-‘๑’- Diễn Đàn 33K13 - ĐNO -‘๑’-
Ứng dụng phương pháp giảng dạy tình huống trong đào tạo Luật  DangyeuỨng dụng phương pháp giảng dạy tình huống trong đào tạo Luật  4c3976f3_4f2b46aa_23Ứng dụng phương pháp giảng dạy tình huống trong đào tạo Luật  4c3976c9_7040c59b_22Ứng dụng phương pháp giảng dạy tình huống trong đào tạo Luật  Cute
Chào Bạn ! Diễn đàn khoa Luật 33K13 - ĐNO - Đại Học Kinh Tế - Đà Nẵng rất vui khi các Bạn ghé thăm diễn đàn chúng tôi. Chúc Bạn 1 ngày tốt lành ! Bạn có thể Click " Do not display again " để tắt khung cửa sổ này.
Ứng dụng phương pháp giảng dạy tình huống trong đào tạo Luật  Dhkt1010
-‘๑’- Diễn Đàn 33K13 - ĐNO -‘๑’-
Ứng dụng phương pháp giảng dạy tình huống trong đào tạo Luật  DangyeuỨng dụng phương pháp giảng dạy tình huống trong đào tạo Luật  4c3976f3_4f2b46aa_23Ứng dụng phương pháp giảng dạy tình huống trong đào tạo Luật  4c3976c9_7040c59b_22Ứng dụng phương pháp giảng dạy tình huống trong đào tạo Luật  Cute
Chào Bạn ! Diễn đàn khoa Luật 33K13 - ĐNO - Đại Học Kinh Tế - Đà Nẵng rất vui khi các Bạn ghé thăm diễn đàn chúng tôi. Chúc Bạn 1 ngày tốt lành ! Bạn có thể Click " Do not display again " để tắt khung cửa sổ này.
Ứng dụng phương pháp giảng dạy tình huống trong đào tạo Luật  Dhkt1010
-‘๑’- Diễn Đàn 33K13 - ĐNO -‘๑’-
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

-‘๑’- Diễn Đàn 33K13 - ĐNO -‘๑’-

( ^_>^ ) & ( ^_^ ) Www.33K13.Tk ( ^o^ ) & ( ^<_^ )
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
-‘๑’- :: (¯`'•.¸(¯`'•.¸† Không hiểu do vô tình hay hữu tình, vào ngày 20/10/2010, Diễn đàn Luật Học Www.33K13.Tk của lớp Luật 33K13 - Đại Học Kinh Tế - Đà Nẵng được khai sinh, lấy cảm hứng từ bài viết: " Ứng dụng phương pháp giảng dạy tình huống trong đào tạo Luật " của Thạc sỹ: Vũ Thị Thúy - Giảng viên khoa Luật Hình Sự - Trường Đại Học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cùng theo đó là của các chuyên mục trên Diễn đàn triễn khai, với một mục đích làm sao cho việc học Luật, tìm hiểu Pháp Luật, không phải là cái gì quá khó hiểu, cũng không còn những điều Luật khô khan cứng nhắc. " Nhìn pháp luật qua lăng kính cuộc sống ". †¸.•'´¯)¸.•'´¯) :: -‘๑’- -‘๑’- :: (¯`'•.¸(¯`'•.¸† Cũng kể từ đó đến nay, Diễn đàn cũng trải qua nhiều khó khăn, thử thách, ban đầu rất ít truy cập, cuối cùng thì mọi chuyện cũng tốt đẹp, cũng tạo tiền đề cho Diễn đàn phát triễn nhanh hơn trước. †¸.•'´¯)¸.•'´¯) :: -‘๑’- -‘๑’- :: (¯`'•.¸(¯`'•.¸† Nhìn tổng thể thì Diễn đàn có nhiều điều chưa làm được, có nhiều chính sách hạn chế việc đăng ký thành viên, chúng tôi sẽ cố gắng để tạo một sân chơi có ích cho các Bạn có cùng mục đích tìm hiểu và nghiên cứu ngành luật. †¸.•'´¯)¸.•'´¯) :: -‘๑’- -‘๑’- :: (¯`'•.¸(¯`'•.¸† Vài dòng thông tin cho chương trình chào mừng 01 năm ngày sinh nhật Diễn đàn: 20/10/2010 -> 20/10/2011. †¸.•'´¯)¸.•'´¯) :: -‘๑’- -‘๑’- :: (¯`'•.¸(¯`'•.¸† Các Bạn có thể đóng góp ý kiến thêm để góp phần phát triễn Diễn đàn cho cộng đồng Luật Học 33K13 của chúng ta ngày càng phát triển hơn. †¸.•'´¯)¸.•'´¯) :: -‘๑’-

 

 Ứng dụng phương pháp giảng dạy tình huống trong đào tạo Luật

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 1632
Points : 4711
Reputation : 2
Join date : 30/09/2010
Age : 13
Đến từ : Tuy Đức - Đăk Nông

Ứng dụng phương pháp giảng dạy tình huống trong đào tạo Luật  Empty
Bài gửiTiêu đề: Ứng dụng phương pháp giảng dạy tình huống trong đào tạo Luật    Ứng dụng phương pháp giảng dạy tình huống trong đào tạo Luật  Icon_minitime12/10/2011, 14:47

Ths. Vũ Thị Thúy - Giảng viên khoa Luật hình sự, Trường Đại học Luật TP.HCM

1.1.Đặt vấn đề

Ngày nay, trên thế giới tồn tại hai triết lý giáo dục: thứ nhất, giáo dục trang bị cho người học một lượng kiến thức tối đa làm nền tảng vững chắc cho các hoạt động nghề nghiệp sau này. Thứ hai, giáo dục cung cấp cho người học kỹ năng xử lý các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, công việc hơn là cung cấp kiến thức cho người học[1]. Trong khi hầu hết các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đang áp dụng triết lý giáo dục thứ hai thì ở Việt Nam hiện nay, triết lý giáo dục thứ nhất vẫn được áp dụng phổ biến.

