-‘๑’- Diễn Đàn 33K13 - ĐNO -‘๑’-
CÙNG HỌC LUẬT DÂN SỰ DangyeuCÙNG HỌC LUẬT DÂN SỰ 4c3976f3_4f2b46aa_23CÙNG HỌC LUẬT DÂN SỰ 4c3976c9_7040c59b_22CÙNG HỌC LUẬT DÂN SỰ Cute
Chào Bạn ! Diễn đàn khoa Luật 33K13 - ĐNO - Đại Học Kinh Tế - Đà Nẵng rất vui khi các Bạn ghé thăm diễn đàn chúng tôi. Chúc Bạn 1 ngày tốt lành ! Bạn có thể Click " Do not display again " để tắt khung cửa sổ này.
CÙNG HỌC LUẬT DÂN SỰ Dhkt1010
-‘๑’- Diễn Đàn 33K13 - ĐNO -‘๑’-
CÙNG HỌC LUẬT DÂN SỰ DangyeuCÙNG HỌC LUẬT DÂN SỰ 4c3976f3_4f2b46aa_23CÙNG HỌC LUẬT DÂN SỰ 4c3976c9_7040c59b_22CÙNG HỌC LUẬT DÂN SỰ Cute
Chào Bạn ! Diễn đàn khoa Luật 33K13 - ĐNO - Đại Học Kinh Tế - Đà Nẵng rất vui khi các Bạn ghé thăm diễn đàn chúng tôi. Chúc Bạn 1 ngày tốt lành ! Bạn có thể Click " Do not display again " để tắt khung cửa sổ này.
CÙNG HỌC LUẬT DÂN SỰ Dhkt1010
-‘๑’- Diễn Đàn 33K13 - ĐNO -‘๑’-
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

-‘๑’- Diễn Đàn 33K13 - ĐNO -‘๑’-

( ^_>^ ) & ( ^_^ ) Www.33K13.Tk ( ^o^ ) & ( ^<_^ )
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
-‘๑’- :: (¯`'•.¸(¯`'•.¸† Không hiểu do vô tình hay hữu tình, vào ngày 20/10/2010, Diễn đàn Luật Học Www.33K13.Tk của lớp Luật 33K13 - Đại Học Kinh Tế - Đà Nẵng được khai sinh, lấy cảm hứng từ bài viết: " Ứng dụng phương pháp giảng dạy tình huống trong đào tạo Luật " của Thạc sỹ: Vũ Thị Thúy - Giảng viên khoa Luật Hình Sự - Trường Đại Học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cùng theo đó là của các chuyên mục trên Diễn đàn triễn khai, với một mục đích làm sao cho việc học Luật, tìm hiểu Pháp Luật, không phải là cái gì quá khó hiểu, cũng không còn những điều Luật khô khan cứng nhắc. " Nhìn pháp luật qua lăng kính cuộc sống ". †¸.•'´¯)¸.•'´¯) :: -‘๑’- -‘๑’- :: (¯`'•.¸(¯`'•.¸† Cũng kể từ đó đến nay, Diễn đàn cũng trải qua nhiều khó khăn, thử thách, ban đầu rất ít truy cập, cuối cùng thì mọi chuyện cũng tốt đẹp, cũng tạo tiền đề cho Diễn đàn phát triễn nhanh hơn trước. †¸.•'´¯)¸.•'´¯) :: -‘๑’- -‘๑’- :: (¯`'•.¸(¯`'•.¸† Nhìn tổng thể thì Diễn đàn có nhiều điều chưa làm được, có nhiều chính sách hạn chế việc đăng ký thành viên, chúng tôi sẽ cố gắng để tạo một sân chơi có ích cho các Bạn có cùng mục đích tìm hiểu và nghiên cứu ngành luật. †¸.•'´¯)¸.•'´¯) :: -‘๑’- -‘๑’- :: (¯`'•.¸(¯`'•.¸† Vài dòng thông tin cho chương trình chào mừng 01 năm ngày sinh nhật Diễn đàn: 20/10/2010 -> 20/10/2011. †¸.•'´¯)¸.•'´¯) :: -‘๑’- -‘๑’- :: (¯`'•.¸(¯`'•.¸† Các Bạn có thể đóng góp ý kiến thêm để góp phần phát triễn Diễn đàn cho cộng đồng Luật Học 33K13 của chúng ta ngày càng phát triển hơn. †¸.•'´¯)¸.•'´¯) :: -‘๑’-

