-‘๑’- Diễn Đàn 33K13 - ĐNO -‘๑’-
Một số đề thi môn logic học DangyeuMột số đề thi môn logic học 4c3976f3_4f2b46aa_23Một số đề thi môn logic học 4c3976c9_7040c59b_22Một số đề thi môn logic học Cute
Chào Bạn ! Diễn đàn khoa Luật 33K13 - ĐNO - Đại Học Kinh Tế - Đà Nẵng rất vui khi các Bạn ghé thăm diễn đàn chúng tôi. Chúc Bạn 1 ngày tốt lành ! Bạn có thể Click " Do not display again " để tắt khung cửa sổ này.
Một số đề thi môn logic học Dhkt1010
-‘๑’- Diễn Đàn 33K13 - ĐNO -‘๑’-
Một số đề thi môn logic học DangyeuMột số đề thi môn logic học 4c3976f3_4f2b46aa_23Một số đề thi môn logic học 4c3976c9_7040c59b_22Một số đề thi môn logic học Cute
Chào Bạn ! Diễn đàn khoa Luật 33K13 - ĐNO - Đại Học Kinh Tế - Đà Nẵng rất vui khi các Bạn ghé thăm diễn đàn chúng tôi. Chúc Bạn 1 ngày tốt lành ! Bạn có thể Click " Do not display again " để tắt khung cửa sổ này.
Một số đề thi môn logic học Dhkt1010
-‘๑’- Diễn Đàn 33K13 - ĐNO -‘๑’-
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

-‘๑’- Diễn Đàn 33K13 - ĐNO -‘๑’-

( ^_>^ ) & ( ^_^ ) Www.33K13.Tk ( ^o^ ) & ( ^<_^ )
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
-‘๑’- :: (¯`'•.¸(¯`'•.¸† Không hiểu do vô tình hay hữu tình, vào ngày 20/10/2010, Diễn đàn Luật Học Www.33K13.Tk của lớp Luật 33K13 - Đại Học Kinh Tế - Đà Nẵng được khai sinh, lấy cảm hứng từ bài viết: " Ứng dụng phương pháp giảng dạy tình huống trong đào tạo Luật " của Thạc sỹ: Vũ Thị Thúy - Giảng viên khoa Luật Hình Sự - Trường Đại Học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cùng theo đó là của các chuyên mục trên Diễn đàn triễn khai, với một mục đích làm sao cho việc học Luật, tìm hiểu Pháp Luật, không phải là cái gì quá khó hiểu, cũng không còn những điều Luật khô khan cứng nhắc. " Nhìn pháp luật qua lăng kính cuộc sống ". †¸.•'´¯)¸.•'´¯) :: -‘๑’- -‘๑’- :: (¯`'•.¸(¯`'•.¸† Cũng kể từ đó đến nay, Diễn đàn cũng trải qua nhiều khó khăn, thử thách, ban đầu rất ít truy cập, cuối cùng thì mọi chuyện cũng tốt đẹp, cũng tạo tiền đề cho Diễn đàn phát triễn nhanh hơn trước. †¸.•'´¯)¸.•'´¯) :: -‘๑’- -‘๑’- :: (¯`'•.¸(¯`'•.¸† Nhìn tổng thể thì Diễn đàn có nhiều điều chưa làm được, có nhiều chính sách hạn chế việc đăng ký thành viên, chúng tôi sẽ cố gắng để tạo một sân chơi có ích cho các Bạn có cùng mục đích tìm hiểu và nghiên cứu ngành luật. †¸.•'´¯)¸.•'´¯) :: -‘๑’- -‘๑’- :: (¯`'•.¸(¯`'•.¸† Vài dòng thông tin cho chương trình chào mừng 01 năm ngày sinh nhật Diễn đàn: 20/10/2010 -> 20/10/2011. †¸.•'´¯)¸.•'´¯) :: -‘๑’- -‘๑’- :: (¯`'•.¸(¯`'•.¸† Các Bạn có thể đóng góp ý kiến thêm để góp phần phát triễn Diễn đàn cho cộng đồng Luật Học 33K13 của chúng ta ngày càng phát triển hơn. †¸.•'´¯)¸.•'´¯) :: -‘๑’-

 

 Một số đề thi môn logic học

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 1632
Points : 4711
Reputation : 2
Join date : 30/09/2010
Age : 13
Đến từ : Tuy Đức - Đăk Nông

Một số đề thi môn logic học Empty
Bài gửiTiêu đề: Một số đề thi môn logic học   Một số đề thi môn logic học Icon_minitime12/10/2011, 13:19

Một số đề thi môn logic học

Đề 1

A. Lý thuyết: (5 điểm)

1. So sánh khái niệm, phán đoán, suy luận và cho ví dụ.

2. So sánh phán đoán chung với phán đoán đơn nhất. Tại sao phán đoán đơn nhất được kể là "tương đương lô gisch với phán đoán chung"? Hãy giải thích và cho ví dụ.