Trong thời đại ngày nay, lượng thông tin và tri thức của nhân loại hàng năm tăng theo cấp số nhân. Điều này đòi hỏi con người phải có khả năng thích ứng liên tục và nhanh chóng về cả tri thức và kỹ năng. Vì vậy, nếu trước đây, ưu tiên số một của giáo dục là trang bị kiến thức cho người học, giúp cho người học ghi nhớ được một lượng kiến thức tối đa trong khả năng của họ thì ngày nay các phương tiện lưu trữ thông tin (máy tính, internet…) sẵn sàng cung cấp thông tin một cách nhanh chóng cho con người. Do đó, ưu tiên số một của người học không phải là ghi nhớ tri thức mà là nhanh chóng tiếp cận, vận dụng tri thức mới và sáng tạo ra tri thức mới.

Tình hình đó đòi hỏi giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng phải đổi mới. Nếu như trước đây, giáo dục đại học có thể trang bị cho người học một lượng tri thức để họ có thể sử dụng trong hầu như cả quá trình làm việc của họ thì ngày nay, giáo dục đại học không thể thực hiện được nhiệm vụ đó. Vì vậy, nếu chúng ta chỉ tập trung vào mục tiêu trang bị tri thức cho sinh viên thì thời gian giáo dục đại học dù có tăng lên gấp đôi hoặc gấp ba cũng không thể đảm bảo trang bị đủ tri thức cho sinh viên làm việc suốt đời. Hơn nữa, tri thức nhân loại ngày nay thay đổi nhanh chóng và sớm trở nên lỗi thời. Do đó, nội dung chương trình giảng dạy ở bậc đại học ngày nay cần chú trọng kiến thức nền tảng và kỹ năng tự học, tự nghiên cứu để học viên tiếp tục tự học tập trong tương lai, học suốt đời[2] hơn là chỉ chú trọng việc trang bị tri thức cho người học. Phương pháp dạy và học bằng tình huống phần nào đáp ứng được yêu cầu đó.

Phương pháp dạy và học bằng tình huống lần đầu tiên được phát triển tại đại học MacMaster ở Hamilton, Canada từ đầu thế kỷ 20. Việc sử dụng các tình huống như một phương pháp giảng dạy mới trong khoa học xã hội đã được phát triển bởi nhà xã hội học Barney Glaser và Anselm Strauss vào năm 1967. Tuy nhiên, phương pháp giảng dạy tình huống chỉ được áp dụng phổ biến trong vài thập niên gần đây, nhất là trong lình vực giảng dạy kinh doanh và luật[3].

Hiện nay, trong khoa học giáo dục có nhiều cách định nghĩa khác nhau về tình huống:



  • (1.) Tình huống là những câu chuyện thực tế với những thông điệp nhằm mục đích giáo dục[4].



  • (2.) Tình huống là những thông tin trong đó có chứa đựng mâu thuẫn nhận thức (muốn biết mà chưa biết) không thể giải quyết chỉ bằng sự tái hiện[5].



Có người cho rằng con người bắt đầu tư duy khi có nhu cầu hiểu biết một cái gì đó. Tư duy thường xuất phát từ một vấn đề hay một câu hỏi, từ một sự ngạc nhiên hay một điều trăn trở. Như vậy, tư duy chỉ bắt đầu từ một tình huống có vấn đề - đó là trạng thái tâm lý độc đáo của chủ thể xuất hiện khi chủ thể đó chưa tìm ra hướng giải thích hiện tượng, sự kiện, quá trình trong thực tiễn, khi chủ thể chưa thể đạt đến bằng các cách thức hành động quen thuộc[6].


Khái niệm phương pháp học bằng tình huống (“case tudy method”) đề cập đến sự tương tác giữa hoạt động dạy và học. Việc áp dụng phương pháp dạy học bằng tình huống giúp sinh viên hiểu biết sâu sắc về thế giới thật của cuộc sống và có được kỹ năng phân tích, tổng hợp, ra quyết định trên cơ sở các tình huống có thật đòi hỏi sự phản ứng, tương tác và bình luận của sinh viên[7].

1.2 Những ưu điểm và hạn chế của phương pháp giảng dạy tình huống

Với tư cách là một phương pháp giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung tâm, giảng dạy bằng tình huống có những ưu điểm sau đây:

Thứ nhất, phương pháp giảng dạy tình huống giúp người học dễ hiểu và dễ nhớ các vấn đề lý thuyết phức tạp. Thông qua các tình huống được phân tích, thảo luận, người học có thể tự rút ra những kiến thức lý luận bổ ích và ghi nhớ những kiến thức này một cách dễ dàng trong thời gian dài. Nếu học lý thuyết, người học có thể rơi vào tình trạng “học vẹt”, học thuộc lý thuyết mà không hiểu nên rất mau quên thì phương pháp giảng dạy tình huống giúp người học hiểu được vấn đề một cách sâu sắc gắn liền với quá trình giải quyết tình huống đó.

Thứ hai, phương pháp giảng dạy bằng tình huống giúp người học nâng cao khả năng tư duy độc lập, sáng tạo. Nếu trong phương pháp giảng dạy truyền thống, quá trình tiếp nhận thông tin diễn ra gần như một chiều giữa giảng viên và sinh viên, trong đó giảng viên là người truyền đạt tri thức và sinh viên là người tiếp nhận tri thức đó thì phương pháp giảng dạy tình huống tạo ra một môi trường học tích cực có sự tương tác giữa học viên và giảng viên, giữa các học viên với nhau. Trong đó, học viên được đặt vào trong một hoàn cảnh buộc họ phải ra quyết định để giải quyết tình huống và họ phải dùng hết khả năng tư duy, kiến thức vốn có của mình để lập luận bảo vệ quết định đó. Họ không bị phụ thuộc vào ý kiến và quyết định của giảng viên khi giải quyết một tình huống cụ thể mà có thể đưa ra các phương án giải quyết sáng tạo. Bên cạnh đó, dạy học bằng tình huống còn giúp người học có thể chia sẻ tri thức, kinh nghiệm cho nhau; học được những ý kiến, quan điểm, thông tin từ những bạn học khác làm phong phú hơn vốn tri thức của họ.