 

 CÙNG HỌC LUẬT DÂN SỰ

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 1632
Points : 4711
Reputation : 2
Join date : 30/09/2010
Age : 13
Đến từ : Tuy Đức - Đăk Nông

CÙNG HỌC LUẬT DÂN SỰ Empty
Bài gửiTiêu đề: CÙNG HỌC LUẬT DÂN SỰ   CÙNG HỌC LUẬT DÂN SỰ Icon_minitime9/10/2011, 10:48

CÙNG HỌC LUẬT DÂN SỰ

CÙNG HỌC LUẬT DÂN SỰ Banner14


Đề cương bài học và câu hỏi thảo luận được Civillawinfor soạn thảo dựa trên kết cấu Đề cương môn học Luật dân sự của trường Đại học Luật Hà Nội.


Nội dung của từng vấn đề chỉ mang tính chất cá nhân không mang tính chất đại diện chuyên môn của bất kỳ tổ chức, cơ sở đào tạo nào.


Các bạn có thể tham khảo cho học tập và trao đổi kiến thức. Việc trích dẫn lại đề nghị ghi rõ nguồn: thongtinphapluatdansu.wordpress.com
TRANG NÀY ĐANG TRONG GIAI ĐOẠN CHỈNH SỬA, CẬP NHẬT MONG CÁC BẠN THÔNG CẢM VỀ NHỮNG BẤT TIỆN CÓ THỂ GẶP PHẢI
CÙNG HỌC LUẬT DÂN SỰ Divider
MODUL1 – LUẬT DÂN SỰ

CÙNG HỌC LUẬT DÂN SỰ Divider

VẤN ĐỀ 1 KHÁI NIỆM CHUNG LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
VĐ1.1. Đề cương bài học
VĐ1.2. Câu hỏi thảo luận:


Tự luận
1.
Phân biệt các thuật ngữ: giao lưu dân sự, quan hệ dân sự, quan hệ pháp luật dân sự.
2.
Phân biệt thuật ngữ thiện chí với thuật ngữ trung thực trong nguyên tắc thiện chí, trung thực của luật dân sự.
3.
Xác định hiệu lực của Bộ luật dân sự năm 2005.
4.
Phân biệt đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự và đối tượng điều chỉnh của luật hành chính.
5.
Những dấu hiệu xác định một quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.
6.
So sánh nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự theo Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005.
7.
Phân biệt giữa các thuật ngữ: tự do thỏa thuận, tự nguyện, tự định đoạt.
8.
Hãy nêu 5 ví dụ về quyền nhân thân của một tổ chức kinh tế.
9.
Phân loại nguồn của luật dân sự. Hãy nêu ít nhất 15 văn bản pháp luật thuộc nguồn của luật dân sự có giải thích rõ tại sao nó là nguồn.
10.
Nêu các nguyên tắc đặc trưng của luật dân sự.
TIẾP >>>
Khẳng định đúng hay sai? Tại sao
1.
Tất cả các quan hệ nhân thân là đối tượng điều chỉnh của luật dân sự.
2.
Chủ thể của quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự chỉ có thể là cá nhân.
3.
Bộ luật dân sự Việt Nam có hiệu lực đối với tất cả các quan hệ dân sự có một bên chủ thể là công dân Việt Nam.
4.
Nguyên tắc thiện chí, trung thực là nguyên tắc đặc trưng của Luật dân sự.
5.Các quan hệ liên quan đến bất động sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.
6.Bộ luật dân sự Việt Nam có hiệu lực đối với tất cả các quan hệ dân sự có hai bên chủ thể là công dân Việt Nam.
7.Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia đình đây là một hoạt động áp dụng Luật dân sự.
8.Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự là nguyên tắc đặc trưng của Luật dân sự.
9.Trong tự nguyện có tự định đoạt.
10.Hai điều kiện cần và đủ để các chủ thể bình đẳng trong quan hệ dân sự là độc lập về tổ chức và tài sản.
TIẾP >>>

