-‘๑’- Diễn Đàn 33K13 - ĐNO -‘๑’-
Sự ra đời bộ luật Hồng Đức và bộ Đại Việt sử ký toàn thư DangyeuSự ra đời bộ luật Hồng Đức và bộ Đại Việt sử ký toàn thư 4c3976f3_4f2b46aa_23Sự ra đời bộ luật Hồng Đức và bộ Đại Việt sử ký toàn thư 4c3976c9_7040c59b_22Sự ra đời bộ luật Hồng Đức và bộ Đại Việt sử ký toàn thư Cute
Chào Bạn ! Diễn đàn khoa Luật 33K13 - ĐNO - Đại Học Kinh Tế - Đà Nẵng rất vui khi các Bạn ghé thăm diễn đàn chúng tôi. Chúc Bạn 1 ngày tốt lành ! Bạn có thể Click " Do not display again " để tắt khung cửa sổ này.
Sự ra đời bộ luật Hồng Đức và bộ Đại Việt sử ký toàn thư Dhkt1010
-‘๑’- Diễn Đàn 33K13 - ĐNO -‘๑’-
Sự ra đời bộ luật Hồng Đức và bộ Đại Việt sử ký toàn thư DangyeuSự ra đời bộ luật Hồng Đức và bộ Đại Việt sử ký toàn thư 4c3976f3_4f2b46aa_23Sự ra đời bộ luật Hồng Đức và bộ Đại Việt sử ký toàn thư 4c3976c9_7040c59b_22Sự ra đời bộ luật Hồng Đức và bộ Đại Việt sử ký toàn thư Cute
Chào Bạn ! Diễn đàn khoa Luật 33K13 - ĐNO - Đại Học Kinh Tế - Đà Nẵng rất vui khi các Bạn ghé thăm diễn đàn chúng tôi. Chúc Bạn 1 ngày tốt lành ! Bạn có thể Click " Do not display again " để tắt khung cửa sổ này.
Sự ra đời bộ luật Hồng Đức và bộ Đại Việt sử ký toàn thư Dhkt1010
-‘๑’- Diễn Đàn 33K13 - ĐNO -‘๑’-
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

-‘๑’- Diễn Đàn 33K13 - ĐNO -‘๑’-

( ^_>^ ) & ( ^_^ ) Www.33K13.Tk ( ^o^ ) & ( ^<_^ )
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
-‘๑’- :: (¯`'•.¸(¯`'•.¸† Không hiểu do vô tình hay hữu tình, vào ngày 20/10/2010, Diễn đàn Luật Học Www.33K13.Tk của lớp Luật 33K13 - Đại Học Kinh Tế - Đà Nẵng được khai sinh, lấy cảm hứng từ bài viết: " Ứng dụng phương pháp giảng dạy tình huống trong đào tạo Luật " của Thạc sỹ: Vũ Thị Thúy - Giảng viên khoa Luật Hình Sự - Trường Đại Học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cùng theo đó là của các chuyên mục trên Diễn đàn triễn khai, với một mục đích làm sao cho việc học Luật, tìm hiểu Pháp Luật, không phải là cái gì quá khó hiểu, cũng không còn những điều Luật khô khan cứng nhắc. " Nhìn pháp luật qua lăng kính cuộc sống ". †¸.•'´¯)¸.•'´¯) :: -‘๑’- -‘๑’- :: (¯`'•.¸(¯`'•.¸† Cũng kể từ đó đến nay, Diễn đàn cũng trải qua nhiều khó khăn, thử thách, ban đầu rất ít truy cập, cuối cùng thì mọi chuyện cũng tốt đẹp, cũng tạo tiền đề cho Diễn đàn phát triễn nhanh hơn trước. †¸.•'´¯)¸.•'´¯) :: -‘๑’- -‘๑’- :: (¯`'•.¸(¯`'•.¸† Nhìn tổng thể thì Diễn đàn có nhiều điều chưa làm được, có nhiều chính sách hạn chế việc đăng ký thành viên, chúng tôi sẽ cố gắng để tạo một sân chơi có ích cho các Bạn có cùng mục đích tìm hiểu và nghiên cứu ngành luật. †¸.•'´¯)¸.•'´¯) :: -‘๑’- -‘๑’- :: (¯`'•.¸(¯`'•.¸† Vài dòng thông tin cho chương trình chào mừng 01 năm ngày sinh nhật Diễn đàn: 20/10/2010 -> 20/10/2011. †¸.•'´¯)¸.•'´¯) :: -‘๑’- -‘๑’- :: (¯`'•.¸(¯`'•.¸† Các Bạn có thể đóng góp ý kiến thêm để góp phần phát triễn Diễn đàn cho cộng đồng Luật Học 33K13 của chúng ta ngày càng phát triển hơn. †¸.•'´¯)¸.•'´¯) :: -‘๑’-