Thứ ba, dạy và học bằng tình huống giúp người học có cơ hội để liên kết, vận dụng các kiến thức đã học được. Để giải quyết một tình huống, học viên có thể phải vận dụng đến nhiều kiến thức lý thuyết khác nhau trong cùng một môn học hoặc của nhiều môn học khác nhau. Ví dụ, để giải quyết một tình huống thực tế về vụ một nhóm người chưa thành niên có hành vi dùng dao và gậy cố ý gây thương tích cho người khác, người học phải vận dụng các kiến thức về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, lỗi, đồng phạm, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, xử lý các công cụ, phương tiện phạm tội…

Thứ tư, nghiên cứu tình huống giúp người học có thể phát hiện ra những vấn đề cuộc sống đặt ra nhưng chưa có căn cứ pháp lý hoặc cơ sở lý thuyết để áp dụng giải quyết. Cuộc sống vốn đa dạng và phong phú nên không loại trừ khả năng phát sinh những sự kiện mà nhà làm luật hoặc các nhà nghiên cứu chưa dự liệu được trước đó. Trong tình huống này, khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của người học được vận dụng, phát huy tối đa và không loại trừ khả năng người học sẽ tìm ra được những các lý giải mới.



Thứ năm, phương pháp giảng dạy tình huống giúp cho người học có thể rèn luyện một số kỹ năng cơ bản như kỹ năng làm việc nhóm, tranh luận và thuyết trình.
Đây là những kỹ năng quan trọng giúp cho người học có thể thành công trong tương lai, nhất là đối với sinh viên luật. Học bằng tình huống giúp người học dễ dàng nhận ra những ưu điểm và hạn chế của bản thân khi họ luôn có môi trường thuận lợi để so sánh với các học viên khác trong quá trình giải quyết tình huống. Từ đó họ sẽ có cơ hội học hỏi kỹ năng làm việc nhóm, tranh luận và thuyết trình từ những học viên khác. Phương pháp học bằng tình huống cũng giúp người học phát triển các kỹ năng phát biểu trước đám đông một cách khúc chiết, mạch lạc, dễ hiểu; phân tích vấn đề một cách logic; hiểu biết thực tế sâu rộng, biết vận dụng linh hoạt lý thuyết để giải quyết các tình huống thực tế; biết phản biện, bảo vệ quan điểm cá nhân, đồng thời có khả năng thương lượng và dễ dàng chấp nhận các ý kiến khác biệt, biết lắng ghe và tôn trọng ý kiến của người khác để làm phong phú hơn vốn kiến thức của mình.

Nếu mục tiêu của giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay là dạy kiến thức, kỹ năng và thái độ thì phương pháp giảng dạy tình huống nếu được áp dụng tốt có thể đạt được cả ba mục tiêu này.

Thứ sáu, phương pháp dạy và học bằng tình huống giúp cho sinh viên có khả năng nghiên cứu và học tập suốt đời, tăng cường khả năng tự định hướng trong học tập của sinh viên, phù hợp với nhu cầu và sở thích của cá nhân người học. Thông qua việc phân tích và thảo luận vấn đề, sinh viên học được cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề khác nảy sinh trong tương lai, biết cách tìm kiếm thông tin và trở thành người có thể tự định hướng học tập và nghiên cứu sau khi đã tốt nghiệp.

Thứ bảy, phương pháp dạy học bằng tình huống làm tăng sự hứng thú của phần lớn sinh viên đối với môn học. Trong phương pháp học bằng tình huống, sinh viên là người chủ động tìm kiếm tri thức và quyết định kiến thức nào cần được nghiên cứu và học hỏi. Việc thảo luận nhóm cũng làm tăng hứng thú của sinh viên đối với việc học vì nó kích thích người học tham gia tích cực vào việc tìm hiểu vấn đề cần nghiên cứu, tìm ra giải pháp, tranh luận và lý giải vấn đề khoa học để bảo vệ quan điểm của mình. Sau khi thảo luận, sinh viên vẫn có nhu cầu tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề để trả lời những câu hỏi được đặt ra trong buổi thảo luận.

Cuối cùng, giảng viên, với vai trò là “điều phối viên” trong một lớp học bằng tình huống vừa có thể hướng dẫn, chia sẻ tri trức, kinh nghiệm cho sinh viên, đồng thời họ cũng có thể học hỏi được những kinh nghiệm, thông tin, giải pháp mới từ học viên để làm giàu vốn tri thức và phong phú hơn bài giảng của mình, nhất là từ những học viên đã có qua trình công tác thực tiễn. Qua quá trình hướng dẫn sinh viên nghiên cứu tình huống, giảng viên cũng có thể phát hiện ra những điểm bất hợp lý hoặc sai sót của tình huống và có những điều chỉnh nội dung tình huống sao cho phù hợp.

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, phương pháp dạy và học bằng tình huống còn có một số điểm hạn chế nhất định.

Thứ nhất, luật học là một ngành khoa học xã hội. Khi giảng dạy bằng tình huống, các vấn đề xã hội thường được giải thích theo nhiều quan điểm khác nhau tùy thuộc vào quan điểm, quan niệm sống, vào vốn kiến thức xã hội và pháp lý của người học. Vì vậy, đôi khi cuộc thảo luận về tình huống sẽ không hướng theo con đường và dẫn đến một kết cục như người soạn thảo tình huống mong muốn, nhất là trong những lớp học mà học viên đa dạng về ngành nghề, trình độ và đến từ những vùng miền khác nhau[8] và giảng viên không có kinh nghiệp trong việc điều phối, dẫn dắt cuộc thảo luận.



Thứ hai, phương pháp học bằng tình huống đòi hỏi tinh thần tự học, thái độ làm việc nghiêm túc và khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, năng động.
Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều học viên, sinh viên không quen với phương pháp học bằng tình huống, họ không có kỹ năng làm việc nhóm, thụ động, không hợp tác nên làm giảm hiệu quả của phương pháp giảng dạy bằng tình huống.