VẤN ĐỀ 2 QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
VĐ2.1. Đề cương bài học (Chưa cập nhật)
VĐ2.2. Câu hỏi thảo luận:


Tự luận
1.
Nêu các đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự. Cho ví dụ ở mỗi đặc điểm.
2.
Nêu các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền dân sự.
3.
Phân biệt quan hệ vật quyền và quan hệ trái quyền. Cho ví dụ cụ thể.
4.
Phân biệt giữa quan hệ pháp luật dân sự tương đối và quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối. Cho ví dụ cụ thể.
5.
Nêu các khách thể của quan hệ pháp luật dân sự. Mỗi khách thể cho 3 ví dụ.
6.
Phân biệt giữa căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự là sự biến do hành vi của con người và căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự là hành vi. Cho ví dụ cụ thể.
7.
Cho một tình huống cụ thể chứng minh đó là quan hệ pháp luật dân sự (chủ thể, khách thể, nội dung và căn cứ làm phát sinh, chấm dứt).
8.
So sánh quan hệ pháp luật dân sự với quan hệ pháp luật hành chính, hình sự (chủ thể, khách thể, nội dung).
9.
Cho ví dụ về hành vi trái pháp luật làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự.
10.
Phân loại quan hệ pháp luật dân sự theo đối tượng của quan hệ. Mỗi loại quan hệ pháp luật dân sự cho 3 ví dụ.
TIẾP >>>
Khẳng định đúng hay sai? Tại sao
1.
Trong một quan hệ pháp luật dân sự, chủ thể đồng thời có cả quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
2.
Quan hệ chi trả lương giữa Nhà nước và công chức là quan hệ pháp luật dân sự.
3.
Nghĩa vụ dân sự là loại nghĩa vụ phát sinh theo qui định của pháp luật.
4.
Hành vi chứng thực hợp đồng của Công chứng viên là căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự.
5.Chỉ những hành vi có mục đích làm phát sinh quyền dân sự, nghĩa vụ dân sự mới là căn cứ làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự.
6.Khi một bên hoặc cả hai bên chủ thể chết có thể không làm chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.
7.Khi một bên chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự vi phạm nghĩa vụ, thì biện pháp cưỡng chế do Nhà nước qui định được áp dụng.
8.Trong quan hệ mua bán nhà ở, nhà ở là khách thể.
9.Sự biến là sự kiện pháp lý phát sinh không do hành vi con người gây ra.
10.Quan hệ tài sản luôn có khách thể là tài sản.
TIẾP >>>





VẤN ĐỀ 3 CHỦ THỂ QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
VĐ3. 1. Đề cương bài học (Chưa cập nhật)
VĐ3. 2. Câu hỏi thảo luận:
Tự luận
1.
Phân biệt giữa người không có năng lực hành vi dân sự với người mất năng lực hành vi dân sự và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
2.
Phân tích điều kiện một tổ chức là pháp nhân.Cho ví dụ.
3.
Phân biệt giữa một cá nhân bị tuyên bố mất tích với một cá nhân bị tuyên bố là đã chết.
4.
Xác định quốc tịch của pháp nhân là các tổ chức kinh tế 100% vốn đầu tư nước ngoài.
5.
Phân tích nội dung pháp nhân có tài sản riêng, độc lập và chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản đó.
6.
Phân tích hoạt động của pháp nhân. Cho ví dụ cụ thể.
7.
So sánh năng lực chủ thể của pháp nhân và cá nhân.
8.
Tại sao Nhà nước được xác định là chủ thể đặc biệt.
9.
So sánh trách nhiệm tài sản của tổ hợp tác và của pháp nhân.
10.
Phân biệt giữa gia đình và hộ gia đình.
TIẾP >>>
Khẳng định đúng hay sai? Tại sao
1.
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân phát sinh cùng một thời điểm.
2.
Tên gọi của pháp nhân và tên giao dịch của pháp nhân là một.
3.
Khác với năng lực chủ thể của cá nhân, năng lực hành vi và năng lực pháp luật của pháp nhật phát sinh cùng thời điểm.
4.
Cá nhân đủ 18 tuổi là người có đầy đủ năng lực hành vi.
5.Pháp nhân là tổ chức do Nhà nước thành lập.
6.Cũng giống như tổ viên tổ hợp tác, thành viên của hộ gia đình phải chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ tài sản của hộ gia đình.
7.Cá nhân biệt tích từ đủ năm năm trở lên chỉ có thể áp dụng chế định tuyên bố một cá nhân là đã chết.
8.Thành viên của Tổ hợp tác phải là cá nhân.
9.Tài sản của người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi do cha mẹ quản lý.
10.Giữa người giám hộ và người được giám hộ không thể xác lập các giao dịch liên quan đến tài sản của nhau.
TIẾP >>>

