu quả Thineze Weight – 0976.567.75014/5/2013, 14:48 by billdeptrai » Bộ kem trị nám, tái tạo da cực kỳ hiệu quả - 0976.567.75013/5/2013, 16:46 by billdeptrai » Thuốc giảm cân cực kì hiệu quả Beautiful Slim Body – 0976.567.75010/5/2013, 14:46 by billdeptrai » LỊCH HỌC KỲ V - LỚP 33K13-ĐNO 24/7/2012, 09:26 by Admin» Giáo trình bài giảng24/7/2012, 09:21 by Admin» THAY ĐỔI LỊCH HỌC KỲ IV - LỚP 33K13-ĐNO 25/4/2012, 16:08 by Admin» Thi Hoc Ky 325/4/2012, 16:05 by Admin» Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh của Bộ GD-ĐT4/4/2012, 08:48 by Admin» Lịch thi cụ thể học kỳ 04 - Lớp 33K13 - ĐNO 4/4/2012, 08:31 by Admin» KẾT QUẢ THI MÔN LUẬT DÂN SỰ - HỌC KỲ III - LẦN II - NĂM HỌC 2011 4/4/2012, 08:27 by Admin» Đặt cược với chuyên gia tại 188BET20/3/2012, 17:06 by kimchi » Giải trí tết nguyên đán với 188BET14/3/2012, 09:16 by kimchi » Vấn đề con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh5/3/2012, 14:32 by Admin» 56 câu hỏi tụ luận và đáp án môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh5/3/2012, 14:15 by Admin» THAY ĐỔI LỊCH HỌC KỲ IV - LỚP 33K13-ĐNO 29/2/2012, 15:13 by Admin» Luật thương mại - SV khối Luật & ....................29/2/2012, 12:41 by Admin» Danh mục tài liệu môn học Luật Hành chính và Tài phán hành chính 9/2/2012, 08:59 by Admin» Đề thi môn Luật hành chính ( tham khảo thêm )9/2/2012, 08:57 by Admin» Tập hợp các văn bản cần thiết cho môn Luật Hành Chính9/2/2012, 08:48 by Admin» Ngành luật hành chính (file: ppt)9/2/2012, 08:42 by Admin» Tài liệu (Giáo trình) môn Luật hành chính !9/2/2012, 08:30 by Admin» KẾT QUẢ THI HỌC KỲ III - NĂM HỌC 20118/2/2012, 09:19 by Admin |
Top posting users this month | |
Most active topic starters | |
|
|