Thứ ba, phương pháp dạy và học bằng tình huống tốn nhiều thời gian của người học. Trong phương pháp học truyền thống, trong một khoảng thời gian nhất định, giảng viên có thể cung cấp một lượng kiến thức tương đối hoàn chỉnh, hệ thống, logic cho sinh viên. Cùng lượng kiến thức đó, trong phương pháp học bằng tình huống, sinh viên phải tự mình tìm kiếm và đọc tài liệu, xử lý thông tin nên sẽ tốn thời gian hơn gấp nhiều lần so với phương pháp học truyền thống.

1.3. Nguyên tắc và kỹ năng viết tình huống luật



Khi xây dựng một hệ thống các tình huống để giảng dạy cho một môn học cụ thể, người viết tình huống cần cân nhắc một số vấn đề như: lựa chọn tình huống nào, những chi tiết nào trong tình huống đó được giữ lại, chi tiết nào nên loại bỏ để đạt được mục tiêu của bài giảng. Qua kinh nghiệm giảng dạy môn Luật hình sự và quá trình nghiên cứu và xây dựng các tình huống cho môn Lý luận định tội, chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm về nguyên tắc và kỹ năng viết tình huống luật như sau:

Thứ nhất, nếu tình huống nói chung là một bản miêu tả các vấn đề thực tế thì tình huống luật là một bản tường trình lại một vụ án hoặc vụ việc pháp lý đã xảy ra trên thực tế. Vì vậy chất liệu của các tình huống nên là các vụ việc có thật đã diễn ra trong cuộc sống xã hội. Người viết tình huống không nên tự nghĩ ra các tình huống bởi vì sự “sáng tạo” này rất dễ dẫn đến những mâu thuẫn hoặc đưa ra những chi tiết không hợp lý mà người xây dựng tình huống không thể lường trước được.

Ví dụ: Trong một tình huống đưa ra phục vụ cho việc giảng dạy phần “Xoá án tích”, người viết tình huống nêu “ngày 01/01/2003, Nguyễn Văn Hậu bị Toà án nhân dân Quận 1 tuyên phạt 12 năm tù về tội cướp tài sản theo khoản 3 Điều 133 BLHS. Nếu trong thời gian chấp hành hình phạt bản án nói trên, Hậu không được giảm thời hạn chấp hành hình phạt và không phạm tội mới thì theo quy định của BLHS 11999, khi nào Hậu được xoá án tích?”.

Chúng ta có thể nhận ra sự bất hợp lý trong tình huống nói trên liên quan đến một số chi tiết về ngày làm việc của cơ quan nhà nước và thẩm quyền xét xử của toà án (ngày 01/01/2003 là ngày Tết dương lịch nên Tòa án không thể xét xử vào ngày đó; theo quy định của BLTTHS, khoản 3 Điều 133 BLHS thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh).

Tuy nhiên, trên cơ sở một vụ án có thật diễn ra trong cuộc sống, người viết tình huống có thể sửa lại, “gọt rũa” lại những chi tiết trong tình huống này để phù hợp với ý đồ của người dạy và bài giảng có thể đạt được hiệu quả cao nhất.

Khi biên tập lại những dữ liệu này, đòi hỏi người viết tình huống phải là người có kinh nghiệm, nắm vững kiến thức lý luận, hiểu biết thực tế và xác định rõ mục đích, yêu cầu của tình huống để các thông tin được thêm, bớt nhưng vẫn phản ánh chân thực cuộc sống.

Thứ hai, người xây dựng tình huống cần lưu ý tới tính chất thực tế của của vụ án để làm cho người tiếp nhận các sự kiện trong tình huống đó có cảm giác họ đang nghiên cứu một vụ án có thật. Khi xây dựng tình huống luật, chúng ta không chỉ nêu chi tiết, cụ thể các sự kiện diễn ra trong vụ án mà cần đưa ra những thông tin xác thực về thời gian phạm tội, địa điểm vụ án diễn ra cũng như tên bị can, bị cáo, người bị hại…

Người viết tình huống cần tránh đưa ra những thông tin mang tính chất giả định như: “Anh A trộm cắp tài sản của B ở tỉnh X vào đầu năm 2009”, mà cần cụ thể hoá thông tin như: “Khoảng 3 giờ sáng ngày 03/01/2009, Nguyễn Văn Hạnh lẻn vào nhà anh Mai Văn Lâm ở số nhà 123/15, đường Bùi Đình Túy, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh trộm cắp xe gắn máy….”. Việc đưa ra thông tin “thật” này tạo cho người học tâm lý như họ đang nghiên cứu về một vụ án có thật, với những ngươi thật, việc thật và họ được đặt vào trong hoàn cảnh giống như đang được giao một trọng trách với một vai trò cụ thể như thẩm phán, luật sư hay kiểm sát viên trong việc giải quyết vụ án đó. Khi đó họ sẽ cảm thấy hứng thú và có trách nhiệm với những quyết định, lập luận và giải thích của họ trong quá trình nghiên cứu tình huống.

Thứ ba, tình huống đưa ra là một bản báo cáo tóm tắt hoặc một bộ hồ sơ tường trình lại những sự kiện của một vụ án cụ thể được sắp xếp theo một trật tự logic nhất định.

Những thông tin đưa ra trong tình huống không bao gồm các phân tích, kết luận mang tính định hướng cho người học. Khi chúng ta đưa ra những kết luận mang tính gợi ý, nó sẽ hạn chế khả năng tư duy sáng tạo của người học, khiến người học thường chỉ suy nghĩ và lựa chọn một trong số các phương án mà tình huống đưa ra. Trong khi nếu để họ suy nghĩ độc lập, có thể họ sẽ đưa ra nhiều phương án giải quyết độc đáo và hay hơn những gợi ý mà người viết tình huống có thể nghĩ ra.

Người viết tình huống có thể hỗ trợ cho người học những kiến thức cần thiết để giải quyết tình huống thông qua việc cung cấp cho người học những tài liệu liên quan trực tiếp đến việc tìm ra lời giải tình huống đó, kể cả việc giải đáp một số câu hỏi của học viên khi cần.