VẤN ĐỀ 4 GIAO DỊCH DÂN SỰ – ĐẠI DIỆN – THỜI HẠN, THỜI HIỆU
VĐ4. 1. Đề cương bài học (Chưa cập nhật)
VĐ4. 2. Câu hỏi thảo luận:

Tự luận
1.
Xác định điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Cho ví dụ.
2.
Phân biệt giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và giao dịch dân sự vô hiệu tương đối.
3.
Phân biệt giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương với giao dịch dân sự là hợp đồng dân sự.
4.
Phân biệt đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền đối với pháp nhân là tổ chức kinh tế.
5.
Phân biệt giữa giao dịch vô hiệu tuyệt đối và giao dịch vô hiệu toàn bộ.
6.
Hậu qủa pháp lý của giao dịch vô hiệu.
7.
Phân biệt giữa đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền.
8.
Xác định các trường hợp thời hạn do luật định nhưng không phải là thời hiệu.
9.
Nguyên tắc xác định thời hiệu khởi kiện đối voi chủ thể là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự.
10.
Xác định trách nhiệm dân sự trong trường hợp trách nhiệm dân sự đó do người đại diện theo ủy quyền làm phát sinh
TIẾP >>>
Khẳng định đúng hay sai? Tại sao
1.
Các thỏa thuận đạt được giữa A và B là giao dịch dân sự.
2.
Giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối là giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ.
3.
Giao dịch vô hiệu do giả tạo là giao dịch vô hiệu tuyệt đối.
4.
Quan hệ đại diện giữa cha mẹ và con là quan hệ đại diện theo pháp luật.
5.Giao dịch dân sự mà một bên chủ thể gồm nhiều người (A, B, C…), mà một trong những người đó chết thì giao dịch chấm dứt.
6.Trong một pháp nhân là tổ chức kinh tế có hội đồng quản trị thì chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
7.Thời hạn tính thời hiệu khởi kiện không bao gồm các ngày nghỉ lễ theo qui định của pháp luật.
8.Quan hệ giữa người giám hộ và người được giám hộ là quan hệ đại diện theo pháp luật
9.Thời hạn là thời hiệu;
10.Khi người đại diện gây thiệt hại, người được đại diện có nghĩa vụ bồi thường bằng tài sản của mình.
TIẾP >>>




VẤN ĐỀ 5 TÀI SẢN
VĐ5. 1. Đề cương bài học (Chưa cập nhật)
VĐ5. 2. Câu hỏi thảo luận:

Tự luận
1
Khái niệm và đặc điểm của tài sản;
2
Khái niệm và đặc điểm của bất động sản;
3
Khái niệm và đặc điểm của giấy tờ có giá;
4
Qui chế pháp lý đối với tiền tệ;
5
Điều kiện đối với tài sản hình thành trong tương lai với tư cách là tài sản trong giao lưu dân sự;
6
Phân loại tiền và ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự;
7
Phân loại quyền tài sản. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự;
8
Phân loại giấy tờ có giá. Ý nghĩa của nó trong thực tiễn giao dịch dân sự và áp dụng luật dân sự;
9
Ngoài các tiêu chí phân loại tài sản trong giáo trình Luật dân sự Đại học Luật Hà Nội hãy đưa ra ít nhất 3 tiêu chí phân loại tài sản khác;
TIẾP >>>
Khẳng định đúng hay sai? Tại sao
1
Quyền sử dụng đất là bất động sản;
2
Bất động sản là tài sản không thể di dời;
3
Bất động sản phải là vật;
4
Tiền không thể là đối tượng của giao dịch dân sự, nó chỉ là tài sản trung gian để định giá trị tài sản khác;
5
Vật tiêu hao là vật hao mòn tự nhiên;
6
Mọi giấy tờ trị giá được bằng tiền đều là giấy tờ có giá;
7
Giấy tờ có giá phải do ngân hàng nhà nước phát hành;
8
Di chúc là một loại giấy tờ có giá;
9
Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản chưa có tại thời điểm xác lập giao dịch;
TIẾP >>>


VẤN ĐỀ 6 NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU
VĐ6. 1. Đề cương bài học (Chưa cập nhật)
VĐ6. 2. Câu hỏi thảo luận:
Tự luận
1
Khái niệm và đặc điểm của sở hữu;
2
Khái niệm và đặc điểm của quyền sở hữu;
3
Khái niệm và đặc điểm của quyền chiếm hữu;
4
Khái niệm và đặc điểm của quyền sử dụng;
5
Khái nịêm và đặc điểm của quyền định đoạt;
6
Xác định các trường hợp chiếm hữu có căn cứ pháp luật, Ý nghĩa của nó trong thực tiễn và trong áp dung luật dân sự;
7
Xác định các trường hợp chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, Ý nghĩa của nó trong thực tiễn và trong áp dung luật dân sự;
8
Phân biệt giữa chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình và chiếm hữu không có căn cứ pháp không ngay tình. Vận dụng để giải quyết các vụ việc cụ thể;
9
Các trường hợp hạn chế quyền định đoạt của chủ sở hữu. Vận dụng để giải quyết vụ việc cụ thể;
10
Xác định các trường hợp quyền chiếm hữu thuộc về người không phải là chủ sở hữu. Vận dụng để giải quyết một vụ việc cụ thể;
TIẾP >>>
Khẳng định đúng hay sai? Tại sao
1
Chủ sở hữu là người thụ hưởng quyền từ tài sản mà không phải thực hiện nghĩa vụ;
2
Quyền sở hữu chấm dứt khi chủ sở hữu chết;
3
Quyền chiếm hữu chỉ thuộc quyền của người không phải là chủ sở hữu khi chính được chủ sở uỷ quyền hoặc chuyển quyền thông qua giao dịch hợp pháp;
4
Khi chuyển giao quyền sử dụng tài sản thì đương nhiên phải chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản đó;
5
Quyền định đoạt phải do chính chủ sở hữu thực hiện;
6
Quyền thuộc về chủ sở hữu, nhưng việc thực hiện quyền có thể thực hiện thông qua chủ thể khác;
7
Quyền của chủ sở hữu là quyền năng do luật định;
8
Quan hệ sở hữu luôn là quan hệ tuyệt đối;
9
Người không có quyền chiếm hữu một tài sản là người không có quyền sử dụng tài sản đó;
TIẾP >>>
CÒN TIẾP . . .
Về Đầu Trang Go down
https://33k13.forumvi.com
 
CÙNG HỌC LUẬT DÂN SỰ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» CÙNG HỌC LUẬT DÂN SỰ
» Cùng nhau học Luật Hiến Pháp
» Quy Luật Diễn Ðàn Lớp 33K13 - Khoa Luật Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
-‘๑’- Diễn Đàn 33K13 - ĐNO -‘๑’- :: ๑۩۞۩๑ Học Tập ๑۩۞۩๑ :: -‘๑’- Môn học Kỳ 3 -‘๑’- :: -‘๑’- Luật Dân Sự 2 -‘๑’--
Chuyển đến