 

 Sự ra đời bộ luật Hồng Đức và bộ Đại Việt sử ký toàn thư

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 1632
Points : 4711
Reputation : 2
Join date : 30/09/2010
Age : 13
Đến từ : Tuy Đức - Đăk Nông

Sự ra đời bộ luật Hồng Đức và bộ Đại Việt sử ký toàn thư Empty
Bài gửiTiêu đề: Sự ra đời bộ luật Hồng Đức và bộ Đại Việt sử ký toàn thư   Sự ra đời bộ luật Hồng Đức và bộ Đại Việt sử ký toàn thư Icon_minitime3/12/2010, 19:35

Sự phát triển cao độ của chế độ phong kiến tập quyền thời Lê sơ còn đề ra yêu cầu xây dựng một bộ pháp luật hoàn chỉnh để cố định những trật tự xã hội có lợi cho giai cấp thống trị, để bảo vệ và bênh vực nền chuyên chính của giai cấp phong kiến. Bộ Quốc triều hình luật (tức Luật Hồng Đức) đã ra đời trong hoàn cảnh lịch sử ấy, nhằm đáp ứng lại những yêu cầu phát triển sang giai đoạn mới của chế độ phong kiến Việt Nam.
Bộ Luật Hồng Đức đã trải qua một quá trình xây dựng lâu dài từ thời Lê Thái Tổ, đến thời Lê Thánh Tông mới hoàn thành.

Ngay sau khi lên ngôi vua, trong năm 1428, Lê Lợi đã cùng với các đại thần bàn định một số luật lệ về kiện tụng và phân chia ruộng đất của thôn xã. Những thứ hình phạt, những lễ ân giảm trong Luật Hồng Đức (49 điều thuộc chương Danh lệ) phần lớn đều được quy định trong thời Lê Thái Tổ. Ba mươi hai điều luật trong chương Điền sản để pháp chế hóa các thể lệ quân điền cũng được quy định chặt chẽ trong những năm Thuận Thiên (1428-1433) và được thực hiện suốt trong thời Lê sơ. Tuy vậy chỉ mới là bước đầu xây dựng, nên luật pháp thời Thái Tổ còn có nhiều thiếu sót nhất là về phương diện tư hữu tài sản. Những thiếu sót ấy sẽ được các triều vua sau bổ sung thêm.

Trong thời Thái Tông (1434-1442), một số nguyên tắc xét xử các vụ kiện cáo và một số điều luật nghiêm cấm nạn hối lộ, hành động giao thiệp với nước ngoài được xây dựng thêm.

Đến năm 1449, Nhân Tông ban hành 14 điều luật khẳng định và bảo vệ quyền tư hữu ruộng đất, quy định nguyên tắc xét xử những hành động xâm phạm đến quyền tư hữu ruộng đất. Theo nhà sử học Phan Huy Chú thì “từ đó về sau các vụ tranh kiện về phân chia tài sản trong dân gian mới có tiêu chuẩn” (Hình luật chí trong Lịch triều hiến chương loại chí).

Sang thời Thánh Tông, triều đình liên tiếp ban bố nhiều điều lệ về kế thừa hương hỏa, về việc bảo vệ tôn ty trật tự và đạo đức phong kiến, về việc trấn áp mọi hành vi chống đối hay làm nguy hại đến địa vị thống trị của giai cấp phong kiến. Sách Hồng Đức thiện chính thư và Thiên Nam dư hạ tập còn ghi chép lại nhiều điều luật ban bố và thi hành trong thời Thánh Tông, theo thứ tự từng năm. Riêng trong Thiên Nam dư hạ tập, còn ghi lại 40 điều luật thi hành trong năm Quang Thuận (1460-1469) và 61 điều trong năm Hồng Đức (1470-1497).