Thứ tư, một tình huống có thể phục vụ để giảng dạy cho một môn học, một bài học hoặc một phần nội dung của bài học.

Khi xây dựng tình huống, người viết tình huống cần xác định rõ mục tiêu của việc nghiên cứu tình huống đó để lựa chọn một lượng thông tin vừa đủ cung cấp cho người học. Người viết tình huống cần đặt những câu hỏi như: Tình huống này được sử dụng để giảng dạy bài nào? Mục tiêu của việc nghiên cứu tình huống này là gì? Thông qua việc nghiên cứu tình huống này, sinh viên có thể học được kiến thức lý thuyết gì? Những kỹ năng nào sinh viên có thể đạt được khi nghiên cứu tình huống đó?...

Những thông tin đưa ra trong tình huống chỉ cần ở mức độ vừa và đủ để giúp học viên có thể đạt được mục tiêu của bài học. Nếu lượng thông tin đưa ra quá nhiều, có sự kết hợp nhiều nội dung trong một tình huống sẽ gây ra sự nhàm chán, mất thời gian và có thể vấn đề không được giải quyết triệt để, sẽ phá vỡ kết cấu bài giảng. Ví dụ, khi đưa ra một tình huống giúp sinh viên nghiên cứu bài “Quyết định hình phạt”, người viết tình huống đưa ra các tình tiết rắc rối khiến sinh viên tranh luận sôi nổi về vấn đề người thực hiện hành vi trong tình huống đó có lỗi hay không? Đó là lỗi gì? Người đó có phạm tội không?... trên cơ sở đó mới có căn cứ để quyết định hình phạt.

Sự tranh luận sa đà vào những vấn đề nêu trên sẽ làm cho sinh viên không hiểu được nhiệm vụ của họ là đang nghiên cứu bài “Quyết định hình phạt” và hệ quả là sinh viên sẽ không nắm được những kiến thức lý thuyết cũng như các kỹ năng của bài “Quyết định hình phạt”. Ngược lại, nếu tình huống quá đơn giản, những thông tin mà tình huống cung cấp không đủ để giải quyết vấn đề sẽ làm cho người học cảm giác như bị đánh đố và họ không có đủ dữ liệu để giải quyết tình huống này. Khi đó, mục tiêu của bài học sẽ không đạt được.

Thứ năm, người viết tình huống cần có sự hiểu biết sâu sắc về người học để xây dựng tình huống phù hợp với khả năng của học viên.

Tình huống quá khó sẽ làm cho học viên cảm thấy công việc quá sức và cảm giác tự ti sẽ làm cho người học không còn hứng thú với môn học. Ngược lại, tình huống quá dễ sẽ làm học viên thấy môn học tẻ nhạt, buồn chán, không hữu ích. Vấn đề khó khăn của người viết tình huống là cần hiểu rõ năng lực của học viên, đặt mình vào địa vị của người học để xây dựng những tình huống ở mức độ từ dễ đến khó trong khả năng của phần lớn học viên để họ có thể thực hiện nhiệm vụ của mình được đặt ra trong tình huống và họ thấy hứng thú với môn học.

1.4. Nguồn thông tin dữ liệu giúp xây dựng ngân hàng tình huống

Để đảm bảo độ chân thực của tình huống, chúng ta không nên tự sáng tạo ra các tình huống mà cần lấy “chất liệu” từ cuộc sống. Vì vậy, tìm kiếm nguồn thông tin có vai trò quan trọng giúp chúng ta có thể xây dựng được tình huống tốt. Thông tin dữ liệu xây dựng ngân hàng tình huống có thể khai thác từ các nguồn sau:

- Từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Các bản án và quyết định của Toà án hoặc hồ sơ giải quyết vụ việc của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là nguồn thông tin quan trọng giúp chúng ta xây dựng ngân hàng tình huống. Ưu điểm của nguồn thông tin này là chúng ta có một bộ hồ sơ hoàn chỉnh về quá trình giải quyết vụ việc từ khi bắt đầu đến khi kết thúc.

Vì vậy, người viết tình huống có nguồn dữ liệu dồi dào và khả năng lựa chọn rộng. Họ có thể khai thác nhiều vấn đề trong cùng một hồ sơ vụ án để phục vụ cho nhiều nội dung giảng dạy khác nhau trong chương trình. Khi chúng ta xây dựng tình huống để giảng dạy cho một môn học hoặc một bài học, chúng ta nên lấy dữ liệu từ một hồ sơ vụ án hoàn chỉnh; khi xây dựng tình huống cho một bài học hoặc một nội dung trong bài học, chúng ta có thể chọn lọc một phần dữ liệu trong hồ sơ đó phù hợp với mục đích và yêu cầu của bài giảng. Nguồn dữ liệu từ các cơ quan nhà nước phản ánh một cách chân thực và sống động nhất thực tế xã hội.

Thông qua hồ sơ vụ án, người viết tình huống còn có thể biết được quan điểm của cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết vụ việc đó và phát hiện độ “vênh” giữa lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, có một điểm hạn chế đáng kể trong việc khai thác nguồn dữ liệu từ các cơ quan có thẩm quyền là chúng ta khó tiếp cận thông tin.

Khó khăn này xuất phát từ việc các cơ quan nhà nước thường không muốn cung cấp thông tin cho người nghiên cứu hoặc có thể một phần các dữ liệu từ các hồ sơ vụ việc đó là những thông tin thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác nên chúng ta không thể tiếp cận và sử dụng làm tình huống để giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

- Từ hoạt động thực tiễn của giảng viên

Ngoài nhiệm vụ chính là giảng dạy tại các trường đại học, ngày nay có rất nhiều giảng viên là cộng tác viên, tư vấn cho các doanh nghiệp, văn phòng luật sư, công ty luật hoặc hội thẩm nhân dân tại các tòa án. Trong quá trình hoạt động thực tiễn này, giảng viên sẽ có một vốn tri thức và kinh nghiệm phong phú về lĩnh vực giảng dạy của mình và đây sẽ trở thành một nguồn thông tin quan trọng cho họ khi xây dựng các tình huống phục vụ cho hoạt động giảng dạy. Những kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn này có ưu điểm là được rút ra từ chính những vụ việc mà họ phải giải quyết nên người viết tình huống không những có nguồn thông tin khá đầy đủ mà họ còn có sự hiểu biết sâu sắc về vụ việc.