3. Mối quan hệ giữa các phán đoán trong "Hình vuông lô gisch" như thế nào? cho ví dụ về những mối quan hệ đó (không dùng lại ví dụ đã có trong giáo trình).

B. Bài tập: (5 điểm)

I. Các tam đoạn luận sau đây là tam đoạn luận gì? Đúng hay sai? Tại sao?
Luật xuất bản V.N, điều 41 có nói:

1. Mọi cá nhân hoạt động xuất bản mà gây thiệt hại cho cá nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Ông Thăng không phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Vậy ông Thăng không hoạt động xuất bản gây thiệt hại cho người khác.

2. Mọi cá nhân hoạt động xuất bản mà gây thiệt hại cho cá nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Bà Đào là người hoạt động xuất bản gây thiệt hại cho cá nhân khác. Vậy bà Đào phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

3.Mọi cá nhân hoạt động xuất bản mà gây thiệt hại cho cá nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Anh Phong không hoạt động xuất bản gây thiệt hại cho cá nhân khác. Vậy anh Phong không phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

II. Các tam đoạn luận sau đây là tam đoạn luận gì? Đúng hay sai? Tại sao?

1. [(~p --> q)].~q] --> p 3. [(~p V ~p V r).~p ^ ~q] --> r
2. [(p --> ~q]. ~p] --> p 4. [(~p V q V ~r). q] --> p ^ r

(Chú ý không được sử dụng tài liệu)



Đề 2

A. Lí thuyết: (3đ)
1. Hãy phân tích làm rõ nội dung quy luật không mâu thuẫn.
2. Định nghĩa khái niệm là gì? Quy tắc định nghĩa khái niệm? Cho ví dụ.

B. Bài tập: (7đ)
Câu 1: Cho một ví dụ hợp logic đối với loại hình tam đoạn luận sau:
M _____________ P
:
:
:
M _____________ S
__________________

S ______________ P

Câu 2: Có thể diễn đạt phán đoán sau như thế nào?
" Là người cộng sản phải đấu tranh cho hòa bình"

Câu 3: Cho biết tam đoạn luận sau có hợp logic không? vì sao?
Làm thơ là hoạt động nghệ thuật.
Làm thơ cũng là lao động
Lao động cũng là hoạt động nghệ thuật.

Câu 4:
Cho hai phán đoán: "Anh ấy học khá môn triết học". Ký hiệu là p.
" Anh ấy học khá môn kinh tế chính trị". Ký hiệu là q.
Hãy viết các công thức các phán đoán sau dưới dạng ký hiệu:

a. Trong hai môn: triết học và kinh tế chính trị, anh ấy học khá duy nhất một môn.

b. Trong hai môn: triết học và kinh tế chính trị, có một môn anh ấy học không khá.

c. Trong hai môn: triết học và kinh tế chính trị, có ít nhất một môn anh ấy học khá.

d. Anh ấy học khá cả hai môn: triết học và kinh tế chính trị.

( Học viên không được sử dụng tài liệu)


Câu hỏi ôn tập:

1. Đối tượng và ý nghĩa của logic học?
=> trả lời:

2. Khái niệm là gì? Các đặc trưng của khái niệm?
=> trả lời:

3. Nội hàm và ngoại diên của khái niệm là gì? Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm?
=> trả lời:

4. Xác định nội hàm và ngoại diên của khái niệm sau: Hình vuông, hình bình hành, tam giác, nước, động vật, sinh viên, thanh niên, người Việt Nam.
=> trả lời:

5. Hãy thu hẹp và mở rộng các khái niệm sau:
- Nhà thơ
- Trường Đại học Công nghệ
- Kim loại
=> trả lời:

6. Các quan hệ giữa các khái niệm? Xác định và vẽ hình minh họa quan hệ giữa các cặp khái niệm sau:
- “Hình bình hành” và “hình vuông”.
- “Số chia hét cho 9” và “số chia hết cho 3”.
- “Số chẵn” và “số chia hết cho 3”.
- “Thanh niên” và “sinh viên”.
- “Trắng” và “đen”.
- “Tội phạm có tổ chức” và “tội phạm không có tổ chức”.
=> trả lời:

7. Phép định nghĩa khái niệm là gì? Kết cấu của một phép định nghĩa khái niệm? Các quy tắc định nghĩa khái niệm?
=> trả lời:

8. Các định nghĩa khái niệm sau đúng hay sai? Vì sao?
- Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của vật chất không phân chia được.
- Hình thoi là hình tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau.
- Gia đình là tế bào của xã hội.
- Vật lý học là khoa học nghiên cứu các quy luật vật lý học.
=> trả lời:

9. Phép phân chia khái niệm là gì? Kết cấu của phép phân chia khái niệm? Các quy tắc của phép phân chia khái niệm?
=> trả lời:

10. Phân chia khái niệm như sau đúng hay sai? Vì sao?
- Sinh viên được phân chia thành: sinh viên Việt Nam; Sinh viên khoa Toán; Sinh viên giỏi.
- Tam giác được phân chia thành: Tam giác cân; Tam giác đều; Tam giác vuông.
=> trả lời:

11. Phán đoán là gì?
=> trả lời:

12. Thế nào là phán đoán đơn? Có mấy loại phán đoán đơn? Phân tích cấu trúc của từng loại phán đoán đơn? Xác định quan hệ giữa các phán đoán đơn qua hình vuông logic?
=> trả lời:

13. Xác định tình chu diên của các danh từ logic trong các phán đoán dơn sau:
- Mọi số chia hết cho 9 đều chia hết cho 3.
- Có một số hình bình hành là hình chữ nhật.
- Đồng không là chất phi kim.
- Một số thanh niên không phải là sinh viên.
=> trả lời:

14. Phán đoán phức là gì? Có mấy loại phán đoán phức cơ bản? Cho ví dụ và phân tích cấu trúc lgic của từng loại phán đoán phức cơ bản?
=> trả lời:

15. Phân tích cấu trúc logic của các phán đoán phức sau và tìm các phán đoán đẳng trị với mỗi phán đoán đó:
- Nước là chất không mùi, không vị.
- Nếu m chia hết cho n thì m chia hết cho p.
- Chúng ta không những phải thúc đẩy kinh tế tăng trưởng mà còn phải đảm bảo công bằng xã hội.
- Hoặc là chúng ta phải đổi mới hoặc là chúng ta không thoát khỏi nghèo nàn.
=> trả lời:

16. Nội dung, yêu cầu của quy luật đồng nhất, quy luật cấm mâu thuẫn, quy luật bài trung, quy luật lý do đầy đủ? Cho ví dụ và phân tích các trường hợp tư duy vi phạm các yêu cầu của các quy luật trên.
=> trả lời:

17. Suy luận là gì? Kết cấu logic của một phép suy luận? Thế nào là suy luật diễn dịch và suy luận quy nạp?
=> trả lời:

18. Có thể rút ra được các câu kết luận gì từ tiền đề là phán đoán sau? Phân tích cấu trúc logic của phán đoán tiền đề và phán đoán kết luận:
- Hổ là động vật ăn thịt.
- Những nhà chính chị chân chính đều không có tư tưởng phân biệt chủng tộc.
- Một số người Việt Nam là Danh nhân văn hóa thế giới.
- Nếu chúng ta không rèn luyện phương pháp tư duy logic thì chúng ta không thể trở thành nhà khoa học giỏi.
- Những nhà khoa học chân chính không những là những người giỏi chuyên môn mà còn là người có tư cách đạo đức tốt.
=> trả lời:

19. Các loại hình tam đoạn luận? Trình bày các quy tắc chung của tam đoạn luận và các quy tắc riêng cho từng loại hình tam đoạn luận?
=> trả lời:

20. Cho 2 suy luận sau:
a. Mọi nhà quản lý giỏi đều là người có tư duy logic tốt
Anh An là người có tư duy logic tốt.
-------------------------------------------
Vậy anh An là nhà quản lý giỏi.

b. Các luật sư đều nắm vững luật pháp.
Chúng ta không phải là luật sư.
--------------------------------------------
Vậy chúng ta không nắm vững luật pháp.

Hỏi:
- Phân tích cấu trúc logic của suy luận trên?
- Suy luận trên thuộc loại hình nào?
- Suy luân trên đúng hay sai? Vì sao?
=> trả lời:

21. Cho 3 khái niệm sau, hãy xây dựng các tam đoạn luận đúng từ tiền đề là các phán đoán chân thực: Đồng; Kim loại; Chất dẫn điện.
=> trả lời:

22. Cho 2 suy luận sau:
a. “Vì anh ta không phải là người Việt Nam cho nên anh ta không am hiểu lịch sử Việt Nam”.
b. “Mọi số có tổng các chữ số chia hết cho 3 đều chia hết cho 3, vì thế số này chia hết cho 3”.
Hãy khôi phục suy luận trên thành một tam đoạn luận đầy đủ, xác định cấu trúc logic; cho biết suy luận đó đúng hay sai? Tại sao?
=> trả lời:


23. Các công thức suy luận từ tiền đề có phán đoán phức sau đúng hay sai? (Đánh dấu các công thức đúng bằng dấu X)
a → b a → b a → b a → c
_ _
b b b b → c
------- ------- ------- -------
_ _
a a a a → b


a V b a V b a V b a V b
_ _
b a a a
-------- -------- -------- --------
_ _
a b b b
=> trả lời:

25. Chứng minh là gì? Cấu tạo và các quy tắc của một phép chứng minh? Cho ví dụ minh họa.
=> trả lời:
Về Đầu Trang Go down
https://33k13.forumvi.com
 
Một số đề thi môn logic học
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Giáo trình logic học ! ( Tài liệu tham khảo thêm )

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
-‘๑’- Diễn Đàn 33K13 - ĐNO -‘๑’- :: ๑۩۞۩๑ Học Tập ๑۩۞۩๑ :: -‘๑’- Môn học Kỳ 3 -‘๑’- :: -‘๑’- Logic Học -‘๑’--
Chuyển đến