Năm 1483, Thánh Tông sai các triều thần sưu tập tất cả các điều luật, các phép lệnh đó ban bố và thi hành trong các triều vua thời Lê sơ, san định lại, xây dựng thành một bộ pháp điển hoàn chỉnh. Đó là bộ Quốc triều hình luật, mà người ta thường gọi là bộ Luật Hồng Đức, để đề cao vai trò xây dựng của Lê Thánh Tông. Thực ra bộ luật đó không phải do Lê Thánh Tông sáng tạo ra, cũng không phải được xây dựng riêng trong những năm Hồng Đức (1470-1497), mà là sản phẩm của một thời kỳ phát triển cực thịnh của chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam, trong cả thời Lê sơ. Công lao của triều vua Lê Thánh Tông là đã san định các luật lệ của những triều vua trước để hoàn thành bước xây dựng bộ pháp điển ấy.

Bộ Luật Hồng Đức, sau khi được xây dựng đã trở thành pháp luật của thời Lê sơ và của các triều đại sau cho đến thế kỷ XVIII. Các triều đại phong kiến thời Lê Trung hưng (1533-1789) sau này vẫn lấy bộ Luật Hồng Đức làm quy tắc mẫu mực, chỉ sửa đổi, bổ sung thêm một số điều khoản phụ cho thích hợp với hoàn cảnh xã hội đương thời mà thôi.

Bộ Luật Hồng Đức hiện nay còn lại (đã được các triều vua thời Lê Trung hưng bổ sung thêm) gồm 13 chương, 722 điều, chia làm 6 quyển: Quyển 1 có 2 chương: Danh lệ 49 điều và Cấm vệ 47 điều. Quyển 2 có 2 chương: Vi chế 144 điều và Quân lính 23 điều. Quyển 3 có 6 chương: Hộ hôn 60 điều; Điền sản 32 điều; Thủy tăng điền sản 14 điều; Tăng bổ hương hỏa 4 điều; Hựu tăng bổ hương hỏa 9 điều và Gian thông 10 điều. Quyển 4 có 2 chương: Đạo tặc 54 điều và Đấu tụng 50 điều. Quyển 5 có 2 chương: Trá ngụy 38 điều và Tạp luật 92 điều. Quyển 6 có 2 chương: Bổ vong 12 điều và Đoán ngục 65 điều (Quốc triều hình luật – Viện Sử học, Nxb Pháp lý, H. 1991).

Bộ Luật Hồng Đức là một bộ luật điển hình, hoàn thiện nhất trong lịch sử Nhà nước phong kiến Việt Nam. Bộ luật chứa đựng nhiều nội dung tiến bộ, nhân văn sâu sắc, kỹ thuật pháp lý hoàn thiện hơn so với các bộ luật cùng thời, có những điểm tiếp cận gần với kỹ thuật pháp lý hiện đại.

Năm 1479, nhà sử học Ngô Sĩ Liên theo lệnh của Lê Thánh Tông biên soạn xong bộ Đại Việt sử ký toàn thư. Đại Việt sử ký toàn thư là một bộ sử biên niên gồm 15 quyển chia làm 2 phần: phần Ngoại kỷ chép từ họ Hồng Bàng cho đến Nhị thập sứ quân gồm 5 quyển và phần Bản kỷ chép từ Đinh Tiên Hoàng cho đến Lê Thái Tổ lên ngôi (968 - 1428), gồm 10 quyển. Thực ra thì Ngô Sĩ Liên chỉ chép thêm phần từ Hồng Bàng đến nhà Trần, còn từ đó về sau thì dựa trên hai tác phẩm của Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên mà sửa chữa lại theo phương pháp và quan điểm của mình.

Bộ Đại Việt sử ký toàn thư này hiện nay còn nguyên vẹn và là một trong những bộ sử xưa nhất của nước ta còn truyền lại, làm cơ sở cho việc nghiên cứu và biên chép những tác phẩm sử học sau này.
Về Đầu Trang Go down
https://33k13.forumvi.com
 
Sự ra đời bộ luật Hồng Đức và bộ Đại Việt sử ký toàn thư
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» LUẬT SO SÁNH VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG PHÁP LUẬT NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM
» Tổng Hợp Đề thi Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam.
»  Luật Quốc tịch Việt Nam , có hiệu lực từ 1/7/2009.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
-‘๑’- Diễn Đàn 33K13 - ĐNO -‘๑’- :: ๑۩۞۩๑ Học Tập ๑۩۞۩๑ :: -‘๑’- Môn học Kỳ 1 -‘๑’- :: -‘๑’- Lịch Sử Nhà Nước & Pháp Luật Việt Nam -‘๑’--
Chuyển đến