- Từ người học

Người viết tình huống có thể khai thác nguồn thông tin phong phú từ học viên thông qua các đề tài tiểu luận cuối khoá, khoá luận tốt nghiệp cử nhân hoặc luận văn, luận án thạc sỹ, tiến sỹ. Đây là những nguồn thông tin đã được người học chọn lọc từ quá trình thực tập, công tác tại các cơ quan chuyên môn theo một chủ đề nhất định. Vì vậy, khi khai thác nguồn thông tin này, người viết tình huống sẽ thuận lợi và tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức. Tuy nhiên, nguồn thông tin này có điểm hạn chế là dữ liệu đã được học viên “xử lý” nên đôi khi không đủ để người viết tình huống sử dụng hoặc học viên không có kinh nghiệm khi xử lý thông tin nên làm giảm giá trị của tình huống.

- Từ báo chí

Báo chí cung cấp một nguồn thông tin phong phú và đa dạng cho người viết tình huống. Thông thường, những vụ việc được nêu lên trên báo chí đều là những tình huống “có vấn đề” do cuộc sống đặt ra. Điều quan trọng là người viết tình huống cần nhìn thấy được “vấn đề” pháp lý được nêu ra trong một số vụ việc bị báo chí đưa tin và khai thác nội dung thông tin một cách hiệu quả. Người nghiên cứu tình huống luật có thể khai thác thông tin từ các tờ báo như Tuổi Trẻ, Thanh Niên; các trang web như http://www.dantri.com.vn, http://www.vnexpress.net hoặc các tạp chí chuyên ngành như tạp chí Tòa án, Luật học, Khoa học Pháp lý, Nhà nước và Pháp luật… Tuy nhiên, những thông tin từ báo chí thường được tóm tắt ngắn gọn hoặc được nhìn nhận qua “lăng kính” chủ quan của người viết nên gây một số khó khăn nhất định cho người khai thác tình huống. Vì vậy, người viết tình huống cần có những chỉnh sửa hợp lý để phù hợp với nội dung và yêu cầu của bài giảng.

Có ý kiến cho rằng giảng viên có thể sử dụng các tình huống có sẵn từ các tài liệu nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Các tình huống này được chuẩn bị hết sức chuyên nghiệp bởi các chuyên gia. Tuy nhiên, đôi khi các dữ kiện trong tình huống này rất xa lạ với môi trường kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam, khi các tiền đề về thị trường, doanh nghiệp và khách hàng còn rất khác biệt. Quan trọng hơn cả là các tình huống này không phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam. Vì vậy, chúng ta có thể nghiên cứu các tình huống của nước ngoài để học hỏi cách thức xây dựng tình huống mà không nên lấy nguyên mẫu tình huống của nước ngoài để giảng dạy luật ở Việt Nam

Nguồn thông tin là yếu tố rất quan trọng để xây dựng một tình huống tốt. Những thông tin này có thể được so sánh với nguyên liệu của quá trình sản xuất. Người viết tình huống không thể ngồi nghĩ ra các tình huống mà không xuất phát từ cuộc sống. Vì vậy, việc lựa chọn nguồn thông tin để khai thác tình huống sẽ giúp người viết tình huống tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức, đồng thời có những tình huống hay, sinh động và đạt được các mục đích, yêu cầu của bài giảng.

1.5. Tổ chức giảng dạy bằng tình huống

Một trong những nhân tố quan trọng đóng góp vào sự thành công trong phương pháp giảng dạy tình huống là hoạt động tổ chức giảng dạy. Khác với phương pháp thuyết giảng, giảng viên là người diễn thuyết đóng vai trò là diễn viên và sinh viên đóng vai trò là các khán giả thì trong phương pháp giảng dạy tình huống, giảng viên đóng vai trò như một người quản trò, một người tổ chức hoạt động giảng dạy.

Vì vậy, nếu trong một lớp thuyết giảng, có thể một giảng viên giảng dạy đồng thời cho hàng trăm sinh viên thì trong lớp học bằng phương pháp tình huống, giảng viên chỉ có thể kiểm soát và tổ chức hoạt động giảng dạy cho một số lượng sinh viên hạn chế. Hơn nữa, nếu trong phương pháp thuyết giảng, giảng viên gần như đóng vai trò là người độc thoại nên sự giao tiếp, tương tác giữa người dạy và người học không nhiều thì trong phương pháp giảng dạy tình huống, sự trao đổi giữa người dạy và người học diễn ra thường xuyên.

Vì vậy, người dạy cần phải tạo ra được sự cởi mở trong môi trường học tập ngay từ đầu giữa học viên và giảng viên. Ngay từ đầu khoá học, giảng viên nên dành thời gian để làm quen với học viên, đồng thời trao đổi về cách thức làm việc trong toàn khóa học.

Khi điều phối lớp học, giảng viên phải là người nắm vững kiến thức lý luận và có nhiều kinh nghiệm thực tế để vừa có khả năng khái quát vấn đề chính của bài, vừa có thể mở rộng nội dung thảo luận và dẫn dắt buổi thảo luận tình huống đi vào những nội dung cốt yếu. “Khi nội dung có khả năng vượt ra ngoài tầm kiểm soát, giảng viên cần phải sử dụng những câu hỏi hướng người học quay trở lại nội dung. Đôi khi, mẫu thuẫn tình huống có thể dẫn tới xung đột cá nhân, lúc này giảng viên phải đóng vai trò là người hoà giải ”[9].

Mặc dù nội dung của tình huống đã được chuẩn bị trước, nhưng trong quá trình giảng dạy bằng tình huống, giảng viên viên cần chú ý xác định lại đối tượng tiếp nhận tình huống có khả năng để hoàn thành việc phân vai trong khoảng thời gian định sẵn hay không. Nếu tình huống quá dễ, tùy từng trường hợp, người dạy có thể thêm thông tin hoặc rút ngắn thời gian thảo luận. Ngược lại, nếu tình huống quá khó, người dạy cũng cần có những điều chỉnh cần thiết kịp thời như kéo dài thời gian thảo luận, thêm hoặc bớt thông tin.

Trong quá trình giảng dạy bằng tình huống, khi người học chưa quen với phương pháp học này hoặc đối với những tình huống khó, người dạy có thể mời các thành viên tích cực hoặc những người xung phong trình bày quan điểm của họ hoặc cho nhóm về cách giải quyết tình huống được thảo luận và luận giải các cơ sở của việc đưa ra quyết định đó. Khi tất cả đã quen với việc xử lý tình huống, giảng viên có thể tạo ra cơ hội công bằng cho tất cả các học viên thông qua việc bốc thăm ngẫu nhiên để họ trình bày về quan điểm của mình.

Có nhiều cách thức để vận dụng các tình huống vào hoạt động giảng dạy. Các tình huống đơn giản, chúng ta có thể dùng làm các ví dụ minh họa và mở rộng vấn đề cho từng đề mục lý thuyết. Một số tình huống tương đối phức tạp hơn, giảng viên có thể sử dụng để giảng dạy xuyên suốt cả một môn học. Mỗi buổi học đều dùng tình huống này nhưng triển khai ở các bước khác nhau, khai thác các nội dung khác nhau trong cùng tình huống đó. Đây là cách giảng viên cung cấp tính liên kết các nội dung cho người học. Những tình huống phức tạp, có thể giao cho nhóm sinh viên giải quyết trong một học kỳ. Các tình huống lớn có tính chất liên môn học - điều này hiện nay một trường ở Mỹ đã làm, chúng ta có thể làm dưới hình thức một môn học tổng hợp chỉ dạy bằng tình huống hoặc thay hẳn cách làm hiện nay đối với thực tập tốt nghiệp[10].

* Những thách thức đặt ra cho người học và người dạy khi tổ chức giảng dạy bằng tình huống

Những điểm tích cực của phương pháp mới là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, có một số thách thức đặt ra cho cả người dạy và người học trong quá trình ứng dụng phương pháp giảng dạy tình huống và những khó khăn này nếu không được khắc phục sẽ làm giảm hiệu quả của phương pháp giảng dạy tình huống.

- Những thách thức đối với giảng viên

Phương pháp giảng dạy bằng tình huống đòi hỏi giảng viên phải là người tích cực, luôn đổi mới, cập nhật thông tin, kiến thức và kỹ năng mới. Trong xã hội hiện đại, các điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội và đặc biệt là pháp luật thay đổi một cách nhanh chóng nên “tuổi thọ” của một tình huống rất ngắn. Có khi giảng viên mới xây dựng xong một tình huống, giảng dạy trong một học kỳ thì một văn bản pháp luật mới ra đời làm thay đổi hoàn toàn tính chất pháp lý của tình huống đó (như có tội trở thành vô tội).

Thực tế này làm tăng đáng kể khối lượng công việc của giảng viên. Để có được một tình huống tốt, đạt được mục đích của bài giảng, sát với thực tế cuộc sống và phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, giảng viên phải đầu tư nhiều thời gian, công sức, trí tuệ để cập nhật các quy định mới của pháp luật, thu thập, xử lý thông tin và xây dựng tình huống mới. Để làm được những công việc đó, trên hết, giảng viên phải là người có tâm huyết với nghề.

Có ý kiến cho rằng giảng dạy bằng tình huống là cách để thầy “nghỉ ngơi” vì trong khi người học phải làm việc, người dạy không có việc gì để làm. Đây là một ý kiến sai lầm vì phương pháp giảng dạy bằng tình huống đòi hỏi những kỹ năng phức tạp hơn trong giảng dạy, như cách tổ chức lớp học, bố trí thời lượng, đặt câu hỏi, tổ chức và khuyến khích học viên thảo luận, dẫn dắt mạch thảo luận, nhận xét, phản biện… Đây thật sự là những thách thức lớn đối với giảng viên trong quá trình ứng dụng phương pháp này[11].

- Những thách thức đối với học viên

Phương pháp học bằng tình huống đòi hỏi học viên phải là người năng động, có tinh thần ham học hỏi, học tập nghiêm túc và khả năng tư duy độc lập, sáng tạo. Phương pháp dạy và học bằng tình huống chỉ đạt được hiệu quả khi có sự hợp tác chủ động, tích cực và sự hăng say học tập của học viên, học viên phải là người biết quản lý tốt thời gian học tập của mình và biết phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Những học viên đã quen với phương pháp học thụ động (thầy giảng, trò nghe), không có tư duy độc lập và không quen phản biện quan điểm của thầy có thể khó thích ứng với phương pháp dạy và học bằng tình huống.

- Một số thách thức thuộc điều kiện khách quan

Thứ nhất, môi trường học tập, điều kiện vật chất, bao gồm các yếu tố về trang thiết bị dạy và học (như kiểu bàn ghế linh động, projector, overhead, cách thức bố trí bàn ghế trong lớp học…), âm thanh, ánh sáng, qui mô lớp học, thư viện, phòng tự học… có vai trò quan trọng đóng góp vào hiệu quả của phương pháp dạy và học bằng tình huống. Đối với những lớp học có quy mô quá lớn (trên 60 đến hàng trăm sinh viên), giáo viên không thể tổ chức giảng dạy bằng tình huống.

Vì trong phương pháp giảng dạy tình huống, người thầy phải có sự quan tâm sâu sát, hướng dẫn và trợ giúp kịp thời đối với các hoạt động học tập của từng học viên. Hơn nữa, để buổi thảo luận có chất lượng học viên phải tự trang bị các kiến thức lý thuyết và thông tin liên quan trước khi lên lớp.

Điều này đòi hỏi họ phải có thời gian nghiên cứu và được trang bị các phương tiện học tập như thư viện, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, báo, tạp chí, internet... Tuy nhiên, hiện nay sinh viên vẫn phải học quá nhiều môn học trong một học kỳ nên không có đủ thời gian cần thiết cho việc tự nghiên cứu; sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cũng hết sức thiếu thốn. Cách bố trí không gian trong phòng học với kiểu bàn ghế cố định, phòng học chật chội như hiện nay cũng là điểm hạn chế cho phương pháp dạy học bằng tình huống.



Thứ hai, để có thông tin phục vụ việc xây dựng tình huống, giảng viên phải tận dụng mọi khả năng khai thác từ nguồn khác nhau, đôi khi phải dựa trên các mối quan hệ cá nhân.
Tuy nhiên không phải giảng viên nào cũng có các mối quan hệ tốt với cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc các cơ quan, tổ chức khác. Hơn nữa, các cơ quan này thường không muốn cung cấp thông tin cho các giảng viên để bị phân tích, đánh giá, bình luận.

Thứ ba, cần có sự động viên, khích lệ về tinh thần và chính sách đãi ngộ về vật chất tốt đối với các giảng viên giảng dạy bằng tình huống. Bởi vì đầu tư của giảng viên cho phương pháp giảng dạy bằng tình huống rất lớn. Nếu cơ quan quản lý giáo dục không có sự đãi ngộ thích đáng, giảng viên sẽ không “mặn mà” với phương pháp giảng dạy hao tốn thời gian, trí tuệ và công sức này và sẽ quay về phương pháp diễn giải truyền thống.

Cuối cùng, đây là một phương pháp dạy và học khoa học nhưng đang được ứng dụng chủ yếu theo kinh nghiệm của từng giảng viên. Mặc dù chúng ta thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm về đổi mới phương pháp dạy và học nhưng chưa có một khóa huấn luyện nâng cao về phương pháp giảng dạy bằng tình huống cho giảng viên.

1.6. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo phương pháp học bằng tình huống

Nếu trong phương pháp học truyền thống, việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên chủ yếu nhằm kiểm tra kiến thức mà sinh viên nhận được từ giảng viên, thì trong phương pháp học bằng tình huống, việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên nhằm kiểm tra cả kiến thức và kỹ năng của sinh viên. Vì vậy, việc đánh giá của phương pháp dạy học bằng tình huống cần phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đào tạo của môn học cũng như của phương pháp giảng dạy học bằng tình huống.

Một trong những mục đích của phương pháp giảng dạy tình huống là phát triển khả năng tự học của sinh viên. Khi học bằng tình huống, sinh viên phải tự nghiên cứu, tìm kiếm, khảo sát và đọc nhiều tài liệu khác nhau. Vì vậy, việc đánh giá sinh viên không chỉ giới hạn trong vài câu hỏi liên quan đến nội dung của một cuốn sách cụ thể mà cần bao trùm lên tất cả các kiến thức mà sinh viên đã học được để không hạn chế phạm vi học tập và nghiên cứu của sinh viên.

Trong phương pháp học bằng tình huống, các kiến thức lý thuyết được đòi hỏi ứng dụng vào việc giải quyết các vụ việc thực tế, kiến thức của các môn học có sự liên kết với nhau. Vì vậy, đánh giá kết quả học tập của sinh viên cần thể hiện được mối liên hệ giữa lý thuyết và thực hành cũng như mối liên kết giữa kiến thức của các môn học khác nhau.

[1] Ngô Tứ Thành, “Giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy ở các trường Đại học ICT hiện nay”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học xã hộ và nhân văn 24 (2008), tr. 237-242.

[2] Ngô Tứ Thành, “Giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy ở các trường Đại học ICT hiện nay”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học xã hội và nhân văn 24 (2008), tr. 237-242.

[3] http://en.wikipedia.org/wiki/Case_study#Case_selection

[4] Clyde Freeman Herreid , “What is a case?, http://ublib.buffalo.edu/libraries/proj ... hatis.html

[5] PGS. TS. Lê Phước Lộc, “Dạy học tình huống và vận dụng trong dạy học thiên văn”, Kỷ yếu Hội nghị Cải tiến Phương pháp dạy học Đại học, Khoa Sư phạm Đại học Cần Thơ, năm 2000, tr. 29-35.

[6] PGS. TS. Lê Phước Lộc, “Dạy học tình huống và vận dụng trong dạy học thiên văn”, Kỷ yếu Hội nghị Cải tiến Phương pháp dạy học Đại học, Khoa Sư phạm Đại học Cần Thơ, năm 2000, tr. 29-35.

[7] “Case study method and definitions”, http://www2.hec.ca/en/casecentre/case/method.html

[8] Nguyễn Hoài Bảo, “Phương pháp dạy và học bằng tình huống”.

[9] Nguyễn Quang Vinh, “Đào tạo theo Phương pháp nghiên cứu tình huống”, http://www.baovietnhantho.com.vn/newsde ... 3&catId=33〈=VN

[10] Ths.Vũ Thế Dũng, Khoa quản lý công nghiệp, Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, “Phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy”, http://diendan.edu.net.vn/forums/thread/8809.aspx

[11] Ths. Vũ Thế Dũng, Khoa quản lý công nghiệp, Đại học Bách Khoa TP. Hồ Chí Minh, “Phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy”, http://diendan.edu.net.vn/forums/thread/8809.aspx.

Nguồn: http://www.hcmulaw.edu.vn/
Về Đầu Trang Go down
https://33k13.forumvi.com
 
Ứng dụng phương pháp giảng dạy tình huống trong đào tạo Luật
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Ứng dụng của luật so sánh trong xây dựng luật sở hữu trí tuệ năm 2005
» Phương pháp học Luật của sinh viên Luật ?
» THÔNG TƯ Số: 02 /2010/TT-BTC : hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/208

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
-‘๑’- Diễn Đàn 33K13 - ĐNO -‘๑’- :: (¯`'•.¸(¯`'•.¸† Tổng Quát †¸.•'´¯)¸.•'´¯) :: -‘๑’- Sự kiện chung -‘๑’--
Chuyển đến